Thứ năm, 03/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Sự chuyển giao đầy khác biệt ở Phúc Khang

Huyền Trân
- 07:00, 07/02/2021

(DNTO) - Buổi phỏng vấn CEO Lưu Thị Thanh Mẫu - Tập đoàn Phúc Khang diễn ra vào giờ ăn trưa muộn và khá bất ngờ khi có sự xuất hiện của cậu con trai út. Câu chuyện vì thế chuyển qua một đề tài thú vị: Chuyển giao thế hệ!

Giá trị được gieo trồng và nuôi dưỡng

Sinh ra ở làng quê Bắc bộ, hình ảnh những bụi tre làng, gốc chuối, ao sen, gốc đa, bến đò… đã trở nên vô cùng thân quen và khắc sâu trong tâm khảm của chị Thanh Mẫu. 12 tuổi, chị theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Đô thị náo động, chật chội phần nào khiến Thanh Mẫu nhớ nhiều hơn đến không gian xanh, thoáng đãng, tươi mát ở làng quê thôi thúc trong chị niềm khát khao lớn lên sẽ có được cuộc sống đầy đủ cơm ăn, áo mặc, chan hòa trong khoảng cây xanh, gió mát.

Ba của chị Mẫu - một nghệ nhân làm cây kiểng cũng hàng ngày gieo vào chị tư duy xanh: qua bàn tay chăm sóc, uốn nắn, sáng tạo của con người, cây cối sẽ trở nên tươi tốt, đẹp đẽ.

Hai “tiền đề” này đã mặc nhiên thẩm thấu vào con người chị và trở thành một DNA đặc trưng của CEO Thanh Mẫu sau này.

CEO Lưu Thị Thanh Mẫu - Tập đoàn Phúc Khang. Ảnh: Minh Hòa

CEO Lưu Thị Thanh Mẫu - Tập đoàn Phúc Khang. Ảnh: Minh Hòa

Những năm tháng đi học, đi làm công tác xã hội, đi tham gia Mùa hè xanh…, chị Mẫu luôn ý thức cần có môi trường xanh, đẹp cho mọi người dân, cho cộng đồng. Ý thức đó càng rõ nét hơn khi chị tham gia vào lĩnh vực bất động sản, để cuối cùng chị nhận ra, bất cứ khi mình làm việc gì, nếu mình đeo đuổi, kiên trì và hành động đủ thì mọi con đường đều dẫn đến giá trị nhân văn, giá trị xanh cho cộng đồng. Đây chính là triết lý để CEO Lưu Thị Thanh Mẫu chọn lựa “sống xanh” thành giá trị cốt lõi cho tất cả những công trình mà Phúc Khang của vợ chồng chị sau này kiến tạo.

Chuyển giao là trao giá trị chứ không phải là tài sản

Nói chuyện “chuyển giao” với các CEO không phải là điều dễ dàng, nhất là khi các CEO chưa già và chưa sẵn sàng. Nhưng nói chuyện với CEO Thanh Mẫu thì khác. Tất cả những gì tôi hình dung một CEO muốn chuyển giao đều… trật! Chị không có khái niệm chuyển giao cho thế hệ tiếp nối bất cứ thứ gì gắn liền với tài sản, mà điều chị muốn chuyển giao đó là giá trị. Giá trị truyền thống và giá trị xanh là hai điều quan trọng nhất mà chị và chồng - Chủ tịch HĐQT Phúc Khang đều thống nhất trao lại cho con cái hay các thế hệ tiếp nối của Phúc Khang.

“Ngày tôi còn bé, ba đã dạy tôi về tình yêu quê hương, về cái hay cái đẹp, lòng yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên thì sau này tôi cũng mong con tôi sẽ nhận được những giá trị này và tiếp thu nhiều giá trị khác nữa”, chị Thanh Mẫu bày tỏ.

Chị không quan niệm làm giàu, kiếm tiền để sau này trao lại tất cả tài sản cho con cái mà cốt lõi sự chuyển giao nếu xảy ra, đó là khi sợi dây thân thiết giữa cha mẹ và con cái được thiết lập bền chặt. Khi đó, cha mẹ chỉ cần trao cho con cái những giá trị tốt nhất là đã thành công.

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu và con trai. Ảnh: Minh Hòa

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu và con trai. Ảnh: Minh Hòa

Cảm nhận sự thích thú của con cái với những công trình mà Phúc Khang đã và đang làm, chị hiểu rằng, sự chuyển giao giá trị cốt lõi cho con đã phần nào thành công theo một cách rất tự nhiên. Về Làng Sen Việt Nam, tự tay bọn trẻ có thể ngắt những cánh sen để làm trà, thả chân vắt vẻo ở ao cá, ngước mặt nhìn mây trắng trời xanh, hít thở khí tươi, gió trời và cảm nhận như đang ở làng quê Việt Nam. Cậu con trai lớn 14 tuổi tham gia các khóa học ngắn hạn ở Singapore cũng nhận ra ba mẹ mình đã làm ra được rất nhiều công trình xanh chẳng thua kém gì của nước ngoài và cảm thấy yêu thích lẫn tự hào về các giá trị xanh mà ba mẹ cậu đeo đuổi.

Việc một Chủ tịch tập đoàn, Giám đốc công ty dày công tạo ra những giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa công ty, xây dựng một đội ngũ… với cùng tầm nhìn, cùng mục tiêu, cùng giá trị chính là đã tạo ra một “bộ gien” cho công ty. Khi đó những người được trao trọng trách sẽ là những người thừa hưởng, phát huy làm cho “mã gien” này tiếp tục được nhân rộng. Triết lý này giúp công ty không bị động, không còn âu lo không có người kế thừa.

Muốn vậy phải...chuẩn bị

“Ở Phúc Khang, chúng tôi có 2 phương châm chính: “Tự diệt để tái sinh” và “Thực hành tạo xuất sắc”. Covid-19 đã cho mỗi người nhận thức ra chúng ta đang xâm hại đến thiên nhiên và phải học hỏi cách sống chung với thiên nhiên một cách thân thiện, hài hòa. Covid-19 cũng cho Phúc Khang cơ hội để tự nhìn lại, tái cấu trúc, tiếp tục đeo đuổi giá trị phát triển bền vững và làm tốt hơn hôm qua”, vị CEO chia sẻ.

Phúc Khang đã xác định giá trị truyền thống, giá trị xanh ngay từ khi ra đời năm 2009 và tiếp tục làm tốt hơn mỗi ngày.

Vị CEO của Phúc Khang không hô hào suông. Chị chỉ ra những việc nhỏ ở công ty như sử dụng ống hút giấy, ly uống nước thủy tinh, mở máy lạnh, sử dụng điện nước… đều có liên quan đến ý thức về sống xanh, công trình xanh, phong cách sống xanh. Từ những việc nhỏ nhân rộng thành nhiều việc lớn. Rồi ở các công trình mới, người của Phúc Khang đi đâu, làm gì, các giá trị này cũng đều được áp dụng vào thực tiễn.

Phúc Khang cũng thưởng, phạt rõ ràng cho nhân viên. Những ai có sáng kiến hay, tiết kiệm tiêu thụ điện, thay đổi cách làm việc cũ bằng cách làm mới hiệu quả hơn… đều được ghi nhận và khen thưởng để những “giá trị xanh” được thực hiện trong mọi việc làm lớn bé. Giá trị trao lại không còn là giá trị của riêng lãnh đạo công ty mà là giá trị chung cho mọi nhân viên - một cách chuyển giao nhẹ nhàng, đơn giản.

“Gieo hành động, gặt thói quen; gieo thói quen gặt tính cách”. Đây là cách mỗi ngày CEO của Phúc Khang gieo trồng, nhân bản và chuyển giao các giá trị. Và nếu nhìn ở góc độ đó, có thể thấy rằng câu chuyện chuyển giao thế hệ” sẽ không còn là điều quá ghê gớm.

“Nhưng, cái gì cũng có rủi ro. Trong kinh doanh rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Còn trong chuyển giao quyền lực, rủi ro càng cao thì sẽ có rất nhiều hệ quả không mong muốn. Muốn vậy chuyển giao phải có sự chuẩn bị, phải có lộ trình. Chuyển giao phải có trách nhiệm”, CEO Phúc Khang nhấn mạnh.

Thanh Mau
Trao có trách nhiệm, nhận cũng có trách nhiệm. Đừng nói chuyển giao suông mà phải làm, phải chuẩn bị từ hai phía. Chuẩn bị tức là mình đã lường trước các diễn biến để giảm bớt rủi ro.

CEO Lưu Thị Thanh Mẫu

Khi được hỏi nếu chuyển giao xong chị sẽ làm gì, chị Lưu Thị Thanh Mẫu không ngần ngại trả lời còn rất nhiều việc mà chị mong muốn làm: làm cố vấn cho các con, làm tư vấn cho CEO của công ty, dạy học, truyền kinh nghiệm, xây dựng mạng lưới với những bạn trẻ khởi nghiệp, đầu tư…

Năng lượng trong chị cứ thế tuôn chảy như thể đây là điều chị sẽ làm trong nay mai và câu chuyện chuyển giao đã được chuẩn bị rồi…

Ngoài cổng, xe cộ vẫn tấp nập. Bất chợt tôi nhớ đến câu: “Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy”.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
7 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
Xem thêm