Thứ bảy, 28/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Shark Vương: Giảm mức đóng BHXH là cứu trợ cần thiết cho doanh nghiệp và nền kinh tế

Huyền Trang
- 15:10, 09/09/2021

(DNTO) - Cạn kiệt dòng tiền trong bối cảnh dịch Covid- 19, nhiều doanh nghiệp cho rằng nên miễn, giảm sâu mức đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngắn, thay vì chỉ hoãn hoặc giảm “nhỏ giọt” như hiện nay.

Để tìm hiểu sâu hơn về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi thực hiện chính sách BHXH, Doanh Nhân Trẻ Online đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Anh Vương (Shark Vương), Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam về vấn đề này.

Ông Trần Anh Vương - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Ảnh: T.L.

Ông Trần Anh Vương - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Ảnh: T.L.

PV: Thưa ông, theo báo cáo của Chính phủ mới đây, Tổng số kết dư quỹ Bảo hiểm xã hội và quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến nay ước đạt 935.100 tỷ đồng; riêng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp kết dư hơn 89.100 tỷ đồng. Ông có suy nghĩ gì về con số này?

Ông Trần Anh Vương: Theo tôi, tổng số kết dư quỹ Bảo hiểm xã hội và quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến nay ước đạt 935.100 tỷ đồng là một con số rất lớn.

Nếu so sánh với tổng số trị giá bất động sản mà các doanh nghiệp đang cầm cố tại tất cả các ngân hàng để vay tiền (được xem như tài sản đảm bảo chính của cả nền tín dụng doanh nghiệp) là 8,7 triệu tỷ, thì chỉ khoảng bằng 9 lần con số kết dư của hai quỹ bảo hiểm đã nêu. Đương nhiên việc so sánh này thì hơi khập khiễng, nhưng ý tôi muốn nói con số đó lớn cỡ nào.

Như vậy có thể thấy, chính sách bảo hiểm hiện đang không đi vào cuộc sống, vì năm ngoái đến năm nay dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu sắc đến doanh nghiệp và người lao động, là thời điểm mà đáng lẽ tiền bảo hiểm phải chi ra nhiều nhất, thì quỹ lại đang dư với con số lớn như vậy. Nhất là quỹ bảo hiểm thất nghiệp hiện đang dư hàng trăm ngàn tỷ là một điều rất rất không bình thường.

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là cạn kiệt nguồn tiền, theo ông, mức đóng BHXH hiện nay có còn phù hợp?

- Hiện cứ 100 đồng tiền lương được chi trả cho cán bộ công nhân viên, thì doanh nghiệp và người lao động lại nộp thêm 32% vào quỹ bảo hiểm bắt buộc, và thêm khoảng 2% nữa là kinh phí công đoàn.

Ngoài con số tương đối 34% nêu trên thì mức đóng BHXH (số tuyệt đối dùng để nhân với 34% nói trên) hiện tại theo quy định đã chiếm khoảng 80-90% tổng thu nhập của người lao động, việc này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, còn những bất cập nào trong chính sách bảo hiểm xã hội hiện nay đối với doanh nghiệp và người lao động?

- Đối với việc truy thu bảo hiểm y tế (BHYT), hiện nay, một số người lao động được điều chuyển nơi làm việc trong cùng một doanh nghiệp, hoặc nghỉ việc chuyển sang doanh nghiệp khác có đóng BHXH nối tiếp, do thực hiện đột xuất nên không thể báo cáo cơ quan bảo hiểm vào tháng trước, vẫn bị truy thu BHYT và không được hoàn lại số tiền đã truy thu. Như vậy, người lao động và doanh nghiệp đang phải đóng BHYT cả 2 đơn vị trong cùng 1 tháng.

Về việc cấp lại sổ BHXH do mất. Theo quy định mới là sổ BHXH giao cho người lao động quản lý. Tuy nhiên khi người lao động làm mất sổ thì cơ quan bảo hiểm lại yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp lại, trong khi doanh nghiệp không quản lý sổ BHXH của người lao động. Việc này làm tăng thêm thủ tục phiền phức cho doanh nghiệp.

Hiện nay, khi có những thông tư, nghị định, hoặc luật mới thay thế luật cũ liên quan đến bảo hiểm thì không có thông báo hay hướng dẫn gì từ đơn vị BHXH chủ quản, mà doanh nghiệp đều phải tự tìm hiểu hoặc gọi điện đến cơ quan BHXH để hỏi. Tình trạng này khiến việc thực hiện các hồ sơ liên quan BHXH không được giải quyết kịp thời. Tôi kiến nghị cơ quan BHXH hàng tháng tổng hợp các thông tư, luật, công văn mới để gửi cho doanh nghiệp theo email đã đăng kí với cơ quan BHXH.

Ngoài ra còn một số bất cập khác như cơ quan BHXH chưa hướng dẫn cho doanh nghiệp về việc cập nhật địa chỉ thường trú/tạm trú của người lao động khi có sự thay đổi; hay một số mẫu giấy nghỉ ốm của cơ sở y tế không hợp lệ, gây khó khăn cho người lao động khi trình lên cơ quan BHXH…

Tóm lại, luật đã khó, đến khi đi vào thực tế cũng muôn vàn trắc trở trong cả việc đóng bảo hiểm cho đến việc lấy tiền bảo hiểm.

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chính sách BHXH. Ảnh: T.L

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chính sách BHXH. Ảnh: T.L

Ông có đề xuất gì đối với việc thay đổi chính sách bảo hiểm, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động tham gia trong thời gian tới?

- Tôi cho rằng nên miễn hoặc giảm mức đóng (số tuyệt đối), và giảm tỷ lệ (số tương đối 32% nêu trên) BHXH trong thời gian ngắn để hỗ trợ các doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đó cũng là phương án cứu trợ cho kinh tế Việt Nam nói chung.

Về Chính sách hỗ trợ lao động ngừng việc theo Điểm 5, NQ 68/NQ/CP quy định: “Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ 1/5/2021 đến 31/12/2021; đang tham gia BHXH bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ 1 lần 1.000.000 đ/người”.

Còn theo quy định tại khoản 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì: "Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc".

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn cố gắng hỗ trợ người lao động đóng mức BHXH trước khi bị ngừng việc. Vì lý do này, như một công ty con của chúng tôi được BHXH Bắc Ninh trả lời là người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp ngừng việc theo Nghị quyết 68, vì doanh nghiệp và Chính phủ cùng hỗ trợ cho người lao động và điều kiện này không quy định trong Nghị quyết 68 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về thủ tục nhận hỗ trợ theo Nghị Quyết 68.

Do đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến nhiều lao động mất việc, nghỉ việc. Tình trạng lao động đăng ký hưởng BHXH 1 lần gia tăng, ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động, lỡ cơ hội được hưởng lương hưu trang trải cuộc sống khi về già, ảnh hưởng tới an sinh xã hội. Vì vậy, nên xem xét điều chỉnh chính sách lương hưu để tăng tính hấp dẫn đối với người lao động. Chính sách lương hưu kéo dài thời gian đóng và chia nhỏ tỷ lệ hưởng sẽ không hấp dẫn và thúc đẩy người lao động đăng ký hưởng chế độ BHXH 1 lần.

Chính phủ ban hành NQ 68/NQ/CP hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp, người lao động không tiếp cận được chính sách do các điều kiện cần và đủ quy định trong chính sách. Nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động vì đứt gãy chuỗi sản xuất; nhiều người lao động bị mất việc nhưng không tìm được việc làm vì lý do Covid-19, doanh nghiệp hạn chế tuyển dụng lao động hoặc hạn chế tuyển dụng lao động ngoại tỉnh…

Một ý kiến căn cơ sâu xa nữa, có thể có chính sách cho phép doanh nghiệp và người lao động tự lựa chọn đơn vị bảo hiểm phù hợp để mua bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên với mức không thấp hơn mức quy định của BHXH hiện nay, làm như vậy thì tạo ra sự cạnh tranh nhất định và cách làm, quy trình của cơ quan bảo hiểm vì thế cũng sẽ được cải thiện.

Tôi hiểu việc này khó vì có liên quan đến an ninh, an toàn cho quỹ lương hưu của lao động sau này khi mà các vấn đề của xã hội thì nhà nước, chính phủ vẫn phải đứng ra đảm bảo nếu có xảy ra điều bất thường, nhưng hãy tưởng tượng rằng nhà nước vẫn có thể thành lập ra thêm các đơn vị để tham gia hoạt động này và dần cổ phần hóa một phần (giống như cách làm với mấy ngành độc quyền trước đây là viễn thông, điện, hàng không ..)

Vì vậy tôi kiến nghị các cơ quan chức năng cần có những cuộc khảo sát lấy ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để đưa ra những điều chỉnh kịp thời giúp chính sách hỗ trợ đến được những doanh nghiệp, người lao động thực sự cần thiết.

Xin cảm ơn ông!

Ngày 8/9, 11 hiệp hội ngành hàng đã gửi kiến nghị lên Chính phủ và BHXH Việt Nam liên quan đến các chính sách BHXH.

Cụ thể, đối với những lao động tạm ngừng việc (do doanh nghiệp ngừng sản xuất hoặc không thể tham gia làm việc “3 tại chỗ” hoặc phải đi cách ly): cho phép hưởng chế độ ốm đau bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm (theo khoản 1 điều 28 Luật BHXH) trong thời gian thực hiện giãn cách/hay cách ly theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Cho phép doanh nghiệp và người lao động được miễn giảm 100% phí BHXH trong thời gian đại dịch phải ngừng hoạt động và thực hiện giãn cách xã hội theo yêu cầu nhà nước (kể cả trường hợp người lao động ngừng việc được doanh nghiệp trả lương tối thiểu).

Cho phép các doanh nghiệp ở các khu vực đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16/CT-TTg hoặc các khu vực, địa phương yêu cầu doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” được tạm ngừng đóng BHXH ít nhất 3 tháng sau khi được gỡ bỏ các quy định phòng chống dịch nói trên.

Đối với những lao động đã và đang làm việc “3 tại chỗ”: cho phép doanh nghiệp và người lao động được giảm 50% mức đóng BHXH trong 6 tháng.

Đồng thời, các hiệp hội đề nghị không xử phạt đối với các doanh nghiệp không có khả năng đóng BHXH trong giai đoạn phong tỏa do phải ngừng sản xuất hoặc bị giảm quy mô sản xuất do dịch bệnh Covid-19. Bảo hiểm y tế chi trả chi phí xét nghiệm Covid-19 cho các doanh nghiệp. Có chính sách hỗ trợ khẩn cấp đối với tất cả người lao động đã và đang hoàn thành đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH cho đến hiện tại.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 26/6 (giờ Mỹ) đã làm dậy sóng chính trường quốc tế với tuyên bố "chúng tôi vừa ký với Trung Quốc ngày hôm qua", ngay sau đó lại hé lộ về một thỏa thuận thương mại "rất lớn" sắp đạt được với Ấn Độ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 26/6, Cục Thuế cho biết vừa có thông báo về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử để triển khai nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sắp xếp cơ quan thuế theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, thời gian từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (87,03% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
2 tuần
Xem thêm