Thứ tư, 08/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

RegTech, SubTech xu hướng công nghệ tài chính toàn cầu và thử thách cho Việt Nam

Kim Thanh
- 09:30, 31/10/2021

(DNTO) - Sự khốc liệt của đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới kiệt quệ, thì một cơn đại dịch khác từ lâu cũng âm ỉ đeo bám xã hội loài người giờ càng tàn bạo và tinh vi: Đại dịch lừa đảo trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Thế giới Fintech càng phát triển và RegTech, SubTech đang là xu hướng toàn cầu.

Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ tài chính đang gia tăng. Ảnh: TL

Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ tài chính đang gia tăng. Ảnh: TL

Thiệt hại toàn cầu do gian lận thanh toán tăng gấp ba lần

Sự gia tăng cơ hội thực hiện các giao dịch không dùng tiền mặt và ẩn danh đã dẫn đến sự gia tăng tổng số tội phạm tài chính. Theo một báo cáo tại Singapore, khối lượng gian lận thẻ tăng 20% trên toàn cầu kể từ năm 2017 lên 28,65 tỷ USD vào năm 2019, khi giao dịch thẻ tăng 22% lên 204 tỷ USD trong cùng kỳ.

Thiệt hại toàn cầu do gian lận thanh toán tăng gấp ba lần từ 9,84 tỷ USD năm 2011 lên 32,39 tỷ USD vào năm 2020. Covid-19 càng làm trầm trọng thêm các hoạt động gian lận, rửa tiền (ML) và tài trợ khủng bố (TF) trong bối cảnh thanh toán trực tuyến tăng vọt, tình trạng mất việc của lực lượng lao động tại nhiều nước, gian lận ngân hàng bán buôn, vì các công ty giả mạo đã lợi dụng chuỗi cung ứng và các gián đoạn hoạt động khác do Covid-19 gây ra, việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội gia tăng.

Theo nghiên cứu của Enteprise Ireland (Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư thuộc Bộ Doanh Nghiệp, Thương mại và Đổi mới của chính phủ Ireland), tội phạm mạng rõ ràng là một vấn đề đáng lo ngại, chi phí toàn cầu ước tính khoảng 600 tỷ USD hàng năm, với khoảng 160 tỷ USD đến từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Châu Á dường như là khu vực bị tấn công mạng nhiều nhất trên thế giới. Tin tặc có khả năng nhắm mục tiêu vào các tổ chức ở châu Á cao hơn 80%, tuy nhiên các tổ chức châu Á mất nhiều thời gian hơn 1,7 lần so với mức trung bình toàn cầu để phát hiện ra các vi phạm mạng, có thể là do hơn 60% công ty châu Á không có hệ thống giám sát mối đe dọa mạng thích hợp.

Trao đổi tại Vietnam Security Summit 2021, chuyên gia Group IB Việt Nam cho biết, Scam (lừa đảo mạng) và Phishing (tấn công giả mạo) trên toàn cầu được công ty này thực hiện năm 2020 chiếm 73% tội phạm mạng. Tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) còn là khu vực có tốc độ tăng trưởng các cuộc tấn công lừa đảo trong năm ngoái cao nhất, tới hơn 88%, trong khi con số này ở châu Âu và Mỹ la tinh lần lượt là 39% và 27,5%.

Tại Việt Nam, theo ghi nhận từ hệ thống Viettel Cyber Security, trong năm 2021 số lượng tên miền lừa đảo trung bình mỗi quý khoảng 600 - 700, có nghĩa là cứ mỗi 1 ngày trung bình có 5 - 10 website lừa đảo nhắm vào người dùng Internet Việt Nam được xây dựng.

Theo đại diện Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), từ khi đợt dịch Covid-19 thứ tư bùng phát tại Việt Nam, lừa đảo trực tuyến tăng rất mạnh; có tháng NCSC đã xử lý hàng nghìn website liên quan đến lừa đảo, giả mạo các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng, sàn thương mại điện tử... Tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng nhanh chóng, nhất là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong thời gian gần đây.

Trong bức tranh công nghệ tài chính (Fintech) rộng lớn, nhiều vấn đề lớn đặt ra trong việc đảm bảo an toàn trong ứng dụng vào các công ty tài chính hiện nay, SupTech (Supervision Technology: công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát các hoạt động của các thành viên tham gia thị trường tài chính) và RegTech (regulatory technology có khả năng giám sát các giao dịch diễn ra trực tuyến trong thời gian thực) đã và đang trở thành một xu hướng mới, góp phần nâng cao chất lượng giám sát, đảm bảo sự tuân thủ của các tổ chức tài chính, giúp các cơ quan giám sát tài chính số hóa các quy trình báo cáo và các công việc hành chính một cách hiệu quả.

Theo Hiệp hội giám sát các ngân hàng châu Mỹ - cho biết hồi tháng 3/2020: Gần 60% trong tổng số 27 cơ quan giám sát tài chính ở khu vực châu Mỹ đã triển khai ứng dụng các công nghệ đổi mới sáng tạo. Số tiền đầu tư trong lĩnh vực RegTech tăng gấp ba lần từ 1,2 tỷ USD năm 2017 lên mức 3,7 tỷ USD năm 2018 và lên mức gần 6 tỷ USD năm 2020.

Theo Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) và Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB), SupTech và RegTech có thể mang lại có những lợi ích quan trọng đối với các cơ quan quản lý giám sát, các tổ chức tài chính và sự ổn định hệ thống tài chính.

Triển khai RegTech, SupTech, vấn đề mới của Việt Nam

 
"Rà soát dữ liệu từ các công ty tài chính sẽ yêu cầu các cán bộ giám sát phải đọc toàn bộ các tác phẩm của Shakespeare 2 lần trong một tuần, tất cả các tuần trong 1 năm".

Mark Carney - Thống đốc NHTW Anh

Nhiều lợi ích trong ứng dụng này được báo cáo tại các Ngân hàng trung ương của các nước như tại NHTW Philippines, các điểm dữ liệu báo cáo giảm từ 107.000 xuống còn 50.000, các mẫu báo cáo giảm từ 29 xuống 1; thời gian xử lý báo cáo giảm từ 30 phút xuống còn 10 giây; chi phí quản lý tuân thủ giảm gần 2 lần nhờ tự động hóa, không cần sự can thiệp của con người. Tại Anh, chi phí quản lý tuân thủ trung bình của 5 ngân hàng lớn nhất hệ thống khoảng 5% doanh thu (tương đương khoảng 5,2 tỷ Bảng), sau khi áp dụng regtech đã giảm 0,05% chi phí trước đó, tương đương 523 triệu Bảng. Tổ chức ngân hàng quốc tế thì việc áp dụng công nghệ để cải thiện quy trình xác thực khách hàng có thể giảm 40% chi phí thường niên cho một Ngân hàng với quy mô phục vụ trung bình 10 triệu khách hàng

Theo Báo cáo Global regtech. CCAF 2018, các khoản đầu tư vào Regtech tăng gấp đôi từ 2017-2018, dự kiến tổng giá trị thị trường đạt 55 tỷ USD vào 2025. Hiện có khoảng 443 công ty Regtech, bao gồm: 74 công ty phát triển giải pháp báo cáo tuân thủ qua công nghệ dữ liệu lớn, cloud; 59 công ty phát triển giải pháp quản trị rủi ro; 91 công ty phát triển giải pháp quản lý & kiểm soát danh tính; 182 công ty phát triển giải pháp tuân thủ; 36 công ty phát triển giải pháp giám sát giao dịch. (RegTech Universe. Delloite. 2021). Juniper Research 2019 dự báo chi phí cho Regtech sẽ vượt 127 tỷ USD vào 2024.

PGS.TS Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ông Nguyễn Kim Anh phát biểu tại Tọa Đàm Khoa Học, Kinh nghiệm triển khai RegTech, SupTech và các khuyến nghị đối với Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ông Nguyễn Kim Anh phát biểu tại Tọa Đàm Khoa Học, Kinh nghiệm triển khai RegTech, SupTech và các khuyến nghị đối với Việt Nam.

Phát biểu tại buổi Tọa Đàm Khoa Học, Kinh nghiệm triển khai RegTech, SupTech và các khuyến nghị đối với Việt Nam (28/10), PGS.TS Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ông Nguyễn Kim Anh cho biết: Trong một cuộc khảo sát của Ngân hàng Nhà nước vào tháng 6/2020 đối với 47 tổ chức tín dụng cho thấy 35% tổ chức tín dụng có hiểu biết tốt và áp dụng các giải pháp RegTech, 10,8% có mức độ hiểu biết trung bình, 27% nắm được khái niệm RegTech và có thảo luận về ứng dụng này, còn số còn lại hoặc là chưa có khái niệm hoặc chưa có bất kỳ kế hoạch nào chuyển đổi liên quan đến vấn đề này. Vì vậy, ông nhấn mạnh: "Tại Việt Nam, triển khai, áp dụng Suptech và RegTech là vấn đề mới, chưa có nhiều nghiên cứu sâu”.

Theo Jo Ann Barefoot, CEO Barefoot Innovation Group: "Cách thức quản lý cũ không còn phù hợp với các thách thức phát sinh trong môi trường thay đổi nhanh chóng hiện nay. Cơ quan quản lý cần tạo ra các mô hình quản lý, cộng tác quản lý mới để tránh tụt hậu".

Tại tọa đàm, Enterprise Ireland đã giới thiệu Sách trắng về Regtech trong khu vực APAC về việc áp dụng regtech trên 10 thị trường APAC chính, bao gồm Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Đặc biệt, tại khu vực Đông Nam Á (ASEAN) là một đề xuất hấp dẫn cho fintech, với gần 650 triệu dân, khu vực là nơi sinh sống của 2/3 dân số thế giới, với dân số đô thị dự kiến sẽ tăng khoảng 100 triệu lên 373 triệu người vào năm 2030.

Hiện tại, một nửa dân số dưới 30 tuổi và hơn một nửa (53% tính đến năm 2018) vẫn chưa sử dụng ngân hàng. Tăng trưởng hàng năm 5,2% và thương mại quốc tế đạt 2,8 nghìn tỷ vào năm 2018. Dân số di động thấp, trẻ, có xu hướng tăng trong khu vực đang sử dụng công nghệ di động với mức độ thâm nhập internet và điện thoại thông minh ngày càng tăng. Điều đó cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia tiềm năng để phát triển thị trường công nghệ tài chính. Tuy nhiên, việc triển khai SupTech, RegTech tại các tổ chức tài chính Việt Nam vẫn còn là nhiều thách thức.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu hàng không đều trắng bảng chiều dư bán, nhà đầu tư có tiền cũng khó mua được.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích khuyến nghị, trong tuần giao dịch mới, nhà đầu tư vẫn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải, chưa vội giải ngân ngay mà chờ đợi những điều chỉnh sắp tới của thị trường.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong tháng 4/2024, các quỹ ETF tại Viêt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng giá trị hơn 1.823 tỷ đồng. Cũng trong tháng 4, nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng với tổng giá trị hơn 5.316 tỷ đồng. Tổng dòng vốn rút ròng lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024 là hơn 8.016 tỷ đồng
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 4/2024, nhà đầu tư nước ngoài có giá trị mua ròng đạt hơn 777 tỷ đồng, trong đó mua vào 1.887 tỷ đồng và bán ra hơn 1.109 tỷ đồng.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn, cộng đồng thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành nên có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư trung dài hạn. "Nếu lãi suất hợp lí thì doanh nghiệp sẽ hành động mạnh dạn, hành động sớm hơn". 
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều người đã rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đầu tư vào bất động sản, đợi lên giá và bán. Điều này cũng phù hợp với thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư và cả doanh nghiệp cuối tháng 1/2024 đã giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngay khi tổ chức thành công đại hội cổ đông và thông tin về báo báo cáo tài chính quý 1, cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng bất ngờ bị bán mạnh.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng Ron 92 giảm 8 đồng/lít, xăng Ron 95 tăng 40 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay 2/5.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
1 tuần
Xem thêm