Thứ hai, 17/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

PwC: Người tiêu dùng sẵn sàng thích nghi với gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát

Vân Trà
- 06:30, 30/07/2022

(DNTO) - Khảo sát nhu cầu tiêu dùng toàn cầu của PwC đưa ra mới đây cho thấy, người tiêu dùng vẫn tiếp tục thích nghi với gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát. Cuộc khảo sát có sự tham gia của 9.069 người tiêu dùng trên 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.

 

Phản hồi của người tiêu dùng Việt Nam về các vấn đề có ảnh hưởng lớn nhất đến họ khi mua sắm, so sánh với dữ liệu toàn cầu.

Phản hồi của người tiêu dùng Việt Nam về các vấn đề có ảnh hưởng lớn nhất đến họ khi mua sắm, so sánh với dữ liệu toàn cầu.

Đối với những người tiêu dùng đang đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng, chẳng hạn như thiếu hụt sản phẩm hoặc vận chuyển bị trì hoãn, rất nhiều người nói họ không ngần ngại thay đổi hành vi mua sắm. Hơn 1/3 (37%) người tiêu dùng nói rằng, họ sẽ đến các cửa hàng khác nhau để mua hàng hoặc chuyển sang mua sắm trực tuyến. Gần 1/3 (29%) người mua sắm trực tuyến nói rằng sẽ chuyển sang tìm sản phẩm ở cửa hàng bán lẻ, và 40% sẽ sử dụng các trang web so sánh để kiểm tra sản phẩm sẵn có.

Tình trạng bất ổn trên toàn cầu và các vấn đề chuỗi cung ứng đang khiến nhiều người tiêu dùng dành nhiều sự quan tâm hơn đối với thị trường trong nước. 8/10 người được khảo sát bày tỏ ý định sẵn sàng trả giá cao hơn mức trung bình cho các sản phẩm địa phương hoặc nội địa.

Cũng theo khảo sát của PwC, cho đến nay, phần lớn người tiêu dùng đang phải đối mặt với mức lạm phát cao hơn. Trên 75% dự kiến sẽ duy trì hoặc tăng mức chi tiêu hiện tại trên hầu hết các danh mục trong sáu tháng tới. Đặc biệt, 47% người được hỏi mong muốn chi tiêu nhiều hơn cho hàng nhu yếu phẩm. Một thông tin đáng chú ý cho tương lai mua sắm: có hơn một phần tư người tiêu dùng có kế hoạch giảm chi tiêu trong một số ngành hàng, bao gồm hàng xa xỉ/cao cấp (37%), ăn uống (34%), nghệ thuật, văn hóa và thể thao (30%); và thời trang (25%).

Nhìn chung, sự gia tăng giá của mặt hàng nhu yếu phẩm là vấn đề phổ biến nhất tác động đến trải nghiệm mua sắm, được dẫn chứng bởi số lượng người tiêu dùng mua sắm tại cửa hàng (65%) và trực tuyến (56%). Hơn một nửa số người tiêu dùng toàn cầu (57%) nói rằng họ hầu như luôn luôn hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng giá hàng tạp hóa tăng cao. Số liệu này ở Mỹ và Canada là 69%, theo sau Nam Phi (76%) và Brazil (74%) là các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất về tình trạng lạm phát giá cả hàng hóa. Trong khi đó, tại Việt Nam, kết quả báo cáo trong mua sắm tại cửa hàng và trực tuyến cũng cao hơn một chút so với mức trung bình toàn cầu.

Các vấn đề về chuỗi cung ứng có ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm trên toàn cầu, đáng chú ý nhất là việc không thể mua sản phẩm do hết hàng (43% trực tuyến và 37% tại cửa hàng). Người tiêu dùng cũng cho biết thời gian giao hàng lâu hơn đối với mua hàng trực tuyến (42%) và phải xếp hàng dài hơn do đông khách hơn ở các cửa hàng bán lẻ (36%). Sự gián đoạn chuỗi cung ứng cho thấy tác động lớn hơn đến người tiêu dùng Việt Nam so với mức trung bình toàn cầu với thời gian giao hàng lâu hơn cho 48% người mua sắm trực tuyến và 24% với mua sắm tại cửa hàng.

Phản hồi của người tiêu dùng Việt Nam trước sự gián đoạn chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát.

Phản hồi của người tiêu dùng Việt Nam trước sự gián đoạn chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát.

Mohammad Muddaser, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Thương vụ PwC Việt Nam, cho biết: Người tiêu dùng Việt Nam đang áp dụng những cách thức mua hàng mới, đặc biệt là ở các đô thị loại 1. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn và lạm phát, khách hàng đã nhanh chóng điều chỉnh hành vi mua sắm của mình. Họ không thỏa hiệp với chất lượng sản phẩm, lựa chọn và dịch vụ thấp hơn mà tích cực chuyển đổi giữa các kênh mua hàng để đảm bảo trải nghiệm mua sắm phù hợp.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp khi tận dụng những chỗ trống trong cung cấp dịch vụ. Đây sẽ là bài kiểm tra sự nhạy bén và sức bền của doanh nghiệp; đảm bảo giải quyết tình trạng gián đoạn, đáp ứng kỳ vọng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Những thói quen tiêu dùng mới đang chiếm ưu thế

Người tiêu dùng đã thay đổi lối sống và thói quen mua hàng do tác động của dịch Covid-19. Nhiều thói quen này đã ăn sâu và có thể sẽ duy trì trong sáu tháng tới.

Do đại dịch, 63% người tiêu dùng toàn cầu được khảo sát cho biết họ đã tăng cường mua sắm trực tuyến, trong khi 42% giảm mua sắm tại các cửa hàng. Một nửa số người được hỏi đã nấu ăn ở nhà nhiều hơn và 50% đã tăng các hoạt động giải trí/thư giãn tại nhà.

Tỉ lệ người tiêu dùng Việt Nam bị ảnh hưởng hành vi mua sắm bởi các yếu tố ESG của thương hiệu cao hơn mức trung bình toàn cầu.

Tỉ lệ người tiêu dùng Việt Nam bị ảnh hưởng hành vi mua sắm bởi các yếu tố ESG của thương hiệu cao hơn mức trung bình toàn cầu.

Trong tương lai, những người tiêu dùng này cho thấy rằng: 50% mong muốn mua sắm trực tuyến nhiều hơn - tỷ lệ này cao nhất ở thế hệ Millennials nòng cốt (58%), thế hệ Millennials trẻ (57%) và thế hệ Z (57%); trong khi đó, con số này thấp hơn ở thế hệ Baby Boomers (32%) và Gen X (42%). Có 39% số người được khảo sát mong đợi tiếp tục mua sắm trực tuyến ở mức hiện tại; 46% có kế hoạch nấu ăn nhiều hơn ở nhà; 41% sẽ thực hiện nhiều hoạt động giải trí/thư giãn ở nhà hơn; 41% sẽ mua sắm nhiều hơn từ các nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ giao hàng/vận chuyển hiệu quả; và 22% sẽ mua sắm ít hơn tại các cửa hàng; chỉ 33% sẽ tăng cường mua sắm tại cửa hàng.

Các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) tiếp tục ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng. Khoảng một nửa số người tiêu dùng được khảo sát cho biết các hành động của thương hiệu liên quan đến ESG sẽ là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của họ và là yếu tố để họ chia sẻ, giới thiệu về thương hiệu với những người khác.

Trong số 25 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tham gia cuộc khảo sát, các yếu tố ESG có ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi mua sắm ở Ấn Độ, Philippines và Việt Nam, và ít có khả năng ảnh hưởng nhất ở Nhật Bản, Pháp và Hồng Kông. Đối với việc cân nhắc mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam, các yếu tố quản trị (59%) và xã hội (51%) vượt trội hơn cam kết môi trường (46%). Các yếu tố ESG có ý nghĩa lớn hơn đối với thế hệ Gen Z và những người trẻ thuộc thế hệ Millennials, và ít hơn đối với thế hệ Gen X và Baby Boomers.

“Việc đo lường hiệu quả tiêu dùng bằng các tiêu chí ESG sẽ không còn là tùy chọn mà trở thành yêu cầu cần thiết trong thời gian tới. ESG sẽ là một tiêu chí đánh giá trong phễu lọc doanh nghiệp, tạo nên sức bền của doanh nghiệp, là động lực tạo và thúc đẩy giá trị. Các nhà đầu tư kêu gọi cần có thêm cái nhìn sâu hơn vào rủi ro và thực thi ESG; chính phủ các quốc gia đang xem xét ESG như các tiêu chuẩn báo cáo phi tài chính phổ biến", ông Mohammad Muddaser nói.

Cũng theo ông Mohammad Muddaser, Chính phủ Việt Nam gần đây đã thể hiện cam kết mạnh mẽ về ứng phó biến đổi khí hậu tại COP26 và đang tiến hành các dự thảo luật. Những thay đổi này sẽ tác động đến tất cả các ngành, đặc biệt là tới cách vận hành, cách lựa chọn sản phẩm để phát triển và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng của các ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ tại Việt Nam. Lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục khiến giá cả tăng lên, là một trong những thách thức cho người tiêu dùng đối với các yếu tố ESG trong ngắn hạn và trung hạn. 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Bamboo Capital vừa thông tin, ông Kou Kok Yiow (Chris), Chủ tịch HĐQT đột ngột từ trần vào ngày 8/3/2025 do bạo bệnh, hưởng thọ 63 tuổi.
25 phút
Tài chính - Thị Trường
Nếu so với mức giá đóng cửa phiên cuối tuần vừa qua, mức giá mục tiêu được KBSV đưa ra cao hơn 15,6% với 151.900 đồng/cổ phiếu.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu SHB đã bứt phá tăng kịch trần với khối lượng giao dịch khủng hơn 141 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch hơn 1,4 ngàn tỷ đồng và vẫn còn gần 7 triệu đơn vị dư mua thời điểm chốt phiên.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trước tình hình giá xăng dầu thế giới biến động, tỷ giá VND/USD thay đổi và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định phương án điều hành giá xăng dầu để đảm bảo giá xăng dầu trong nước phù hợp với thế giới.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đà tăng mạnh của bộ đôi VHM và VIC đã cho thấy triển vọng tích cực của doanh nghiệp cũng như sự khởi sắc của thị trường chứng khoán trong nước.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thời gian gần đây, chính quyền Mỹ đã triển khai một loạt chính sách thuế quan nhằm bảo vệ nền kinh tế nội địa. Tuy nhiên, thay vì củng cố niềm tin, các biện pháp này lại gây ra sự bất ổn lớn cho các nhà đầu tư.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo dự thảo của TP.HCM, mô hình Trung tâm Tài chính gồm thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, hàng hóa phái sinh.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự lao dốc của các thị trường chứng khoán đã không thể gây tác động đến thị trường trong nước. Dù phải trải qua một phiên căng thẳng giằng co, VN-Index vẫn vững vàng tăng điểm, ngược chiều với đà giảm của nhiều thị trường trên thế giới.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Phiên giao dịch ngày 10/3 trên thị trường chứng khoán Mỹ đã ghi nhận những biến động mạnh mẽ với các chỉ số chính đều giảm sâu. Nhà đầu tư tỏ ra lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế và các chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Đà bán tháo mạnh diễn ra khiến các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite đều chìm trong sắc đỏ.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index - CPI) của Trung Quốc trong tháng 2 đã không đạt kỳ vọng và giảm mạnh nhất trong 13 tháng, trong khi giảm phát giá sản xuất vẫn tiếp diễn, do nhu cầu tiêu dùng theo mùa suy yếu.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo SSI Research, nhà đầu tư cần lưu ý với những rủi ro điều chỉnh của thị trường có thể xảy ra từ sự leo thang của cuộc chiến thương mại, đồng USD tăng mạnh trở lại hay áp lực chốt lời khi mùa báo báo kết quả kinh doanh quý 1 đang cận kề.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhiều yếu tố tích cực hội tụ đã đẩy bật thị giá cổ phiếu VIC của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau hơn một năm chủ yếu duy trì xu hướng đi ngang.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Khối ngoại bất ngờ mua ròng sau, cộng với sự bật tăng thanh khoản toàn thị trường đã phát đi tín hiệu tích cực với thị trường chứng khoán trong nước.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh doanh thuận lợi trong năm 2024 đã giúp nhiều doanh nghiệp mạnh tay chia cổ tức cho các cổ đông.
1 tuần
Xem thêm