Thứ bảy, 27/07/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Những doanh nghiệp châu Á đáng chú ý trong 2024 - Bài 1: Định hình tương lai công nghệ xe điện

Xuân Hạo
- 20:29, 07/01/2024

(DNTO) - Từ các nhà sản xuất bán dẫn, xe điện, đến khai thác nickel,... đây là những công ty có thể tạo “sóng gió” trong 2024.

Ảnh minh họa. Ảnh: Nikkei Asia

Ảnh minh họa. Ảnh: Nikkei Asia

Các doanh nghiệp châu Á sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách mới trong 2024, bao gồm vấn đề về công nghệ, luật pháp, môi trường. Đó là chưa kể những xu hướng địa chính trị, bầu cử ở các nước phương Tây, và những trở ngại giao thương, an ninh.

Liệu một công ty Trung Quốc có thay đổi tương lai ngành bán dẫn, hay một hãng dầu mỏ khí đốt Thái Lan đa dạng hóa sang ngành xe điện?... Dưới đây là những tên tuổi doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng trong năm tới.

SICC - Công ty Trung Quốc thay đổi tương lai ngành bán dẫn

Trung Quốc đang “đặt cược nặng tay” vào hợp chất bán dẫn, nhất là trong các loại chip vi xử lý silicon carbide (SiC). Loại vật liệu này được biết đến với khả năng bền bỉ trước dòng điện và nhiệt độ cao, thích hợp cho việc sản xuất các thiết bị năng lượng bán dẫn cho xe điện hay thiết bị điện.

Nhu cầu xe điện tại Trung Quốc đã đẩy mạnh phân khúc sản xuất SiC, với hãng SICC trở thành một đối trọng chủ đạo, đối đầu với các hãng khổng lồ từ Mỹ, Wolfspeed và Coherent.

wafer dùng trong sản xuất chip SiC

wafer dùng trong sản xuất chip SiC

Sự trỗi dậy của SICC đi cùng với nỗ lực của Trung Quốc để trở nên tự lực, không phụ thuộc trong các chuỗi sản xuất bán dẫn. Châu Âu và Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ trong ngành này, với hãng sản xuất chip hàng đầu Infineon ký kết hợp tác vào năm ngoái.

Thị trường chip SiC, tuy hiện tại chỉ được định giá 2 tỷ đô la, nhưng được dự đoán sẽ trương phồng lên 14 tỷ đô la trong 2030, với mức tăng trưởng 26% hàng năm - dựa theo số liệu của McKinsey & Co.

Tuy thị trường này nhỏ hơn rất nhiều so với GPU và CPU, nhưng vai trò cực kỳ quan trọng của SiC là không thể phủ nhận, khiến SICC trở thành một tên tuổi đáng theo dõi.

Harita Nickel - Biểu tượng cho tham vọng xe điện Indonesia

Trimegah Bangun Persada, thường được biết đến với tên gọi Harita Nickel, là hãng sản xuất kim loại hàng đầu Indonesia. Được hậu thuẫn bởi hãng tinh chế nickel Trung Quốc, Ningbo Lygend Mining, Harita vận hành nhà máy đầu tiên tại Indonesia với khả năng lọc tinh chế áp suất cao, chế biến quặng nickel thành hydroxide precipitate, một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất pin cho xe điện.

Bên cạnh đó, trong năm 2023 vừa qua, hãng này đã bắt đầu đi vào sản xuất  nickel sulfate và cobalt sulfate, hai nguyên liệu cũng rất quan trọng cho pin năng lượng.

Nhà máy chế biến Halmahera Persada Lygend của Harita Nickel trên đảo Obi. Ảnh: Bloomberg

Nhà máy chế biến Halmahera Persada Lygend của Harita Nickel trên đảo Obi. Ảnh: Bloomberg

Hoạt động của Harita cho thấy sự bùng nổ của ngành công nghiệp khai thác và chế biến nickel tại Indonesia, vốn được kiểm soát bởi nhiều hãng Trung Quốc. Trong 2023, IPO của hãng này trở thành một kỷ lục mới trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia, với định giá 9,997 tỷ rupia (644 triệu đô la).

Thế nhưng, Indonesia cũng vấn vương nhiều trở ngại, trong đó bao gồm phê bình ô nhiễm môi trường, giám đốc bị bắt giam vì tội hối lộ quan chức địa phương, tai nạn cháy nổ... cho thấy những yếu tố ảnh hưởng ngành nickel quốc gia này. Đó là chưa kể các vấn đề giá cả biến động và căng thẳng địa chính trị Mỹ-Trung, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tham vọng xây dựng ngành sản xuất pin cho xe điện.

PTT - Hãng dầu mỏ khí đốt Thái Lan đa dạng hóa sang ngành xe điện 

Tập đoàn dầu mỏ và khí đốt chính phủ Thái Lan, PTT, đang thích ứng với nỗ lực đi vào thị trường xe điện và dần dần di chuyển ra khỏi ngành nguyên liệu hóa thạch.

Một trạm xăng dầu, sạc xe điện của PTT tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters

Một trạm xăng dầu, sạc xe điện của PTT tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters

Nhánh bán lẻ xăng dầu của PTT, PTT Oil Retail (OR), đã bắt đầu đa dạng hóa bằng cách cung cấp các trạm sạc cho xe điện, cùng nhiều dịch vụ quán cà phê, nhà hàng và cửa hàng tiện lợi phục vụ cho khách hàng chờ sạc. Tháng trước, PTT công bố một kế hoạch đầu tư trị giá 2,9 tỷ đô la, một phần ba trong số đó được dành riêng để đa dạng hóa vào ngành xe điện.

Arum Plus, một công ty con của PTT, đã hợp tác cùng Foxconn để sản xuất xe điện cho thị trường Thái Lan với nhãn hiệu Neta. Hoạt động kinh doanh của hãng này được dự kiến sẽ bắt đầu vào giữa 2024.

Tata Motors - Tranh chấp ngôi vị dẫn đầu trên thị trường xe điện Ấn Độ

Tata Motors đã dần trở thành kẻ dẫn đầu trong ngành xe điện non trẻ tại Ấn Độ, bán ra 48.187 xe hơi chạy pin trong thời gian giữa tháng 4 và 11/2023, chiếm đến 72% thị phần.

Tuy Tata Motors nhanh chóng mở rộng thị phần, ngôi vị của họ đang bị đe dọa. Nhìn chung, Tata Motors là nhà sản xuất xe điện có sản lượng đứng thứ tư tại Ấn Độ trong khoảng thời gian 4-11/2023, đứng sau các đối thủ Suzuki, Hyundai và Mahindra Group. 

Mẫu xe điện Avinya cao cấp của Tata, cạnh tranh với Tesla. Ảnh: The Hindu Business Line

Mẫu xe điện Avinya cao cấp của Tata, cạnh tranh với Tesla. Ảnh: The Hindu Business Line

Một loạt các mẫu mã xe điện sắp đổ bộ vào thị trường Ấn Độ, đến từ các hãng trong nước như Maruti Suzuki và Mahindra Group, và cả những hãng bên ngoài như Yundai, Skoda Auto Volkswagen, Nissan, Renault. Sát bên lề là các hãng chuyên biệt sản xuất xe điện, như BYD của Trung Quốc, Tesla và Vinfast cũng đang chuẩn bị mở chi nhánh.

Tata, tập trung vào các loại xe thể thao đa dụng, có kế hoạch đáp trả bằng ba mẫu SUV trong năm nay.  Họ cũng đang tăng cường cung cấp các sản phẩm cao cấp để thách thức những hãng như Tesla với một mẫu xe có tên Avinya, sử dụng nền tảng của công ty con Jaguar Land Rover.

Bài 2: Bước tiến mới từ Đài Loan, Hàn Quốc và Hong Kong

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Quyền tổ chức Thế vận hội Olympic thường là một vai trò được tranh giành, vì hứa hẹn cơ hội quảng bá và lợi nhuận béo bở. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, Olympic ngày càng trở thành bài toán kinh tế hóc búa.
4 giờ
Thời sự - Chính trị
Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
21 giờ
Thời sự - Chính trị
56 tỷ USD phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội là con số không nhỏ. Mặc dù địa phương được phép sử dụng 100% tiền thu từ giao thông công cộng (TOD) để tái đầu tư, nhưng theo chuyên gia, cần huy động đa dạng nhiều nguồn lực khác để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
EU đang tập trung vực dậy thị trường nội khối, thắt chặt chi tiêu và hạn chế đầu tư ra bên ngoài... Điều này có thể tác động đến việc thu hút dòng đầu tư chất lượng cao của Việt Nam.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Hãng công nghệ Nvidia đang phát triển một loại chip AI cho thị trường Trung Quốc, nhưng vẫn có thể thỏa mãn các điều kiện cấm xuất khẩu của Mỹ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Xe buýt là loại hình chuyên chở hành khách công cộng không thể thiếu của một đô thị văn minh. Tại TP.HCM, trong các năm qua, dù nhà nước đã có nhiều hình thức hỗ trợ, ưu tiên, nhưng xe buýt vẫn chưa trở thành một phương tiện được nhiều người dân lựa chọn. Vì sao?
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sự nghiệp đổi mới đang được đẩy mạnh và đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế quốc tế như ngày nay. Đó là kết quả của sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Một sự cố kỹ thuật diện rộng liên quan đến Microsoft đã làm gián đoạn các chuyến bay, ngân hàng, cơ quan truyền thông và nhiều công ty trên toàn thế giới trong hôm thứ Sáu, 19/7.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải bám sát yêu cầu phát triển đất nước và nhu cầu của các doanh nghiệp, địa phương trong nước, làm tốt việc kết nối kinh tế thế giới với nền kinh tế Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á trong năm 2024, đồng thời duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 là 6%, tương đương với dự báo đã đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng phê bình nghiêm khắc các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa thực hiện tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao và 33 bộ, cơ quan, 28 địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng của các trung tâm dữ liệu phục vụ AI đang gây sức ép lên cơ sở hạ tầng năng lượng, gây lo ngại cho công cuộc giảm khí thải và chuyển đổi năng lượng sạch.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với các đơn vị về triển khai một số nhiệm vụ liên quan đến chính sách giá điện. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng tăng trưởng GDP cả năm 2024 có thể chạm mốc gần 7% sau khi Việt Nam có quý tăng trưởng vượt tiềm năng thứ 4 liên tiếp.
2 tuần
Xem thêm