Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngày càng nhiều dự án 'chất' đổ vào lĩnh vực công nghệ tạo các đột phá trên thị trường

Hồng Gấm
- 13:00, 17/04/2022

(DNTO) - Trong những năm gần đây, trên thế giới đã có rất nhiều công ty khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực công nghệ, điển hình như Facebook, Uber, AirBnB,... Điều này đã mở ra một xu thế mới cho giới khởi nghiệp toàn cầu khi ứng dụng những thành tựu công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ.

 

cn3

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại nhiều thành tựu phát triển cho nhân loại trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Sự phát triển và ra đời các ứng dụng của Internet of things, AI hay Big Data...đã trở nên phổ biển trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Đây là cơ sở và tiền đề cho việc phát triển kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ. Từ đó, nhiều công ty khởi nghiệp đã thành công khi ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ. 

Trong những năm gần đây, trên thế giới đã có rất nhiều công ty khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực công nghệ, điển hình như Facebook, Uber, AirBnB,... Điều này đã mở ra một xu thế mới cho giới khởi nghiệp toàn cầu khi ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ. 

Hòa theo dòng chảy đó, hơn mười năm trở lại đây, tại Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều startup trong lĩnh vực công nghệ khá thành công với các tên tuổi "gây tiếng vang" như Tiki, một ứng dụng mua bán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ là Websites và App mobiles, hay Gojek, Bee – ứng dụng gọi xe ôm, xe taxi dựa trên nền tảng công nghệ App mobile, hoặc Foody, Now là những ứng dụng công nghệ về gọi thức ăn nhanh...

Khởi nghiệp với những ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fin-tech) như Momo, Zalopay, Viettlepay… cũng đang là xu thế “hot trend” ở Việt Nam hiện nay.

Trao đổi tại Techfast 2021, đồng sáng lập viên của Momo - ông Nguyễn Bá Diệp, đã có những chia sẻ về con đường thành công của Momo kể từ khi mới hình thành ý tưởng cho đến nay, khi đã trở thành một siêu ứng dụng với hơn 30 triệu người dùng. 

Ngoài việc xây dựng một sản phẩm cung cấp dịch vụ tốt, Momo còn có chiến lược kêu gọi vốn hiệu quả nên đủ năng lực tài chính để thực thiện những kế hoạch phát triển kinh doanh của mình. Ngày 21/12/2021, Momo công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ 5 (Series E). Công ty đã nhận số tiền đầu tư trị giá khoảng 200 triệu USD từ các nhà đầu tư toàn cầu bao gồm Mizuho, Ward Ferry, Goodwater Capital và Kora Management.

"Để đạt được thành công như vậy, Momo đã xây dựng một nền tảng công nghệ là App mobile với đa dạng tính năng trong các lĩnh vực: Chuyển tiền, tài chính, du lịch, giải trí, quyên góp... đáp ứng mọi nhu cầu cuộc sống người dùng, đơn giản dễ sử dụng, bảo mật an toàn...", ông Diệp chia sẻ.

MoMo ví điện tử nội địa có khoảng 20 triệu khách hàng đang gia tăng số lượng dịch vụ trên ứng dụng với mục tiêu kép: Trở thành siêu ứng dụng và có 50 triệu người dùng. Ảnh: TL.

MoMo ví điện tử nội địa có khoảng 20 triệu khách hàng đang gia tăng số lượng dịch vụ trên ứng dụng với mục tiêu kép: Trở thành siêu ứng dụng và có 50 triệu người dùng. Ảnh: TL.

Ngay cả những ngành nghề mang tính dịch vụ, chỉ trí tuệ con người có thể làm được như giáo dục, tư vấn pháp luật và y tế cũng đã ứng dụng công nghệ một cách mạnh mẽ.

Bà Phạm Thanh Nga, một trọng tài viên/hòa giải viên của Hà Nội cho hay: "Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục dựa trên công nghệ như TOPICA, hocmai, ELSA… đều đã gặt hái được những thành công nhất định. Một số công ty cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý và giải quyết tranh chấp cũng đã ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình như sử dụng Bot chat trả lời tự động, hay giải quyết tranh chấp online dựa trên nền tảng công nghệ của các Trung tâm trọng tài hay hòa giải như HIAC (http://hiac.vn), VMC (https://www.vmc.org.vn/)".

PGS.TS Nguyễn Văn Minh (giảng viên Đại học Ngoại thương và Giám đốc Viện Đào tạo và tư vấn doanh nghiệp EIT) – một chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp cho rằng: “Công nghệ là cốt lõi để phát triển. Giới trẻ yêu công nghệ, nên khởi nghiệp công nghệ là tốt. Chỉ có điều không nên hiểu công nghệ theo nghĩa hẹp mà đó là bước tiến trong mọi lĩnh vực của đời sống. Vì vậy, khởi nghiệp có cơ hội ở mọi lĩnh vực dựa trên nền tảng công nghệ.”

Đúng như nhận định của TS Nguyễn Văn Minh, hầu hết các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới đều xuất phát từ những ý tưởng ban đầu của những người có đam mê với công nghệ và có mong muốn phát triển sản phẩm và dịch vụ ứng dụng công nghệ. Họ dấn thân với hoài bão muốn tạo ra những giá trị cốt lõi, những sản phẩm thực sự chất lượng để phát triển kinh doanh một cách bền vững, có chiến lược.

Khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ là mục tiêu lâu dài trong tương lai để phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như các quốc gia trên toàn cầu. Ảnh: TL.

Khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ là mục tiêu lâu dài trong tương lai để phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như các quốc gia trên toàn cầu. Ảnh: TL.

Nêu quan điểm về vấn đề này, trao đổi với Doanh Nhân Trẻ, ông Trần Lương Sơn, chuyên gia tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp (Mentor), cho rằng, để đưa các dự án đi đường dài và "sống khỏe", hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thành công không chỉ dựa vào sản phẩm, dịch vụ, mà phải được kiến tạo bởi những sáng lập viên thực sự tài năng và đam mê với công việc với một đội ngũ làm việc phù hợp, hiệu quả cùng sự hỗ trợ của những tư vấn khởi nghiệp chuyên nghiệp, cũng như chiến lược kêu gọi vốn từ những nhà đầu tư có tầm nhìn.

Theo đó, các công ty khởi nghiệp dựa trên cơ sở công nghệ thông tin thường thường đột phá là do mô hình kinh doanh các công ty này có thể không có có quyền sở hữu trí tuệ, cho nên để cạnh tranh trên thị trường họ phải triển khai rất nhanh và cần một lượng đầu tư tài chính đáng kể. 

Lý do để nhiều người lựa chọn khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ dựa trên công nghệ thông tin là rào cản tham gia thị trường thường là thấp. Các công ty khởi nghiệp dựa trên công nghệ thông tin và mô hình kinh doanh thường không cần đầu tư lâu dài để tạo ra các sáng chế, tuy nhiên những đòi hỏi sáng tạo đột phá về mô hình kinh doanh lại là điều kiện "sống còn".

"Không nên coi rằng khởi nghiệp trên cơ sở mô hình kinh doanh và công nghệ thông tin là nhất thời. Đối với các bạn trẻ, tôi khuyến nghị, để khởi nghiệp thành công, rất nên học tập về sáng tạo trong mô hình kinh doanh, hoặc đi theo hướng nghiên cứu sâu công nghệ để có thể tạo ra được các sáng chế làm cơ sở cho khởi nghiệp, hoặc lý tưởng hơn nữa là cả hai", ông Sơn nhìn nhận và nhấn mạnh: "Lưu ý rằng hai hình thái khởi nghiệp này không hoàn toàn tách rời nhau. Những khởi nghiệp dựa trên cơ sở khoa học kỹ thuật tức là các sáng chế, nếu được áp dụng công nghệ và mô hình kinh doanh sáng tạo đột phá, thì giá trị lại càng lớn và bền vững hơn. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin khác

Chuyển đổi số
Bộ Công Thương nhận định thương mại điện tử tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế internet và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
17 giờ
Xu thế
Microsoft hiện đang giới thiệu mẫu PC thu nhỏ mới chuyên dụng mới cho dịch vụ đám mây Windows 365, được thiết kế với mục đích kết nối các nhân viên công ty với các thiết bị và tập tin trên đám mây.
1 ngày
Công nghệ Số hóa
Đơn vị viễn thông của Softbank sẽ là khách hàng đầu tiên sở hữu con chip Blackwell mới nhất của Nvidia - con chip mà Nvidia cho rằng được thiết kế tốt nhất cho siêu máy tính.
1 tuần
Chuyển đổi số
FPT, Viettel, CMC hay VinAI đều cho thấy tham vọng vô cùng lớn của họ với trí tuệ nhân tạo.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Theo CEO của công ty công nghệ sức khỏe Oura, Apple sẽ không công bố mẫu nhẫn thông minh mới, bất chấp có những đồn đoán rằng gã khổng lồ công nghệ này có thể cân nhắc tham gia sản xuất danh mục sản phẩm này.
1 tuần
Chuyển đổi số
3 “anh lớn” ngành viễn thông nội địa là Viettel, VNPT và MobiFone đang dồn lực triển khai hạ tầng 5G với những tính toán thận trọng và có chọn lọc.
1 tuần
Chuyển đổi số
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
2 tuần
An toàn thông tin
Chuyên gia cho rằng cần có hành lang pháp lý để kiểm soát sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng nên quy trách nhiệm cho người dùng AI chứ không phải bản thân AI.
2 tuần
Chuyển đổi số
Starbucks, Amazon cho đến các tổ chức tài chính hàng đầu như JPMorgan, Bank of America... đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động marketing và bán hàng.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
OpenAI đang hợp tác với Broadcom và TSMC để phát triển con chip nội bộ đầu tiên được thiết kế nhằm hỗ trợ các hệ thống trí tuệ nhân tạo của công ty, đồng thời công ty cũng bổ sung chip AMD và Nvidia để đáp ứng nhu cầu gia tăng về cơ sở hạ tầng.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Apple vừa công bố phiên bản iMac sử dụng con chip M4 mới nhất của hãng. Giá khởi điểm của chiếc máy là 1.299 USD, người dùng có thể đặt hàng trước khi máy được chính thức phát hành vào ngày 8/11.
3 tuần
Xu thế
Theo chuyên gia, khi 5G bùng nổ thì các thiết bị công nghệ ứng trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật cũng bùng nổ, con chip vì thế sẽ có mặt trong rất nhiều sản phẩm thông dụng của đời sống.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Apple vừa phát hành phiên bản thử nghiệm của một loạt các tính năng Apple Intelligence, trong đó bao gồm cả việc tích hợp với ChatGPT.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Arm Holdings đang hủy bỏ những giấy phép cho phép đối tác là Qualcomm sử dụng tài sản trí tuệ để thiết kế chip trong bối cảnh cuộc chiến pháp lý giữa hai công ty đang diễn ra.
4 tuần
Xu thế
Đây là mặt trái đáng lo ngại của công nghệ mới khi việc gia tăng ứng dụng công nghệ lại ảnh hưởng lớn hơn tới môi trường.
1 tháng
Xem thêm