Thứ ba, 22/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngành F&B - khách 'chê' tiền mặt nhưng chủ chưa 'mặn'

Duy Long
- 11:00, 01/07/2022

(DNTO) - Đơn giản, nhanh gọn, nhiều ưu thế, thanh toán không dùng tiền mặt đang dần khiến giới trẻ khó từ chối sức hấp dẫn của nó. Tuy nhiên, giới chủ trong ngành F&B lại chưa mặn mà.

 Xu hướng giới trẻ

Ngành F&B hiện trở mình mạnh mẽ sau nhiều ngày tháng im ắng vì Covid-19. Thanh toán không dùng tiền mặt được đánh giá đóng vai trò “cộng sinh”, thậm chí được xem “có công” kéo ngành này đi lên. Quan điểm “tiền mặt là vua” bắt đầu lỗi thời, âu cũng là sự vận động tất yếu trong xu hướng chi tiêu của người Việt nói riêng và trên toàn thế giới.

Báo cáo từ Công ty Tư vấn và quản lý toàn cầu (McKinsey) năm 2021 cho biết, 97% Gen Z (những người được sinh từ năm 1997-2012) và Gen Y (những người được sinh từ năm 1981-1996) cho biết sẽ tiếp tục lựa chọn mua sắm trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt dù có dịch bệnh hay không. 

Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt được nhiều bạn trẻ ưa chuộng.

Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt được nhiều bạn trẻ ưa chuộng.

Theo tìm hiểu của Doanh Nhân Trẻ, tại một chuỗi hàng ăn ở TP.HCM, với mức giá bán ra thị trường dao động từ 250.000-500.000đ/thực khách, trước khi dịch bệnh xảy ra, thanh toán không dùng tiền mặt đạt 38% doanh thu của chuỗi. Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua, con số này đã tăng lên khá nhiều, thậm chí có tháng lên tới 50-60%. 

Thống kê trên mạng lưới đối tác F&B của riêng ví điện tử Payoo, nửa đầu tháng 4 năm nay, thanh toán không tiếp xúc chiếm gần 44% tổng khối lượng giao dịch của mạng lưới này, chiếm gần 40% giá trị giao dịch; cùng thời điểm này năm ngoái, tỷ lệ trên mới chỉ chiếm lần lượt 27% và 28%.

Nhiều chương trình khuyến mại được tung ra từ các ví điện tử, các ngân hàng với mức triết khấu lên tới 10% thu hút sự quan tâm của khách hàng, nhất là giới trẻ, lực lượng được đánh giá có nhu cầu ăn uống bên ngoài, sử dụng các dịch vụ và sản phẩm trong ngành F&B cao nhất hiện nay.

“Ưu đãi lên đến 10% cho mỗi hóa đơn là một con số đáng kể”, ông Đỗ Duy Thanh - Founder & CEO FNB Director cho biết, đặc biệt tại quán ăn tầm trung và tầm cao, tỷ lệ khách hàng không dùng tiền mặt cao hơn rất nhiều. “Giới trẻ khá ưa thích bởi sự tiện lợi của phương thức này”, ông Thanh nói.

Khách “khoái” nhưng chủ không chuộng

Tuy nhiên, không phải lúc nào phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng được ưa chuộng.

Đại diện một chuỗi Nem nướng Nha Trang có tới 6 chi nhánh tại TP.HCM cho biết, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt rất thấp, chỉ tầm 10-20 bill/tháng, chiếm khoảng 5% doanh thu tổng hoạt động cà thẻ và ví điện tử. Tương tự, tại một chuỗi bún bò có tới 4 nhà hàng, nếu trước dịch, thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 1% doanh thu của nhà hàng, thì sau dịch, con số này tăng lên 5%. 

Nhiều chủ nhà hàng chưa có chiến lược phi tiền mặt hay có cũng được không có cũng không sao. Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên phần lớn do sự chủ động của khách hàng và đơn vị tài chính như ví điện tử và ngân hàng.

Ngành F&B hiện tại vẫn được coi là ngành kiếm tiền mặt cùng với bán lẻ”, ông Đỗ Duy Thanh - Founder & CEO FNB Director nhận định

Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh thu nhà hàng mặc dù tăng nhưng không đáng kể. Thực tế khi số tiền nhỏ thường khiến khách hàng không chuộng phương thức này. Bản thân các nhà hàng nhỏ lẻ cũng không “mặn mà” dẫn đến không có nhiều hình thức khuyến khích như voucher, giảm giá, hay đầu tư máy cà thẻ…

Nói về điểm “nghẽn” này, ông Thanh cho biết: “Với mô hình nhỏ, chủ cơ sở kinh doanh kiểu hộ gia đình chưa quen việc đối chiếu thanh toán cả tiền mặt và phi tiền mặt. Đặc biệt, khoản chi phí 1-1,5% với ví điện tử và cà thẻ ngân hàng cũng là mối quan tâm lớn khi tính toán đến lợi nhuận hàng ngày của chủ cửa hàng.

Nhìn sang Trung Quốc, thanh toán điện tử đã trở thành công cụ phổ biến, ngày càng được người dân ưa chuộng. Tính đến tháng 3/2020, đất nước hơn 1,4 tỷ dân đã có 776,8 triệu người, hơn một nửa dân số, sử dụng thanh toán di động. Tuy nhiên để có kết quả này, Trung Quốc đã cần tới 7, 8 năm để chuẩn bị. 

Việt Nam đang thực hiện đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng, giá trị giao dịch không dùng tiền mặt đạt 20-25%/năm; đến cuối năm 2025, 80% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng… Điều này không quá khó trong bối cảnh hiện nay bởi đây là xu thế tất yếu, nhưng cần sự chung tay của cả xã hội.

Số tiền nhỏ thường khiến khách hàng không chuộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Số tiền nhỏ thường khiến khách hàng không chuộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Nhất là với ngành F&B, cần bắt nhịp nhanh xu thế như: công nghệ sinh trắc - được xác định là phương pháp giao dịch an toàn và phổ biến trong tương lai khi smartphone phủ sóng trên toàn thế giới, bán hàng đa kênh (Omnichannel) cung cấp các trải nghiệm mới cho khách hàng, cá nhân hóa các đối tượng khách hàng,  ứng dụng công nghệ trong phương thức vận chuyển và tiếp cận khách hàng ...

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Sau khi chinh phục ngưỡng 1.500 điểm trong phiên sáng, VN-index đã quay đầu giảm mạnh, cho thấy sự thách thức của ngưỡng kháng cự quan trọng trên thị trường.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tỷ giá được dự báo tiếp tục neo cao do nhiều nguyên nhân từ nội tại trong nước như chênh lệch lãi suất USD - VND, giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, sự thu hẹp của thặng dư thương mại và dòng vốn FDI. Theo đó, đây tiếp tục là rủi ro cần được quan sát trong nửa cuối năm nay, theo MBS.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán châu Á, ngày 17/7, đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động và phân hóa, khi các nhà đầu tư phải cân bằng giữa đà tăng tích cực từ Phố Wall và những lo ngại sâu sắc về các yếu tố chính sách vĩ mô toàn cầu. Thay vì một xu hướng tăng đồng bộ, một bức tranh đa chiều đã phản ánh sự nhạy cảm của khu vực trước những tín hiệu từ Washington và các dữ liệu kinh tế quan trọng.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của chuyên gia của VPBankS. Theo ông, việc VN-Index có thể vượt đỉnh lịch sử năm 2021-2022 chỉ còn là câu chuyện thời gian và kỳ vọng, mốc thời gian vượt qua có thể rơi vào tầm tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay và trong điều kiện dòng tiền ngoại tiếp tục giải ngân mạnh mẽ như hiện nay, VN-Index có thể chạm vùng đỉnh tầm cuối tháng 7, đầu tháng 8 này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi dân số nhanh chóng. Sự già hóa dân số là cơ hội để phát triển thị trường hàng hóa phục vụ nhu cầu đặc thù cho người cao tuổi, giới chuyên môn gọi là nền kinh tế bạc. Hiện nay, tuy chưa được khai thác triệt để nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn trong lĩnh vực này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia VinaCapital đánh giá, dù áp lực lên tỷ giá không hề nhỏ tuy nhiên sự biến động của tỷ giá nếu có cũng không đáng quan ngại bởi đang có nhiều yếu tố tích cực ủng hộ cho thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo quy định mới, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, sẽ áp dụng quy trình thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động qua các đơn vị chuyển phát nhanh.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán đã ghi nhận nhiều dấu ấn đặc biệt trong tuần qua như việc VN30 lập đỉnh, khối ngoại chi mạnh giải ngân cùng triển vọng VN-Index vượt đỉnh lịch sử trong tâm lý tích cực của nhà đầu tư.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Một làn sóng chấn động đã lan khắp các thị trường châu Á vào phiên giao dịch ngày 8/7, nhưng không theo cách mà nhiều người vẫn dự đoán.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tâm lý lo lắng của người dân đã lan ra tiêu dùng, cùng đó sự chậm lại của vòng quay tiền trong nền kinh tế dù cung tiền đẩy ra nhiều là nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Thủ tướng.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tác động thuế quan với các doanh nghiệp có thể xuất hiện trong quý 3 và quý 4 tới đây. Khi mức định giá của thị trường đã không còn rẻ, VN-Index được cho sẽ hướng tới vùng giá mục tiêu 1.420 điểm, khó vượt lên vùng đỉnh lịch sử năm 2022, SHS Research cho biết.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
2 tuần
Xem thêm