Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Mỳ chũ Bắc Giang sang Nhật, Hàn, EU và cách doanh nghiệp làm ăn với người nông dân

Huyền Trang
- 20:05, 25/05/2023

(DNTO) - Quyền lợi đi liền với trách nhiệm và phải được thể hiện rõ bằng các cam kết trong hợp đồng, là cách doanh nghiệp thương mại có thể làm ăn lâu dài với người dân dân.

Doanh nghiệp cam kết tiêu thụ, người nông dân cam kết chất lượng đã giúp mỳ chũ Bắc Giang đặt chân đến nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: T.L.

Doanh nghiệp cam kết tiêu thụ, người nông dân cam kết chất lượng đã giúp mỳ chũ Bắc Giang đặt chân đến nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: T.L.

Là một trong số ít các sản phẩm nông sản xuất ngoại, mỳ Chũ Nam Thể, đặc sản của Bắc Giang đã đạt chứng nhận bảo hộ độc quyền nhãn mác hàng hóa tại 5 nước châu Á (Lào, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan), đã bước đầu bước chân sang các nước châu Âu.

Mặc dù sản phẩm đã có chứng nhận ISO, OCOP, nhưng theo ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Tiêu thụ mỳ Chũ Nam Thể, không thể hài lòng với những gì đã có mà càng phải làm tốt hơn vì như thế mới đảm bảo sản phẩm có thể đi lâu dài.

“Nhu cầu của sản phẩm mỳ Chũ ngày càng tăng vì chúng tôi quản lý được sản lượng, chất lượng đồng đều, như vậy thị trường mới yêu quý. Năm 2022, HTX đạt sản lượng gần 1.000 tấn”, ông Nam chia sẻ trong Tọa đàm “Phát triển sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu Vùng đồng bào dân tộc miền núi”, hôm 25/5.

Hiện sản lượng mỳ Chũ chỉ đáp ứng 20% nhu cầu xuất khẩu. Bởi công đoạn phơi còn phụ thuộc vào ánh nắng tự nhiên, ngày mưa buộc phải dừng sản xuất. Tuy nhiên, ông Nam cho biết, mỳ Chũ ngon do được tạo ra bởi bàn tay của người làm nghề, cái nắng, cái gió của tự nhiên. Rất nhiều sản phẩm mỳ làm từ gạo theo cách công nghiệp nhưng không đảm bảo hương vị truyền thống.

Nhưng để việc sản xuất giữ được hương vị nhưng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn xuất khẩu, Hợp tác xã Nam Thể sử dụng tem truy xuất nguồn gốc. Khoảng 10 năm trở lại đây, mỗi hội viên trong hợp tác xã được gắn một mã số. Khi ra thị trường, sản phẩm gặp vấn đề về chất lượng (bụi, sạn, ẩm mốc, hôi…) sẽ biết được do hộ nhà nào sản xuất.

“Tem truy xuất nguồn gốc khẳng định vị trí của nhà sản xuất. Đặc biệt, người dân cũng có trách nhiệm hơn. Với mỳ chũ, chúng tôi khoán sản phẩm đến từng hội viên. Bà con có mã số, muốn giữ nghề phải sản xuất nghiêm túc. Giữa hợp tác xã và người nông dân phải có cam kết về quyền lợi và trách nhiệm. Hợp tác xã cam kết thị trường tiêu thụ, đảm bảo đầu ra. Người nông dân phải cam kết sản xuất xanh, sạch, đảm bảo tiêu chuẩn”, ông Thể nói.

Làm việc bằng các hợp đồng giao thương khiến mối liên kết doanh nghiệp - nông dân thêm chặt chẽ. Ảnh: T.L.

Làm việc bằng các hợp đồng giao thương khiến mối liên kết doanh nghiệp - nông dân thêm chặt chẽ. Ảnh: T.L.

Tương tự mỳ Chũ, mới đây, 7,5 tấn đậu đũa ngâm muối của nông dân xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) đã xuất khẩu thành công sang Nhật Bản. Bắt đầu từ vụ xuân năm nay, nông dân Gia Phú tiếp tục trồng đậu đũa xuất khẩu với quy mô đăng ký luân kỳ 6ha. Hợp tác xã liên kết sẽ thu mua, sơ chế tại chỗ theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, ký hợp đồng xuất khẩu qua Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Việt Nam.

Câu chuyện đậu đũa Gia Phú khiến nhiều người đặt tia hi vọng mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, ông Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp cho biết mô hình giống như đậu đũa để mở rộng tại Việt Nam còn khó khăn vì để đạt được các tiêu chuẩn xuất khẩu cao như của Nhật Bản, cần hệ sinh thái từ đất, nước, khí hậu, địa hình, tập quán canh tác… rất gắt gao.

Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu của ta còn ít, liên kết với dân còn hạn chế, có thể do thiếu vốn, thiếu khoa học kĩ thuật hay ngay cả vị trí địa lý quá xa khiến chi phí quản lý tăng lên. Đó là lý do doanh nghiệp gắn bó với nông nghiệp còn chậm. Bên cạnh đó, tập quán của người dân lao động theo kinh nghiệm, thói quen. Mà để một sản phẩm xuất khẩu phải đảm bảo ít nhất 130 tiêu chuẩn. Do đó để thay đổi thói quen sản xuất mất thời gian rất dài và cán bộ nông nghiệp phải thực sự gắn bó sâu sắc với người dân.

Bà Trần Thanh Bình – Trưởng phòng Phòng XNK hàng Nông – Lâm - Thuỷ sản, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết Bộ Công thương qua các hoạt động xúc tiến thương mại cũng đã truyền thông, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thông qua chương trình Food of Vietnam. Trong đó có 9 sản phẩm nông sản được chú trọng: ngũ cốc, chè, rau quả, trái cây, hạt tiêu, hạt điều, cà phê…

Tuy nhiên để xây dựng thương hiệu và định vị cho mặt hàng nông sản phải bắt nguồn từ việc xây dựng chiến lược dài hạn ở cả 3 cấp độ: doanh nghiệp/hợp tác xã, địa phương và cơ quan quản lý nhà nước. Với doanh nghiệp, cần chủ động đưa ra chiến lược cho sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn các thị trường. Đây là điều kiện tiên quyết khi làm thương hiệu. Từ đó, địa phương và cơ quan quản lý địa phương mới có cơ sở để hỗ trợ.

“Câu chuyện vải thiều, mỳ Chũ rất thành công nhưng vẫn còn rất nhỏ. Mỗi địa phương trên cả nước hiện này còn sản xuất tự phát, chưa tập trung, chưa quy mô và theo sự chủ động của từng địa phương. Do đó việc kiểm soát về chất lượng, quy trình sản xuất để đưa mẫu mã sản phẩm đồng đều còn hạn chế”, bà Bình nói.

Đại diện Bộ Công thương cũng cho biết thời gian tới sẽ tập trung rà soát các cơ sở pháp lý tiến hành các hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu theo đặc thù của từng địa phương, để mỗi địa phương phát huy tối đa năng lực sản xuất và tiếp cận thị trường xuất khẩu.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 18/4, tại TTC Van Phong Bay Resort, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành đã có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời là doanh nhân, đại diện ngân hàng, trường đại học, các đối tác, khách hàng, thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các nhà khởi nghiệp trẻ, những người quan tâm đến quản trị - kinh doanh… về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
1 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
2 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong bối cảnh tổng cầu vẫn suy yếu, theo chuyên gia, chính sách vĩ mô thời gian tới cần phải “nhẹ” về tiền tệ và “nặng” về tài khoá, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
3 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 17/4, Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng (YBA Đà Nẵng), đã đón tiếp đoàn công tác Thành phố tiêu biểu Goyang (Hàn Quốc), đến thăm, làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng về đào tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
20 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhờ những nỗ lực giảm phát thải, tăng trưởng xanh đã giúp nhóm doanh nghiệp này dễ dàng được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước rót vốn.
23 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng thẻ tín dụng, đến nay đã đạt mốc 1 triệu khách hàng.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo chuyên gia, doanh nghiệp logistics phải tìm cách giảm phát thải trong chính hoạt động vận chuyển, vận tải và vận hành để không bị đào thải khỏi các hoạt động thương mại toàn cầu.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giải thưởng này do Tạp chí Kinh tế Việt Nam / VnEconomy / Vietnam Economic Times tổ chức từ năm 2001, nhằm ghi nhận các doanh nghiệp FDI có hoạt động sản xuất, kinh doanh ấn tượng và đóng góp tích cực cho địa phương và nền kinh tế quốc gia.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai bên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thành viên tham gia mở rộng thị trường, liên danh liên kết đầu tư, trên cơ sở bình đẳng và lợi ích chung, tuân thủ theo luật pháp và quy định của mỗi bên.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), về việc phối hợp triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực KH&CN, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinschool - Hệ thống giáo dục lớn nhất Việt Nam thuộc Tập đoàn Vingroup - bắt đầu tuyển sinh tại đảo ngọc Phú Quốc và dự kiến khai giảng khóa đầu tiên tại Phú Quốc vào tháng 8/2024. Nằm trong khuôn viên siêu quần thể Phú Quốc United Center, Vinschool Grand World Phú Quốc với đầy đủ các cấp học sẽ là “làn gió mới” đem chương trình giáo dục toàn diện nhất tới Thành phố đảo Ngọc.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tối 14/4, tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang đã đón nhận cờ chuyển giao Cụm trưởng Cụm Trung du Bắc bộ năm 2024, từ Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 14/4, tại sân bóng đá Ecopark (Hải Dương), Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh và Hội Người khuyết tật tỉnh, tổ chức “Ngày hội thanh niên khuyết tật tỉnh Hải Dương năm 2024”.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, TTC AgriS, ASIF Foundation và Hội LHTN Việt Nam TP.HCM ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác sửa chữa và xây mới 50 công trình cộng đồng trường học đạt chuẩn trên địa bàn TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đại diện các doanh nghiệp lâm, thuỷ sản cho rằng, tồn kho hiện nay không chỉ 3 tháng mà có thể lên tới 6 tháng, tạo áp lực rất lớn về đảm bảo thời gian đảo các khoản vay. Kiến nghị ngân hàng tăng thời hạn tín dụng cho các khoản vay lên 6 hoặc 9 tháng, đồng thời, xem xét tăng tỉ lệ thế chấp của doanh nghiệp. 
3 ngày
Xem thêm