Thứ bảy, 13/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Lối thoát nào giúp các doanh nghiệp vượt sóng dữ Covid?

Hoàng Yến
- 16:30, 02/09/2021

(DNTO) - Đợt dịch bệnh lần thứ 4 tựa như một đòn giáng mạnh khiến nhiều doanh nghiệp vốn đang đuối sức rơi vào tình trạng kiệt quệ. Trước tình thế sống còn hiện nay, khi dịch bệnh vẫn còn phức tạp, doanh nghiệp Việt cần làm gì để vượt qua “sóng dữ”?

Hãy cùng nhau ra biển lớn

Trao đổi với Doanh Nhân Trẻ Việt Nam về vấn đề này, PGS, TS Bùi Thị Minh Hồng, Trường Quản lý, Đại học Bath, Vương quốc Anh cho biết, hiện có 3 xu thế mà doanh nghiệp Việt cần nắm bắt.

 
Hãy hợp tác để cùng nhau phát triển thành các chuỗi giá trị lớn mang thương hiệu Việt thay vì cạnh tranh, triệt hạ lẫn nhau.

PGS, TS Bùi Thị Minh Hồng, Trường Quản lý, Đại học Bath, Vương quốc Anh

Thứ nhất, chuyển đổi số không còn là khẩu hiệu mà nó là sự sống còn của các doanh nghiệp. Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gần đây đã chỉ ra điều này, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Doanh nghiệp nào hiểu biết về AI và các ứng dụng của nó trong kinh doanh, doanh nghiệp đó sẽ có thị phần, càng sớm càng lớn, càng sáng tạo càng nổi trội.

Thứ hai, các doanh nghiệp Việt đang có cơ hội để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu khi Việt Nam đã ký được nhiều hiệp định thương mại song phương với các thị trường khó tính nhưng giá trị cao như Anh và châu Âu. Nhiều khách hàng quốc tế tin tưởng chuỗi cung ứng từ Việt Nam cũng một phần nhờ vào sự thành công của việc chống dịch năm 2020. Do đó, Việt Nam hãy chống dịch thật tốt và duy trì sản xuất nếu được.

Dịch bệnh đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Ảnh: moit.gov.vn

Dịch bệnh đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Ảnh: moit.gov.vn

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt cần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để hợp thành “đoàn thuyền lớn ra đại dương”. Hợp tác để cùng nhau phát triển thành các chuỗi giá trị lớn mang thương hiệu Việt thay vì cạnh tranh triệt hạ lẫn nhau.

Theo PGS. TS Bùi Thị Minh Hồng, nếu không may doanh nghiệp của bạn không thể hoạt động trong thời điểm này, hãy tận dụng thời gian vào mạng học hỏi, suy ngẫm và lên kế hoạch trở lại. Tuyệt đối không chán nản, vì không chỉ riêng bạn mà cả thế giới đang trải qua những tháng ngày khủng khiếp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy nhiều doanh nghiệp đã thành công vượt trội trong hoàn cảnh bi thương này.  

“Miếng bánh thị trường là của các bạn nếu không ngừng học hỏi, sáng tạo và lấy đạo đức kinh doanh làm trọng. Trong thời đại số, mọi hành vi gian lận, xấu xí, độc hại đều dễ dàng bị phơi bày”, PGS. TS Bùi Thị Minh Hồng nhận định.

Hơn 6.000 doanh nghiệp rút lui trong tháng 8 

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 8 và tám tháng đầu năm nay vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, riêng trong tháng 8 có tới 6.441 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, con số này đã giảm 34,9% so với tháng trước và giảm 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 3.118 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 2.511 doanh nghiệp đang chờ giải thể và 812 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể.

“Sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam”, Tổng cục Thống kê nhận định.

Biểu đồ so sánh một số chỉ số trong tám tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái - Nguồn: TTXVN

Biểu đồ so sánh một số chỉ số trong tám tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái - Nguồn: TTXVN

 
Nếu không may doanh nghiệp của bạn không thể hoạt động trong thời điểm này, hãy tận dụng thời gian vào mạng học hỏi, suy ngẫm và lên kế hoạch trở lại. Tuyệt đối không chán nản.

PGS, TS Bùi Thị Minh Hồng, Trường Quản lý, Đại học Bath, Vương quốc Anh

Tính chung 8 tháng đầu năm, cả nước có 85,5 nghìn doanh nghiệp dừng cuộc chơi, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó riêng TP.HCM có 24 nghìn doanh nghiệp, chiếm 28,1%. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 43,2 nghìn, chiếm 50,5% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Những con số trên là sự minh chứng cho sức tàn phá nặng nề của cơn bão mang tên Covid-19 đối với hoạt động kinh tế xã hội của cả nước, đặc biệt là đợt dịch bệnh lần thứ 4 này.

Một cơ thể ốm luôn cần chăm sóc cũng như thời gian để có thể hồi phục. Với các doanh nghiệp cũng vậy, hơn lúc nào hết, mỗi doanh nghiệp cần bản lĩnh, nghị lực cũng như lý trí để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai tăng kịch trần, kết phiên trong tình trạng cháy hàng. Đáng nói, diễn biến này xảy ra ngay sau phán quyết toà án của vụ Vạn Thịnh Phát liên quan trực tiếp đến Quốc Cường Gia Lai.
21 giờ
Tài chính - Thị Trường
Sau báo cáo lạm phát của Mỹ với kết quả nằm ngoài dự báo trước đó, chỉ số DXY tăng vọt, vậy liệu có hay không áp lực với tỷ giá trong nước?
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá dầu diezen và dầu hỏa tăng mạnh trong kỳ điều hành 11/4, giá xăng biến động không lớn
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thanh khoản trên thị trường sụt giảm phiên thứ 4 liên tiếp cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư, cũng như lo lắng về rủi ro có thể xảy ra với thị trường.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hiện sắp vào mùa cao điểm, giá vé máy bay nội địa tăng cao đã khiến nhiều doanh nghiệp du lịch gặp áp lực.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều ngân hàng đặt ra các kế hoạch kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ, thể hiện sự lạc quan về tình hình kinh tế năm nay cũng như muốn các cổ đông nhìn thấy được quyết tâm của chính họ trong giai đoạn nhiều thử thách này.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quý 1/2024, nền kinh tế bắt đầu ngấm vốn và "chảy" trở lại sau thời gian dài suy giảm, để đích tăng trưởng tín dụng cho cả năm bớt chênh vênh, kỳ vọng nhà điều hành sẽ tiếp tục triển khai các chương trình lãi suất ưu tiên, duy trì ổn định và thực chất, để doanh nghiệp chủ động với bài toán kinh doanh. 
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chi phí cuộc sống gia tăng trong khi các tài chính hộ gia đình khó khăn hơn đã khiến lĩnh vực tiêu dùng không tăng trưởng như kì vọng, lo ngại tác động đến tăng trưởng kinh tế.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá vàng nhẫn 9999 đang "nóng bỏng tay" tăng không ngừng, liên tiếp lập đỉnh lịch sử, đến 16h00 ngày 08/04, đã vượt xa mốc cao chưa từng có là 75,18 triệu đồng/lượng. Các thương hiệu vàng nhẫn duy trì giá bán cách nhau hàng triệu đồng/lượng, nguyên nhân do đâu?    
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Báo cáo sau kiểm toán của nhiều công ty niêm yết được công bố khiến không ít nhà đầu tư bất ngờ, kỳ vọng của họ dành cho nhiều cổ phiếu bị giảm sút.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, hiện VN-Index đang trong quán tính giảm ngắn hạn, có thể điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.230 điểm. Tuy vậy, nhà đầu tư chưa nên vội bắt đáy trong bối cảnh sức nóng tỷ giá chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và biến động thị trường đang ở mức lớn.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hiện giá USD bán ra tại nhiều ngân hàng đã vượt 25.000 đồng, chạm trần quy định. Như vậy, chỉ trong  quý 1/2024, tỷ giá đã biến động bằng gần mức cả năm 2023. Lo ngại hàng hóa bán tại thị trường châu Âu, Mỹ có giá cao hơn, tiêu thụ chậm hơn, doanh nghiệp kiến nghị hạ lãi suất vay USD ở mức dưới 4%. 
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu NVL của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) trở thành cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất trên sàn chứng khoán khi có hơn 107 triệu đơn vị được trao tay, khối lượng cao nhất một năm qua.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhà đầu tư đồng loạt đặt lệnh xả hàng cổ phiếu POM của Công ty cổ phần Thép Pomina. Ngày 4/4, cổ phiếu này vẫn còn hơn 5 triệu đơn vị nằm sàn chờ bán, trong khi chiều mua hoàn toàn trắng bảng.
1 tuần
Xem thêm