Thứ ba, 16/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Mạch sản xuất của nền kinh tế đang dần được cải thiện và tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống dưới mức mục tiêu, giới phân tích nhận định nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất tái cấp vốn ổn định ở ngưỡng 4,5% trong năm 2024 để tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng phục hồi.
Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị các ngân hàng thương mại bằng mọi biện pháp từ nay đến cuối năm tiết giảm lãi suất các khoản vay cũ để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Giới phân tích vừa dự báo, lãi suất huy động giảm mạnh trong tháng 8, tín dụng phục hồi trong bối cảnh thanh khoản hệ thống không chịu quá nhiều áp lực trong tháng 9, cùng với yếu tố lạm phát tăng trở lại, do vậy sẽ chưa cần thiết để Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm tiếp lãi suất điều hành trong quý 3/2023. 
Giới phân tích cho rằng, lãi suất cho vay sẽ giảm rõ rệt hơn trong thời gian tới do chi phí vốn của các Ngân hàng Thương mại đang giảm nhờ tác động từ các đợt cắt giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước.
Trong bối cảnh nền lãi suất đang hạ nhiệt, lo ngại "đích đến" của hàng triệu tỷ đồng tiền gửi ngân hàng sắp đáo hạn sẽ tìm kiếm cơ hội ở những kênh đầu tư khác. Điều này đang là thách thức cho hoạt động huy động vốn của các nhà băng trong giai đoạn tới.
Có nhiều lý do để giới phân tích kỳ vọng lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng sẽ giảm xuống 6,5%/năm trong năm nay, như nhu cầu thị trường bất động sản ảm đạm; Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, từ đó bơm thêm tiền vào nền kinh tế; NHNN vẫn còn dư địa để giảm lãi suất điều hành.
Trước tình hình các doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn như hiện nay, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các ngân hàng tiếp tục "thắt lưng buộc bụng" tiết giảm chi phí hoạt động, để thiết lập mặt bằng lãi suất hợp lý hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.
Tối 23/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức thông báo hạ lãi suất điều hành, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 5,5% mỗi năm xuống còn 5,0%/năm, áp dụng từ 25/5. 
Sau hai đợt giảm lãi suất điều hành, nhiều chuyên gia dự đoán, khả năng thị trường sẽ đón nhận thêm một đợt giảm mới.
Trong bối cảnh lãi suất huy động giảm, các chuyên gia cho rằng, gửi tiết kiệm vẫn là kênh thu hút dòng tiền trong thời gian tới. Tuy nhiên, thay vì linh hoạt tạo dòng tiền với gửi kỳ hạn ngắn như trước đây, người dân chọn kỳ hạn gửi trung - dài hạn để đỡ "thiệt thòi".
Chiều tối 31/3, Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt quyết định giảm các loại lãi suất điều hành, hiệu lực thi hành từ ngày 3/4. Với mức giảm từ 0,3-0,5%/năm. Sau lần điều chỉnh này, người dân khi gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng, lãi suất cao nhất chỉ còn 5,5%/năm.
Theo TS. Nguyễn Xuân Hải, trong bối cảnh lạm phát các nước chưa được kiểm soát, khả năng ngân hàng trung ương các nước tiếp tục đà tăng lãi suất thì động thái hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước có thể lại là nguyên nhân gây thêm áp lực cho chỉ số giá tiêu dùng trong nước.