Thứ sáu, 27/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Lãi suất bất ngờ tăng cao lên đỉnh, vay vốn sẽ ngày càng đắt đỏ

Tuấn Dũng
- 07:30, 24/05/2021

(DNTO) - Gần đây, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đột ngột tăng mạnh, cao gấp 2-3 lần thời điểm đầu năm. Việc lãi suất liên ngân hàng lập đỉnh khiến nhiều người lo ngại lãi suất cho vay cũng sẽ tăng theo.

 Lãi suất liên ngân hàng đột ngột tăng mạnh

Sau một thời gian khá dài duy trì ở mức thấp, từ giữa tháng 4, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đột ngột tăng mạnh. Cụ thể, đầu tháng 4, lãi suất bình quân tiền đồng giao dịch giữa các ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng chỉ ở mức từ 0,25-1,27%/năm. Đến ngày 28/4, lãi suất liên ngân hàng ở kỳ hạn qua đêm tăng lên 1,2%/năm, 1 tuần tăng 1,46%/năm, 2 tuần tăng lên 1,33%/năm, 1 tháng tăng tới 1,5%/năm. Như vậy, lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng cuối tháng 4 đã tăng gấp 2-3 lần so với đầu tháng.

Trong hai tuần đầu của tháng 5, lãi suất vay mượn vốn giữa các ngân hàng tiếp tục tăng nhẹ ở hàng loạt kỳ hạn.

Trong tuần từ 6-13/5, theo số liệu từ Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lãi suất vay mượn vốn giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng tăng nhẹ ở cả 3 loại kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất qua đêm, 1 tuần và 2 tuần có mức tăng lần lượt là 0,03%, 0,03% và 0,02% so với tuần trước đó. Ngày 13/5, lãi suất qua đêm ở mức 1,24%/năm, còn lãi suất kỳ hạn 1 tuần và kỳ hạn 1 tháng đều ở mức 1,38%/năm.

tien-1

Sang tuần này, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục biến động. Ngày 17/5, lãi suất qua đêm giảm nhẹ và ở mức 1,22%/năm; 1 tuần ở 1,26%/năm.

Đến 19/5, lãi suất vay mượn vốn giữa các ngân hàng ở một loạt kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống lại tăng 0,02-0,03 điểm phần trăm. Theo đó, các mức lãi suất kỳ hạn ngắn xoay quanh vùng qua đêm là 1,22%; 1 tuần là 1,33%; 2 tuần là 1,39% và 1 tháng là 1,49%.

Diễn biến những phiên giao dịch gần đây cho thấy, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn ngắn hiện nay đều vượt xa mốc 1%/năm. Dù có xu hướng dần ổn định nhưng lãi suất vay mượn vốn giữa các ngân hàng các kỳ hạn ngắn hiện vẫn thiết lập được mặt bằng mới, cao gấp 2-3 lần so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, lãi suất qua đêm từ mức 0,25%/năm hồi đầu tháng 4 hiện đã lên mức 1,22%/năm. Mức lãi suất này tăng gấp 4 so với mức lãi suất qua đêm trước đó.

Nhận định về nguyên nhân khiến lãi suất liên ngân hàng tăng cao, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh là do nhu cầu nhận nguồn tăng ở một số ngân hàng thương mại lớn.

Còn Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho hay, nguyên nhân khiến lãi suất liên ngân hàng tăng cao là do cầu tín dụng tăng mạnh, trong khi mức tăng cung vốn lại thấp hơn, không đáp ứng nhu cầu.

Một lý do nữa là nếu trước đây các ngân hàng có hai kênh hỗ trợ thanh khoản từ cơ quan quản lý Nhà nước là kênh thị trường mở OMO và việc mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước thì hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang mua ngoại tệ kỳ hạn, khiến việc bơm tiền đồng để hỗ trợ thanh khoán thông qua động thái mua vào ngoại tệ bị hạn chế khá nhiều.

Cùng với diễn biến của lãi suất, quy mô giao dịch vay mượn vốn giữa các ngân hàng cũng tăng đột biến. Vào tuần đầu tháng 5, trung bình mỗi ngày các tổ chức tín dụng vay mượn nhau tới hơn 147.000 tỷ đồng, tăng 14% so với tuần trước. Việc gia tăng quy mô vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng phản ánh lượng cầu lớn. Đây là một trong những yếu tố làm lãi suất liên ngân hàng tăng đột biến.

Lãi suất liên ngân hàng cao có làm tăng lãi suất cho vay?

Qua đợt biến động tăng mạnh của lãi suất liên ngân hàng gần đây, nhiều người lo ngại lãi suất cho vay cũng sẽ tăng theo.

Tuy nhiên, theo Bộ phân Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, cầu tín dụng có thể bị ảnh hưởng và Ngân hàng Nhà nước sẽ kiên định mục tiêu giữ lãi suất thấp để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Do đó, mặt bằng lãi suất sẽ giữ ổn định ở mức thấp trong quý II/2021.

lai-suat

Bên cạnh đó, đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ thì sẽ có một lượng lớn VND được bơm vào thị trường để bổ sung thanh khoản cho các ngân hàng, giúp các ngân hàng có điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Còn các chuyên gia của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cũng nhận định: diễn biến phức tạp của dịch bệnh thời gian qua sẽ khiến cầu tín dụng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc dòng tiền thông qua kênh giao dịch mua ngoại tệ sẽ quay trở lại vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 tới sẽ cung cấp một lượng thanh khoản đáng kể cho hệ thống ngân hàng. Vì thế, lãi suất liên ngân hàng sẽ dần ổn định trở lại.

Công ty Chứng khoán MB (MBS) cũng dự báo, đến khi một lượng thanh khoản lớn đổ vào hệ thống tín dụng bởi Ngân hàng Nhà nước từ việc mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng được giao thì lãi suất VND liên ngân hàng sẽ hạ xuống mặt bằng cũ.

Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) khẳng định dù thanh khoản hệ thống ngân hàng bớt dồi dào hơn so với thời điểm đầu năm nhưng vẫn tốt hơn rất nhiều thời điểm trước dịch Covid-19. Vì vậy, lãi suất liên ngân hàng hiện nay chưa đáng lo ngại.

Thực tế, sau quãng thời gian biến động tăng mạnh, mấy ngày gần đây, lãi suất liên ngân hàng đã bắt đầu hạ nhiệt. Hiện lãi suất liên ngân hàng chưa không trở về vùng thấp trước đó nhưng đang có xu hướng ổn định dần. Mặt bằng lãi suất lãi suất liên ngân hàng hiện đang ở mức cao nhưng vẫn thấp hơn hẳn so với trước khi có dịch Covid-19 (mức lãi suất liên ngân hàng thấp nhất trong năm 2019 ở cả 3 loại kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần chỉ ở mức 1,3-2%).

Hơn nữa, mặc dù lãi suất liên ngân hàng thời gian qua tăng rất mạnh song mặt bằng lãi suất huy động không có nhiều biến động.

Diễn biến trên cho thấy, việc lãi suất liên ngân hàng tăng thời gian qua chủ yếu mang yếu tố thời vụ do sự thiếu thanh khoản cục bộ ở một số ngân hàng mà không phản ánh toàn hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng hiện vẫn khá dồi dào.

Nhiều ý kiến cho rằng lãi suất liên ngân hàng sẽ sớm ổn định trong nửa cuối tháng 5 và giảm nhẹ vào cuối quý II/2021.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Ngày 26/6, Cục Thuế cho biết vừa có thông báo về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử để triển khai nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sắp xếp cơ quan thuế theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, thời gian từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7.
9 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
20 giờ
Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (87,03% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
1 tuần
Xem thêm