Thứ tư, 08/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tung lãi suất cao gọi ngàn tỷ đổ vào nhà đất: Nguy cơ sụt hố

Trần Thủy
- 14:28, 10/05/2021

(DNTO) - Số lượng trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo, hoặc chỉ đảm bảo bằng cổ phiếu phát hành quý 1/2021 chiếm tỷ lệ lớn. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản dẫn đầu. Điều này tiềm ẩn rủi ro lớn.

Vô địch phát hành

Báo cáo thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp quý 1/2021 của Công ty Chứng khoán SSI vừa công bố cho thấy, tổng lượng trái phiếu phát hành đạt 37,4 nghìn tỷ đồng, giảm 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có gần 7.000 tỷ đồng là trái phiếu phát hành ra công chúng, chiếm 18,7% tổng lượng phát hành toàn thị trường, cao hơn mức bình quân chỉ 5,1% của cả năm 2020.

Trong quý 1/2021, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 23.150 tỷ đồng trái phiếu, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng chiếm tới 61,9% tổng lượng phát hành toàn thị trường. Các ngân hàng thương mại phát hành 1.240 tỷ đồng, chỉ chiếm 3,3%. Các công ty chứng khoán và định chế tài chính phi ngân hàng phát hành 2.538 tỷ đồng, chiếm 6,8%. Doanh nghiệp phát triển hạ tầng phát hành 1.150 tỷ đồng, chiếm 3,1%. Doanh nghiệp năng lượng và khoáng sản phát hành 1.693 tỷ đồng, chiếm 4,5%; còn lại là các doanh nghiệp khác.

trai-phieu-dn-cang-phat-hanh-nhieu-rui-ro-cang-lon

Như vậy, có thể thấy vô địch phát hành trái phiếu doanh nghiệp quý 1/2021 vẫn thuộc về lĩnh vực bất động sản; các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến chế tạo chiếm tỷ lệ rất nhỏ và không được thống kê trong danh sách.

Kỳ hạn bình quân các trái phiếu bất động sản phát hành trong quý 1/2021 giảm xuống còn 2,9 năm (từ mức bình quân 3,9 năm của cả hai năm 2019 và 2020). Mặc dù kỳ hạn ngắn hơn nhưng lãi suất bình quân của trái phiếu bất động sản tăng 14 điểm cơ bản so với quý 4/2020, lên mức 10,41%/năm và hiện là nhóm có lãi suất cao nhất thị trường.

Báo cáo cũng cho biết, chiếm hơn một nửa (50,2%) trong tổng số trái phiếu doanh nghiệp phát hành quý 1 là không có tài sản đảm bảo hoặc chỉ đảm bảo bằng cổ phiếu.

Cụ thể, có 15,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành không có tài sản đảm bảo, chiếm 41%, trong đó lĩnh vực bất động sản chiếm 7.000 tỷ đồng. Có 3.400 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, chiếm 9,2% có tài sản đảm bảo hoàn toàn là cổ phiếu. Trong tổng lượng phát hành quý 1/2021, chỉ có 17,4% được bảo đảm bằng bất động sản; 17,2% được đảm bảo bằng tài sản; 14,7% được đảm bảo bằng một phần tài sản.

Rủi ro tiềm ẩn

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trái phiếu không có tài sản đảm bảo tiềm ẩn rủi ro lớn cho nhà đầu tư. Với trái phiếu được đảm bảo bằng cổ phiếu cũng không an toàn hơn bao nhiêu. Bởi khi sự kiện vi phạm xảy ra, giá trị cổ phiếu sẽ sụt giảm rất nhanh, thậm chí giá trị cổ phiếu của tổ chức phát hành có thể về mức 0 đồng, nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hay phá sản.

trai-phieu-dn-cang-phat-hanh-nhieu-rui-ro-cang-lon

Theo thống kê,lượng trái phiếu DN bất động sản không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu hiện khá lớn. Trong năm 2020, có 35.700 tỷ đồng trái phiếu bất động sản phát hành mới không có tài sản đảm bảo, chiếm 19,6% tổng lượng trái phiếu bất động sản phát hành. Con số thực tế có thể lớn hơn do có khoảng 57.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản thiếu thông tin về tài sản đảm bảo trong bản công bố thông tin. Bên cạnh đó, có 27.100 tỷ đồng trái phiếu bất động sản phát hành được đảm bảo bằng cổ phiếu, chiếm 73,2% trong tổng số gần 37.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành được đảm bảo bằng cổ phiếu trong năm vừa qua.

Như vậy, tổng lượng trái phiếu bất động sản không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu phát hành năm 2020 là gần 63.000 tỷ đồng. Nếu tính cả lượng trái phiếu không có thông tin tài sản đảm bảo, con số lên đến 119.800 tỷ đồng.

Các dự báo cho biết, phát hành trái phiếu doanh nghiệp ba quý cuối năm 2021 sẽ còn tăng lên so với quý 1, như vậy lượng trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu còn tăng.

Hiện việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã bị siết chặt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn không bị giám sát về giải ngân, về sử dụng vốn nên nguồn vốn đã huy động được, không rõ có đầu tư cho dự án hay lại dùng để làm việc khác, vấn đề này rất khó kiểm soát.

Các chuyên gia tài chính cho rằng, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chiếm tỷ lệ cao trong danh mục đáo hạn 3 năm tới. Trong khi khả năng chi trả của doanh nghiệp phát hành lại phụ thuộc vào sự hồi phục của thị trường bất động sản. Nếu tình hình sản xuất kinh doanh tốt, thị trường bất động sản diễn biến thuận lợi thì doanh nghiệp có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà đầu tư. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn thì rủi ro rất lớn, năng lực tài chính hạn chế, sẽ không thể trang trải được khoản nợ lớn đã phát hành.

Luật sư Trương Thanh Đức cảnh báo, kể cả trường hợp trái phiếu doanh nghiệp có tài sản thế chấp thực sự cũng không có nhiều ý nghĩa đối với nhà đầu tư đại chúng. Lý do là trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, tài sản thế chấp chỉ có ý nghĩa với các đơn vị có thể xử lý và tìm thấy giá trị từ tài sản đó. Trong đa số trường hợp, nhà đầu tư đại chúng sẽ khó có năng lực xử lý tài sản thế chấp.

Một doanh nghiệp có trụ sở chính tại TP.HCM kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp, sửa chưa bảo dưỡng ô tô, karaoke, nhà hàng, bất động sản,... hàng ngày vẫn gửi thông tin qua tin nhắn mời chào nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu. Lãi suất lên tới 18%/năm cho khoản đầu tư 1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trái phiếu của doanh nghiệp này là loại không chuyển đổi, không có đảm bảo bằng tài sản, không kèm chứng quyền. Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, theo quy định từ tháng 9/2020 bị giới hạn số lượng nhà đầu tư ban đầu không quá 100.

Nhưng nhân viên của doanh nghiệp này giải thích: Đối với trái phiếu doanh nghiệp kèm chứng quyền (đảm bảo bằng cổ phiếu) và trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi thì mới phải thông qua các công ty chứng khoán và nhà môi giới. Còn trái phiếu riêng lẻ của công ty nên tự bán hoặc gửi vào công ty môi giới đều được. Nếu tự bán được thì bán, còn chưa đủ uy tín có thể gửi vào công ty môi giới hoặc ngân hàng để bán giúp. Như vậy, lãi suất sẽ thấp hơn vì phải chi trả chi phí trung gian. Tự bán thì nhà đầu tư sẽ được hưởng lãi suất cao hơn.

Thậm chí, các nhân viên này còn chào mời khách mua thử một gói khoảng 5-10 triệu đồng, nếu tin tưởng sau này sẽ đầu tư lớn. Đây là điều đáng quan ngại, bởi với gói 5-10 triệu đồng, có thể không thành vấn đề khi trả lãi và gốc. Nhưng tin tưởng rồi, đầu tư lớn rất dễ gặp rủi ro.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba tháng đầu năm nay, tín dụng vẫn tiếp tục chảy vào lĩnh vực bất động sản so với thời điểm cuối năm ngoái trong bối cảnh lãi suất cho vay giảm mạnh, thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu khởi sắc.
2 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vẫn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, yếu về quản trị. Nâng tầm SME được xem là mục tiêu quan trọng để thúc đẩy kinh tế.
3 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ 4 tỉnh, thành phố gồm: TP. HCM, Lâm Đồng, Long An và Tây Ninh cùng tổ chương trình xúc tiến thương mại B2B với chủ đề: "Nâng tầm kết nối - Mở lối thành công, chiều 7/5.
3 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Buổi làm việc do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ chủ trì, ngày 8/5. Ông Nguyễn Doãn Thắng, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đại diện Trung ương Hội tham dự buổi làm việc.
3 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại Hội nghị kết nối giao thương với chủ đề "Nâng tầm kết nối, mở lối thành công", ngày 6/5 tại Bình Dương, các doanh nghiệp 3 tỉnh Lâm Đồng - Đồng Nai - Bình Dương đã có cơ hội giao lưu, kết nối, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại.
8 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 7/5, trong khuôn khổ Hội nghị Nhà phân phối Ô tô điện VinFast toàn quốc 2024, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Phạm Nhật Vượng đã công bố nhận đặt cọc sớm cho mẫu xe điện mini VF 3, với mức giá ấn tượng chỉ từ hơn 200 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền vượt trội cho khách hàng.
9 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm đến an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đời sống những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mất sức lao động
10 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bên cạnh mục tiêu kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng bền vững, TTC và các đơn vị thành viên không ngừng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa với tâm thế “Vì cộng đồng, phát triển địa phương”.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sản xuất công nghiệp trong tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội là rủi ro được đánh giá ở thế cân bằng, đòi hỏi những lực đẩy mới mạnh mẽ, toàn diện hơn tạo cơ hội để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị. 
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với số kinh phí hơn 600 triệu đồng vận động bước đầu, trước mắt Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam xây dựng kế hoạch vận chuyển nước uống, nước sinh hoạt đến 4 tỉnh đầu tiên: Bến tre, Long An, Tiền Giang, Cà Mau để hỗ trợ kịp thời cho bà con đang thiếu nguồn nước uống và nước sinh hoạt.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bức tranh kinh doanh ngành ngân hàng trong quý 1/2024 đã khá hoàn chỉnh khi phần lớn các nhà băng công bố báo cáo tài chính.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nghiệp trẻ Hải Dương vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, kết nối với một số doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lạc quan về dòng tiền sản xuất, kinh doanh sẽ không bị trì trệ như 2023 vì nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, các đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá, được Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hoá chia sẻ về những hạn chế đang gặp phải khi khởi nghiệp, đồng thời đưa ra những lời khuyên để các bạn trẻ có sự chuẩn bị tốt trong quá trình khởi nghiệp.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hoàn thành đề án tái cơ cấu và gia tăng năng lực cạnh tranh là “mục tiêu kép” của Sacombank trong 7 năm qua. Nay đang ở chặng cuối của lộ trình tái cơ cấu, cùng nội lực vững vàng, nhà băng này đã chuẩn bị cho mình một hành trang khác biệt khi bước chân vào hành trình phát triển bền vững sau tái cơ cấu.
6 ngày
Xem thêm