Thứ năm, 26/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Không sớm mở cửa đón khách quốc tế, du lịch Việt khó hồi phục

Thạch Hương
- 16:15, 28/01/2022

(DNTO) - Trong bản kiến nghị chung vừa được gửi đi từ 11 doanh nghiệp và đại diện Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), 12 đơn vị cho biết đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ công bố mở cửa du lịch quốc tế tại Việt Nam từ ngày 1/2/2022, để có thể tạo “lực đẩy mạnh” cho ngành du lịch.

Theo đó, 6 doanh nghiệp hàng không gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines và Hải Âu Aviation; 5 doanh nghiệp du lịch lữ hành và khách sạn gồm: Vietravel, Saigontourist, Thiên Minh Group, Sun Group và BIM Group và đại diện Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) cho rằng, việc mở cửa sớm thêm 2 tháng là để các địa phương cùng các doanh nghiệp vận tải, cư trú và lữ hành có mốc thời gian chuẩn bị, "mặc dù mốc thực tế để mở hoàn toàn có thể là 31/3 hay 30/4/2022", bản kiến nghị nêu.

12 đơn vị trên cũng cho biết, họ hiểu rằng để “mở cửa thực sự” chứ không chỉ là trên tuyên bố, thì cả cơ quan nhà nước cấp trung ương, các địa phương và từng doanh nghiệp đều cần có một khoảng thời gian nhất định nhằm chuẩn bị nguồn lực tài chính, cải tổ quy trình, chuẩn bị nhân lực, tiến hành xúc tiến quảng bá... trước khi đón khách.

1
12 đơn vị cùng gửi 'tâm thư' kiến nghị Thủ tướng công bố mở cửa du lịch quốc tế ngay từ 1/2.

12 đơn vị cùng gửi 'tâm thư' kiến nghị Thủ tướng công bố mở cửa du lịch quốc tế ngay từ 1/2.

Về phía khách quốc tế ở các thị trường trọng điểm với Việt Nam, họ cũng cần thời gian để nhận biết thông tin, để đánh giá, cân nhắc và ra quyết định.

"Tuy nhiên, khoảng thời gian này phải được rút ngắn tối đa, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan, địa phương, cùng doanh nghiệp để chúng ta tận dụng được “thời cơ vàng”, các đơn vị đưa ra kiến nghị.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét giao cho Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện và ban hành quy trình bảo đảm an toàn dịch bệnh đối với khách du lịch quốc tế, theo hướng giảm thiểu tối đa các quy định hiện hành không cần thiết.

Theo đó, gỡ bỏ quy định cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi cư trú đối với hành khách đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR trong vòng 72 giờ trước chuyến bay.

Cùng với đó, xem xét gỡ bỏ yêu cầu hành khách xét nghiệm nhanh tại sân bay đối với những người đủ điều kiện nêu trên và có quy trình thống nhất xử lý với khách du lịch dương tính với SARS-CoV-2.

Các đơn vị này cũng đề xuất, ngoài việc khôi phục toàn bộ các chương trình miễn thị thực đơn phương, song phương và thị thực điện tử cho du khách, Chính phủ cân nhắc mở rộng chương trình miễn thị thực cho khách du lịch quốc tế tại các thị trường chiến lược, trọng điểm như toàn bộ châu Âu, Úc và Bắc Mỹ; Tăng thời gian miễn thị thực từ 14 ngày lên 30 ngày theo xu hướng du lịch mới của du khách là đi dài ngày hơn…

“Thật vô lý nếu chúng ta không mở du lịch hoàn toàn”

Theo ông Trương Gia Bình, nếu không mở cửa du lịch quốc tế có thể ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hơn 2,5 triệu lao động. Ảnh: T.L

Theo ông Trương Gia Bình, nếu không mở cửa du lịch quốc tế có thể ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hơn 2,5 triệu lao động. Ảnh: T.L

Trước đó, tại Hội thảo "Thống nhất lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế", diễn ra mới đây, ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân (Ban IV), bày tỏ: "Thật vô lý nếu chúng ta không mở du lịch hoàn toàn. Việt Nam hãy mở cửa theo thông lệ quốc tế, như nhiều nước trên thế giới. Hãy mở cửa vì quyền lợi của người dân vì tương lai của đất nước”…

Ông Bình nêu rõ quan điểm: Việc mở hay không mở cửa đón khách du lịch quốc tế thì tình hình dịch trong nước vẫn thế. Bản chất vấn đề dịch là tiêm vaccine và các biện pháp giãn cách cần thiết. Việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế cũng không làm tăng tỷ lệ tiêm vaccine trong nước. Đơn cử như việc thí điểm đón 9.000 khách du lịch 2 tháng qua, cũng cho thấy, việc mở cửa du lịch quốc tế cũng không ảnh hưởng gì đến tình hình dịch trong nước.

Ngoài ra, Chủ tịch Tập đoàn FPT, cũng cho biết, nếu không mở cửa du lịch quốc tế có thể ảnh hưởng đến công ăn việc làm của hơn 2,5 triệu lao động, tác động đến nhiều ngành kinh tế khác, khiến Việt Nam tự đánh mất cơ hội. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp đã vượt ngưỡng chịu đựng…

Liên quan đến câu chuyện này, đại diện các địa phương đều chung quan điểm, cần sớm mở cửa đón khách du lịch quốc tế để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế.

Đại diện Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang cho biết, không chỉ Kiên Giang, mà cả nước đều rất mong đợi việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Với kinh nghiệm phòng, chống dịch và phương châm sống chung với Covid-19, việc mở cửa là phù hợp với tình hình quốc tế. Theo đó, trước mắt, Kiên Giang sẽ tập trung đón khách từ một số thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức, Canada, Singapore, Trung Quốc...

Để sớm mở cửa đón khách du lịch quốc tế, đại biểu Sở Du lịch Kiên Giang nêu một số kiến nghị. Thứ nhất, tiếp tục thục hiện kế hoạch thí điểm đón khách quốc tế thuận lợi, các bộ ngành tiếp tục hỗ trợ, đảm bảo an ninh, an toàn. Thứ hai, tạm dừng đón khách từ Kazakhstan đến khi ổn định. Thứ ba, cho phép các địa phương chủ động lựa chọn đơn vị lữ hành đón khách để thuận tiện cho công tác quản lý.

Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2022, sáng nay 28/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố công khai, cụ thể về việc mở cửa trường học và các hoạt động du lịch, nêu rõ lộ trình, các điều kiện, công việc cần làm, diễn tập các phương án xử lý khi có ca mắc Covid-19, tinh thần là mở cửa sớm nhất có thể, bảo đảm an toàn, hợp lý, khoa học, hiệu quả, phù hợp tình hình.

Thủ tướng nhắc lại, khi chưa có đủ vaccine thì chúng ta buộc phải áp dụng các biện pháp hành chính và điều này ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế - xã hội. Đến nay, khi đã đạt độ bao phủ vaccine, đúc kết được các kinh nghiệm, công thức, phương châm phòng chống dịch, chúng ta mạnh dạn, tự tin mở cửa trở lại. "Trong khó khăn, không có giải pháp hoàn hảo mà chỉ có giải pháp tối ưu, nếu cứ chờ đợi thì sẽ lỡ nhịp phát triển", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
5 giờ
Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (87,03% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Pháp và châu Âu, trong đó có tập đoàn Alstom trong lĩnh vực giao thông vận tải.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Xem thêm