Chủ nhật, 13/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hút 'vốn ngoại' tiếp tục thiết lập kỷ lục mới: Cần cơ chế cho sự 'chuyển mình' 

Hồng Gấm
- 16:23, 02/10/2023

(DNTO) - Thu hút và giải ngân vốn FDI 9 tháng năm 2023 lập kỷ lục cho thấy Việt Nam vẫn đang là lựa chọn của các "đại bàng", "cá mập". Tận dụng, tranh thủ được nguồn lực này như thế nào để tăng trưởng kinh tế  đúng với mục tiêu đang là bài toán được đặt ra.

 

Các dự án quy mô khủng đã tiếp tục đẩy dòng vốn FDI tăng mạnh. Ảnh: TL.

Các dự án quy mô khủng đã tiếp tục đẩy dòng vốn FDI tăng mạnh. Ảnh: TL.

Dòng tiền tỷ USD cao nhất 5 năm qua

Nếu như đầu năm, các dự án FDI giải ngân khá cầm chừng, thì kết thúc 9 tháng, tổng vốn FDI thu hút đạt trên 20 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ và là mức cao nhất cùng kỳ trong giai đoạn 5 năm qua, số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê. 

Điểm sáng trong bức tranh thu hút FDI 9 tháng là vốn đầu tư mới (tăng 66,3%) cao hơn nhiều tốc độ tăng tổng vốn đầu tư mới (tăng 43,6%) cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam nên đưa ra các quyết định đầu tư mới; các tập đoàn lớn hiện đang cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực từ năm 2024.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã "bước chân" vào 18 trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14 tỷ USD, chiếm gần 69,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Điều đáng chú ý ở đây là tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của ngành này, với sự gia tăng 15,5% so với cùng kỳ.  

Gần đây nhất, hồi đầu tháng 8, người đứng đầu Tập đoàn Victory Gaint Technology - nhà sản xuất chuyên sản xuất và kinh doanh các loại linh kiện điện tử, chất bán dẫn hàng đầu ở Trung Quốc đã có kế hoạch đầu tư nhà máy sản xuất tại Bắc Ninh với quy mô dự kiến 400 triệu USD; ước giá trị sản xuất mỗi năm của nhà máy đạt giá trị khoảng 1 tỷ USD. 

Trước đó, 2 nhà sản xuất pin và hệ thống lưu trữ năng lượng hàng đầu của Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch đầu tư hơn 1 tỷ USD để xây dựng mới và mở rộng nhà máy ở Việt Nam. Trong đó, Xiamen Hithium Energy Storage Technology có thể đầu tư một nhà máy 900 triệu USD tại Hải Dương, còn Growatt New Energy mở rộng nhà máy ở Hải Phòng, với quy mô khoảng 300 triệu USD...

Đặc biệt, nếu như 10 năm trước, dòng tiền đến từ Nhật, Hàn, Singapore, Trung Quốc… dồn dập vào Việt Nam, thì trong thập kỷ mới dòng vốn lớn có thể sẽ đến từ châu Âu và Mỹ. Giá trị xuất khẩu 1.000 tỷ USD của Việt Nam cũng liên tục được đề cập tới, nhất là sau khi Việt Nam và Mỹ nâng quan hệ hợp tác lên mức Đối tác Chiến lược toàn diện (CPS). 

Thông tin từ Intel Mỹ cho biết tập đoàn này đã rót thêm 475 triệu USD vào nhà máy tại Việt Nam vào cuối năm qua, nâng tổng mức đầu tư lên 1,5 tỷ USD. Cho đến nay Intel Products Vietnam là nhà máy lớn nhất trong bốn nhà máy về mảng lắp ráp và kiểm định. Hiện nhà máy tại Việt Nam sản xuất một số bộ vi xử lý và thực hiện hơn 50% sản lượng toàn cầu về lắp ráp, kiểm định. Trong khi đó, Tập đoàn Apple của Mỹ đã hoàn tất việc chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam...

Đề xuất những ưu đãi vượt khung hiện nay để thu hút các dự án chất bán dẫn. Ảnh: TL.

Đề xuất những ưu đãi vượt khung hiện nay để thu hút các dự án chất bán dẫn. Ảnh: TL.

Cần có ưu đãi 'vượt khung' cho vốn ngoại  

Dự báo dòng vốn ngoại sẽ càng sôi động hơn khi xuất hiện thêm nhà đầu tư lớn. Nếu như trước đây, có nhiều làn sóng FDI vào Việt Nam để tận dụng một số lợi thế so sánh nổi trội gồm nhân công dồi dào và giá rẻ, thì hiện nay, một số lợi thế đó dần mất đi và cạnh tranh thu hút FDI ngày càng trở nên quyết liệt trong khu vực.

Bày tỏ băn khoăn về những rào cản đánh mất cơ hội kéo vốn ngoại vào Việt Nam, các chuyên gia nhận định: Chiến lược của Việt Nam trong thu hút FDI là phải có những "đại bàng" lớn để dẫn dắt các ngành chủ lực và đưa doanh nghiệp trong nước vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc này phải tăng tốc mới kịp, nếu không sẽ để lãng phí những chuyến đi ngoại giao cao cấp của Chính phủ. 

Tại Hội nghị mới đây, các chuyên gia nhận định: Việt Nam đang là điểm đến của nhiều "đại bàng" bán dẫn hàng đầu thế giới. Thực tế, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam đang trên đà phát triển, với nhiều tiềm năng và lợi thế, là điểm đến của nhiều tập đoàn bán dẫn của Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ... Theo đó, để khai mở những “cơ hội vàng”, thu hút các tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho các công ty, tập đoàn ngành bán dẫn. Đặc biệt, các chuyên gia ủng hộ các dự án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng những ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.

Nêu thực trạng, bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng, trong một thời gian dài Samsung đầu tư ở Việt Nam, Việt Nam chưa xây dựng được ngành công nghiệp phụ trợ cho Samsung, trong khi “ông lớn” Hàn Quốc vẫn kéo một loạt nhà đầu tư vừa và nhỏ từ Hàn Quốc sang. Thu hút đầu tư vào ngành bán dẫn phải khác với những gì Samsung đã làm ở Việt Nam, cần thu hút những ngành công nghệ cao để thay đổi cấu trúc kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam, thực sự có sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam.

“Kỳ vọng tới đây, Chính phủ sẽ cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi tốt hơn, phải có những cơ chế đặc biệt hơn những dự án thông thường. Tôi mong lần này Chính phủ sẽ vận dụng cho ngành bán dẫn. Cách làm là Chính phủ bàn kỹ và đưa ra xin ý kiến Quốc hội”, vị chuyên gia đề xuất.

Bà Lan nhắc lại câu chuyện mà GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đề cập khi Thủ tướng Phan Văn Khải đã lập một tổ công tác đặc biệt để đàm phán với Intel, quyết tâm đưa dự án của Intel về Việt Nam bằng được khi họ đang lựa chọn giữa Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan. Tổ công tác đã đưa ra một số đề xuất vượt khung pháp luật thời đó. Dự án của Intel là dự án duy nhất được Chính phủ chấp nhận hỗ trợ về tài chính khi đó, theo đề nghị từ phía nhà đầu tư.

Vị chuyên gia cũng lưu ý một số "phễu lọc" khi chọn lựa nhà đầu tư chất bán dẫn. Đó là nhà đầu tư đến từ nước có công nghệ nguồn và cao nhất như Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản, chứ không phải từ những nước “ăn cắp công nghệ rồi xào xáo lại”. Ngoài ra, cần tránh nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh về địa-kinh tế giữa các nước lớn, đồng thời, có cam kết để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của nhà đầu tư đó. “Những ai đáp ứng được cả ba điều đó đáng được nhận ưu đãi ở mức cao nhất”, cựu Phó chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Hành động quay ngắt đột ngột của Tổng thống Donald Trump, tạm hoãn 90 ngày cho thuế nhập khẩu đối với hàng chục quốc gia, đã khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các đối tác thương mại của Hoa Kỳ rối loạn về định hướng chính sách của Mỹ.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chính sách thuế của ông Trump nhanh chóng quay đầu, chứng khoán tụt sâu rồi bất ngờ tăng chóng mặt đang cho thấy sự bất định ngày càng rõ nét.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tích cực từ chính quyền Tổng thống Donald Trump khi giảm và hoãn áp chính sách thuế đối ứng lên tới 90 ngày với Việt Nam và những quốc gia được cho "không trả đũa", đã giúp thị trường tích cực ngay từ đầu phiên sáng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Kịch bản đàm phám thuế quan của Việt Nam với Mỹ đi theo tháo gỡ hay xấu nhất cũng là bài học để các doanh nghiệp “tỉnh giấc”, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi đạt kỷ lục thanh khoản hơn 45 ngàn tỷ đồng, dòng tiền yếu dần, thể hiện sự cẩn trọng, đợi chờ của nhà đầu tư về những thay đổi từ chính sách thuế của ông Trump.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mức thuế chống bán phá giá đưa ra với nhiều doanh nghiệp cụ thể dao động từ 39,84 đến 59%, trong khi các đơn vị còn lại, không được xác định đơn lẻ, khả năng chịu mức cao nhất lên tới 88%.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Vn-Index đã giảm chậm lại khi chỉ còn mất 19 điểm trong phiên. Nhà đầu tư chứng khoán đứng trước nhiều cơ hội giải ngân và cũng không ít thách thức.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số Vn-Index lao dốc, có thời điểm chỉ số mất gần 90 điểm, con số lịch sử của chỉ số này. Giá trị giao dịch tăng vọt hơn 44 ngàn tỷ đồng trên cả ba sàn sau khi chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump được ban bố.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin từ HoSE, ngày 5/5 tới, hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Mùa công bố kết quả kinh doanh chuẩn bị khi quý 1 đã chính thức khép lại. Ngành bất động sản luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư với nhiều dự báo được đưa ra.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu có thể tăng từ 0,3-1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhiều cổ phiếu cao su từng tăng bốc đầu hơn 20% kể từ đầu năm, tuy nhiên vài phiên trở lại đây nhóm này lại đồng loạt giảm mạnh khi khá nhiều thách thức đặt ra trong bối cảnh mới.
1 tuần
Xem thêm