Thứ hai, 07/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hỗ trợ chung chung, cào bằng có thể dẫn tới tình trạng doanh nghiệp ‘zombie’

Hương Giang
- 15:30, 01/12/2021

(DNTO) - Đã nhiều thập kỷ nay, nhiều chuyên gia kinh tế lo lắng về những "doanh nghiệp zombie". Trong bối cảnh dịch Covid-19, doanh nghiệp zombie xuất hiện ngày càng nhiều. Họ duy trì sự sống để nhận tiền trợ cấp trước khi rời khỏi thị trường. Điều này gây nguy hại cho hoạt động kinh doanh, là tín hiệu xấu cho nền kinh tế.

Ông Phan Đức Hiếu. Ảnh: PV.

Ông Phan Đức Hiếu. Ảnh: PV.

Khi bàn về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, lấy lại đà tăng trưởng  hậu Covid-19, ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khoá XV, bày tỏ rằng: Trong khâu phân bổ nguồn lực phát triển kinh tế, chính sách phân bổ nguồn lực cho các ngành, lĩnh vực địa bàn chưa hiệu quả và đúng mục tiêu. Vẫn còn quan điểm cho rằng chưa có sự bình đẳng giữa các thành phần doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn lực, giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, hạn chế hoặc khó tiếp cận chính sách hỗ trợ.

“Đã đến lúc phải bàn rất chi tiết rằng, các chính sách và biện pháp hỗ trợ của Chính phủ áp dụng cho đối tượng cụ thể nào, có đúng nhu cầu hay không? Chúng ta đừng cào bằng, đừng chung chung. Không thể có chuyện cào bằng các khoản vay cho các doanh nghiệp. Có doanh nghiệp khó khăn ít, có doanh nghiệp khó khăn nhiều, như vậy, không thể doanh nghiệp nào cũng nhận được khoản vay giống nhau”.

Đặc biệt, theo ông Hiếu, với những nguồn lực hỗ trợ có định hướng không đúng còn có thể dẫn đến tình trạng “zombie” doanh nghiệp (công ty xác sống) - là những doanh nghiệp không sống bằng hoạt động sản xuất kinh doanh, mà sống bằng việc tận dụng những chính sách hỗ trợ của nhà nước để làm nguồn lợi.

Ông Hiếu cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu cứ cào bằng các khoản hỗ trợ thì những công ty xác sống có thể làm sụt giảm lợi nhuận, năng suất và các nguồn đầu tư, gây nguy hại cho bối cảnh kinh doanh. Đó là một tín hiệu xấu cho nền kinh tế, lây lan sang các công ty vừa và nhỏ đang phát triển.

Chính vì vậy, theo ông Hiếu, xu hướng hiện nay là tạo ra sự sàng lọc mạnh mẽ, làm mới lại các khu vực doanh nghiệp, phương châm là không gượng dậy trên con đường cũ mà phục hồi mạnh mẽ trên con đường mới, khi đó mới có sự đào thải, thanh lọc doanh nghiệp. Bởi theo quy luật cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, bất cứ công ty nào làm ăn hiệu quả sẽ trở thành người chiến thắng trên cuộc chiến thương trường. Mặt khác, kết quả của những kẻ thua cuộc là sự đào thải và diệt vong.

“Hiện tại Việt Nam đang diễn ra điều này. Một lần nữa tôi nhấn mạnh rằng, chúng ta cần xác định chính xác đối tượng cần hỗ trợ lúc này, chỉ doanh nghiệp mạnh mới có thể tiếp tục. Thứ hai, phải sử dụng tối đa cơ chế thị trường, hạn chế tối đa thủ tục mang tính chất hành chính để phân bổ, hỗ trợ tốt nhất cho đối tượng cần hỗ trợ. Còn nếu cứ áp dụng cơ chế hành chính thì các chính sách, gói kích thích kinh tế... sẽ không hiệu quả”, ông Hiếu nói.

Bên cạnh đó, theo ông Hiếu, bản thân các doanh nghiệp cũng buộc phải thay đổi, kèm theo đó phải có phương án kinh doanh, phải gắn với tăng trưởng bền vững...

Với những nguồn lực hỗ trợ có định hướng không đúng còn có thể dẫn đến tình trạng làn sóng zombie hóa doanh nghiệp. Ảnh: T.L

Với những nguồn lực hỗ trợ có định hướng không đúng còn có thể dẫn đến tình trạng làn sóng zombie hóa doanh nghiệp. Ảnh: T.L

Cũng liên quan đến câu chuyện các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp sao cho đúng, trúng và đủ liều lượng, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, thẳng thắn nói: Trong đại dịch, Việt Nam là một trong những nước phục hồi chậm nhất. Các nước coi dịch bệnh này là tai nạn chứ không phải là một cuộc khủng hoảng cấu trúc, vì thế khủng hoảng xuống rất nhanh và phục hồi rất nhanh theo hình chữ V. Còn Việt Nam có vẻ như đang là chữ U.

“Có thể Việt Nam có cả vấn đề về cấu trúc chứ không đơn thuần là tai nạn y tế. Điều đó cũng đúng, vì chúng ta đang trong giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế. Chính sách của chúng ta có vẻ lúng túng, chính sách tài khóa 2021 không có mục nào là chống Covid-19. Cả giai đoạn tới đây cũng không có mục nào là tài chính dành cho Covid-19, mà chỉ dùng ngân sách dự phòng để xử lý. Điều đó cho thấy chúng ta không có quy định rõ ràng về tình trạng khẩn cấp của thảm họa như các nước. Cơ quan hành pháp của Việt Nam không có đủ quyền lực để điều hành như trong tình trạng khẩn cấp”, ông Nghĩa bày tỏ.

Từ kinh nghiệm của thế giới và bài học xương máu năm 2009, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, cần thực hiện gói kích thích về lãi suất nhanh, quy mô đủ rộng, đừng như muối bỏ biển. Biện pháp đưa ra cần đơn giản, tiện lợi để nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp thời điểm này. Diễn biến dịch Covid-19 có thể kéo dài hết năm 2022, chưa lường trước những nguy hiểm của các biến thể mới nên cần gói hỗ trợ đủ dài, tạo sức bật cho các doanh nghiệp phục hồi nhanh.

“Cần tính toán kéo dài gói hỗ trợ này trong vòng bao lâu, để sau khi kết thúc thì giải tán quy chế này. Ngân sách và các ngân hàng thương mại cũng phải thanh toán món này cho sòng phẳng, chứ không phải trừ vào thuế doanh nghiệp, chẳng khác đi “đem đá ném xuống ao bèo”, không đâu vào đâu”, ông Nghĩa nói

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 6 tháng đầu năm từ năm 2021 đến nay.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Xem thêm