Chủ nhật, 05/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hệ thống cảng biển Việt Nam tăng trưởng vượt bậc nhờ 'hút' đầu tư

Hồng Gấm
- 16:37, 22/06/2021

(DNTO) - Cơ chế huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư cho hệ thống cảng biển tiếp tục hoàn thiện, nhằm đưa cụm cảng biển trở thành đầu mối vận tải quan trọng trong nước, quốc tế, có vai trò thúc đẩy dịch vụ logistics, tạo thị trường vận tải nội địa để phát triển kinh tế biển.

Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư cho hệ thống cảng biển tiếp tục hoàn thiện. Ảnh: T.L.

Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư cho hệ thống cảng biển tiếp tục hoàn thiện. Ảnh: T.L.

Huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa X về Chiến lược biển Việt Nam, kinh tế biển, các vùng biển và ven biển của Việt Nam đang trở thành động lực để phát triển đất nước.

Điều này đã mở hướng đi và lộ trình thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều hành phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy các ngành, địa phương khai thác tiềm năng, thế mạnh về biển. Từ đó, tạo niềm tin và cơ hội thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư từ các thành phần kinh tế trong, ngoài nước

Theo thống kê từ Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), trong giai đoạn 2011-2020, tổng vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển đạt khoảng 202,000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 20.6% tổng vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông.

Đáng chú ý, nguồn vốn đầu tư huy động đầu tư cho ngành hàng hải ngoài ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, đạt hơn 173,000 tỷ, xấp xỉ 86% tổng số vốn đầu tư.

Trong đó, nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực vận tải và điều hành khai thác cảng biển trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam, hình thành các liên doanh đầu tư xây dựng và khai thác cảng biển.

Tin nên đọc

Điển hình như Tập đoàn DP World - UAE (nhà khai thác cảng số 5 thế giới) tham gia đầu tư, khai thác bến cảng SPCT - Thành phố Hồ Chí Minh; Tập đoàn SSA Marine - Mỹ (nhà khai thác cảng thứ 9 thế giới) đầu tư khai thác bến cảng SSIT tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Tập đoàn APMT - Đan Mạch (nhà khai thác cảng số 2 thế giới) đầu tư khai thác Cảng CMIT tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Hãng tàu MOL, NYK đầu tư bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng)…

Nhờ thu hút được nguồn vốn đầu tư, hệ thống cảng biển Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc. Nếu năm 2000, Việt Nam mới được đầu tư khoảng 20km chiều dài cầu bến cảng, thông qua sản lượng hàng hóa 82.4 triệu tấn, thì đến nay, hệ thống cảng biển Việt Nam đã có khoảng 96km dài cầu cảng, tổng công suất trên 665 triệu tấn/năm, gấp 8 lần so với thời điểm bắt đầu thực hiện quy hoạch phát triển cảng.

"Sức hút" của cảng biển Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn khi ngay cả trong giai đoạn Covid-19, lượng tàu hàng vào các cảng biển Việt Nam vẫn tăng trưởng 2 con số.

Đại diện Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2021, cảng biển Việt Nam tiếp nhận hơn 195,300 lượt tàu thông qua. Số lượt tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài tăng trưởng tốt khi đạt hơn 24,700 lượt, tăng 11%; tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam hơn 26,300 lượt, tương đương với cùng kỳ năm 2020.

Việc tăng trưởng về lượt phương tiện giúp sản lượng hàng hóa thông qua cảng bằng tàu biển cũng tăng 9% so với cùng kỳ, đạt hơn 209 triệu tấn.

"Có thể thấy, một đồng ngân sách bỏ ra làm “vốn mồi”, chúng ta đã huy động được 6 đồng ngoài ngân sách. Đây là nền tảng rất thuận lợi để cảng biển Việt Nam trở thành "mắt xích" trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ việc hàng hóa xuất khẩu phải trung chuyển ở một nước thứ ba, đến nay, khu vực phía Bắc Việt Nam đã khai thác 2 tuyến đi Bắc Mỹ; phía Nam đã hình thành được 16 tuyến tàu xa đi Bắc Mỹ và châu Âu, vượt trội hơn các nước khu vực Đông Nam Á”, ông Nguyễn Xuân Sang - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho hay.

Hoàn thiện hệ thống cảng biển làm lực đẩy cho phát triển

Sau hai thập kỷ thực hiện quy hoạch, cảng biển Việt Nam thay đổi hoàn toàn diện mạo, có thể đón được những tàu lớn nhất thế giới hiện nay. 

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, tính chung 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt hơn 130 tỷ USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Để có được những con số tích cực này là nỗ lực không nhỏ.    

Việt Nam đang dần trở thành 1 trong 10 các thị trường logistics mới nổi toàn cầu, tăng 3 bậc trong bảng xếp hạng này. Việc tăng trưởng này có một phần không nhỏ đóng góp của ngành Hàng hải cảng biển.

Mới đây, con tàu hơn 120.000 teu đã xoay hướng để bắt đầu hành trình đến thẳng Mỹ - điều tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra là cả một quá trình nỗ lực của Việt Nam để kết nối hàng hải quốc tế. Từ chỗ chưa có "tàu mẹ" đi Mỹ, hiện đã có 30 chuyến "tàu mẹ" đi Mỹ hàng tuần; từ chỗ không đón được tàu trên 100.000 teu, giờ đón được tàu 214.000 teu.     

Sau 20 năm thực hiện quy hoạch cảng biển, từ hệ thống manh mún, đến nay Việt Nam đã hình thành được một hệ thống cảng hoàn chỉnh 45 cảng, 286 bến cảng, chiều dài bến cảng tăng 4,5 lần đạt đến 90km, từ Bắc vào Nam.  

Không chỉ tăng cường kết nối quốc tế, các cảng biển cũng đã nâng cấp, hoàn chỉnh lại quản trị, áp dụng các công nghệ hàng đầu trên thế giới. Trong đó, đặc biệt ưu tiên các nguồn vốn đầu tư lớn bảo đảm phát triển cảng biển theo hướng đồng bộ, đi thẳng vào hiện đại. Không đầu tư phân tán nhỏ lẻ tại các cảng biển, khu bến có quy mô lớn.

Nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển quan trọng có sức lan tỏa, có hiệu quả kinh tế-xã hội lớn, chủ yếu là hạ tầng công cộng (luồng tàu, đê chắn sóng, ngăn cát, hệ thống đường giao thông kết nối…).

Cơ chế mới sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cảng biển; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm cả hạ tầng công cộng tại cảng biển. 

Đồng thời, tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong việc chia sẻ trách nhiệm đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng công cộng tại cảng biển như một phần trong dự án đầu tư khai thác cảng biển của doanh nghiệp.  

Những nỗ lực của ngành cảng biển đã giúp hoạt động xuất nhập khẩu được thông suốt. Hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam cũng liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng trung bình khoảng 11,7%/năm. Để có kết quả này, ngành cảng biển đã phát triển với phương châm "hạ tầng cảng biển luôn phát triển trước một bước". 

Việt Nam là một nước có lợi thế về phát triển cảng biển, hàng hải nhưng từ tiềm năng tự nhiên đến thực tế là sự nỗ lực không ngừng với chiến lược bài bản phù hợp từng giai đoạn để phát huy được lợi thế, không lãng phí nguồn lực tạo được sức bật cho kinh tế biển - ngành kinh tế đặc biệt quan trọng của Việt Nam.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm kiếm một tiêu chuẩn chung cho chính sách bảo vệ môi trường để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng.
14 giờ
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, liên quan đến vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố và bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với kỳ họp vào tháng trước.
16 giờ
Thời sự - Chính trị
70 năm đã trôi qua càng cho ta thấy chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thiên sử vàng, là mốc son tô thắm lịch sử hào hùng của dân tộc ta, mà còn là một kỳ tích lịch sử mang tầm vóc thời đại.
17 giờ
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
19 giờ
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng hơn 40% hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều khó khăn thách thức mới, tạo ra những rào cản mới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), sáng 26/4, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) đã tổ chức chạy thử nghiệm tự động đoàn tàu tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
49 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày của một thiên sử vàng chói lọi – ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, cả giang sơn Việt Nam vĩnh viễn thu về một mối.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
38 nghìn tỷ đô la mỗi năm - là cái giá mà nền kinh tế thế giới phải trả dưới tác động của biến đổi khí hậu, tính đến 2049.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá tín chỉ carbon ở các quốc gia dao động rất lớn tùy thuộc vào chất lượng dự án. Có quốc gia bán chỉ 1 USD/tấn carbon nhưng có nơi bán giá cao gấp hàng trăm lần như thế.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Kể từ năm 2015, toàn bộ ngành công nghiệp xe đạp Đài Loan đã bắt đầu đánh cược với làn sóng xe đạp điện. Loại sản phẩm này được dự đoán sẽ có doanh số ngang ngửa xe đạp thông thường vào năm 2027.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
3 tuần
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
3 tuần
Xem thêm