Chủ nhật, 09/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hành trình vào Google Mỹ của cô gái Việt: Phải để nhà tuyển dụng thấy sự thật lòng và năng lượng cống hiến

Huyền Trang
- 18:35, 07/03/2023

(DNTO) - Ở Mỹ, một buổi phỏng vấn chỉ diễn ra từ 30 phút đến 1 tiếng. Trong thời gian đó, trung bình chỉ 5-15 phút đầu, người phỏng vấn đã biết họ có muốn tuyển bạn hay không.

Minh Phương

Bắt đầu từ con số 0

Nguyễn Minh Phương hiện làm Quản lý vận hành sản phẩm tại Google Mỹ. Cô nằm trong 8 sinh viên (chiếm tỉ lệ 4%) được lựa chọn để theo học và nghiên cứu về Khoa học Dữ liệu (Data Science) và Máy học (Machine Learning) với những nhà khoa học hàng đầu tại Microsoft Research Lab. Phương cũng từng tham dự Hội nghị về Thử nghiệm Kỹ thuật số tại MIT (CoDE) và thắng giải 3 tại Tapia Conference 2019.

Năm 3 đại học, Minh Phương chuyển từ ngành Truyền thông sang học Phân tích Dữ liệu. Theo cô, đây là ngành vừa cần kĩ năng cứng như lập trình, vừa cần kĩ năng mềm (kể chuyện với các con số), có thu nhập khá tốt và nhiều cơ hội cho sinh viên mới ra trường.

Tuy nhiên, dù có thể làm được công việc phân tích dữ liệu nhưng Phương cảm thấy mình không đủ thích nó để xây dựng sự nghiệp. Sau hai năm, Phương từ chối cơ hội lên chức để làm một vị trí lương thấp hơn 20%, đó là công việc quản lý sản phẩm (PM).

“Nói nôm na, quản lý sản phẩm là người hiểu rõ những khó khăn của người dùng, từ đó tạo ra sản phẩm giúp họ khỏi “chật vật” nữa. PM là công việc mơ ước và mình tin đó là thế mạnh của bản thân. Mình đã quyết tâm dành hẳn 6 tháng để học và chuyển vị trí”, Phương nói.

Tuy nhiên, Phương bị “sốc” nặng khi PM là công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, chỉ cần một quyết định sai có thể phung phí cả tuần làm việc của nhóm kĩ sư.

“Ví dụ khi là PM của Facebook, qua phân tích sẽ nhận ra người dùng có nhu cầu thể hiện nhiều trạng thái cảm xúc hơn 1 nút Like. PM sẽ lên kế hoạch, nghiên cứu để tạo thêm nút trạng thái như wow, haha, love…, thứ tự ra sao, người dùng sẽ dùng được ở đâu (bài viết, bình luận, tin nhắn) … và thuyết phục các nhóm khác (trải nghiệm người dùng, kỹ sư) trước khi bắt tay vào xây dựng”, Phương cho biết.

Hành trình vào Google

Nguyễn Minh Phương cho biết các bạn trẻ nên thử trải nghiệm ở nhiều vị trí để biết mình đam mê thứ gì. Ảnh: FBNV.

Nguyễn Minh Phương cho biết các bạn trẻ nên thử trải nghiệm ở nhiều vị trí để biết mình đam mê thứ gì. Ảnh: FBNV.

Đầu năm 2022, Phương quyết định đổi công ty. Dù tin làm PM là con đường đúng đắn nhưng cô cho biết sẽ chọn đúng sản phẩm mình thích, với đội ngũ và công ty mình muốn.

Trong một công ty công nghệ có nhiều công việc, theo Phương, bạn cần hiểu bản thân cần gì và công việc đó cần gì và tìm ra điểm kết nối giữa hai bên. Trong vòng 6 tháng, Nguyễn Minh Phương nộp đơn cho khoảng 10 công ty, có 24 cuộc phỏng vấn với 40 người.

Khi nộp đơn vào Google là thời điểm Phương đã đi tới nhiều nơi khác. Lúc này, cô đặt cho mình câu hỏi: “Tại sao lại là Google, và tại sao lại là vận hành sản phẩm?”. “Đó thực sự là công việc tôi mơ ước và cảm thấy hạnh phúc chứ không phải chỉ vì danh tiếng hay tiền bạc”, Phương nói trong Tech Innovators #12 mới đây.

“Ở Mỹ, một buổi phỏng vấn chỉ diễn ra từ 30 phút đến 1 tiếng. Trong thời gian đó, trung bình chỉ 5-15 phút đầu, người phỏng vấn đã biết họ có muốn tuyển bạn hay không. Thực ra, trong 15 phút đó, bạn không thể chia sẻ là mình giỏi đến đâu, kinh nghiệm code tốt như thế nào, hay vận hành sản phẩm có trơn tru không. Mà nó đến từ năng lượng bạn truyền tải, năng lượng mình kể và sự thật lòng trong việc bạn kể câu chuyện đó. Tôi luôn giữ điều đó trong tim khi tham gia phỏng vấn, rằng mình thực sự dốc hết sức cho nơi mình sẽ làm việc. Đó cũng là lý do tôi chỉ ứng tuyển vào những nơi tôi muốn và cố gắng dốc hết sức vào nơi đó”.

Không thể nói chuyện với đồng nghiệp vì không thích bóng bầu dục

Minh Phương cho biết cô chấp nhận một phần không thể hòa nhập với văn hóa Mỹ, nhưng cô khẳng định mình bằng các tạo ra giá trị cho công ty. Ảnh: FBNV.

Minh Phương cho biết cô chấp nhận một phần không thể hòa nhập với văn hóa Mỹ, nhưng cô khẳng định mình bằng các tạo ra giá trị cho công ty. Ảnh: FBNV.

Học và làm ở Mỹ nên rào cản đầu tiên với Phương là văn hóa làm việc. Sếp là người giao việc nhưng bạn phải là người trình bày về hướng giải quyết công việc, sau đó sẽ đánh giá và hỗ trợ để bạn làm tốt hơn. Nhưng ở Việt Nam, từ nhỏ, Phương cho biết mình không được dạy cách đề đạt nguyện vọng.

“Tôi là người Việt Nam sang Mỹ học tập và làm việc, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một người Mỹ. Tại công ty, câu chuyện hành lang, mọi người sẽ nói về bóng bầu dục, trượt tuyết hay chơi những môn thể thao. Là một sinh viên quốc tế, kinh tế eo hẹp, tôi không có điều kiện để trải nghiệm những điều đó. Việc phải giao tiếp với mọi người về văn hóa rất khó khăn”.

Trong các công ty công nghệ Nguyễn Minh Phương đã từng làm, đa phần các đồng nghiệp là nam giới; đặc biệt cộng đồng người Ấn, người Trung rất mạnh và thường xuyên chia sẻ, cập nhật thông tin rất nhanh, làm việc rất hiệu quả. Trong khi cô gái người Việt duy nhất trong công ty dường như bị bỏ lại phía sau.

“Cảm giác đó rất bị lạc lõng”, Phương nói và cho biết cô đã phải tìm tới những hội nhóm người Việt cùng chuyên ngành như VietTech hay cộng đồng những phụ nữ trong ngành công nghệ.

“Đó là những cách tôi vượt qua rào cản văn hóa. Biết mình là ai và luôn tìm cách nâng cao giá trị của bản thân mình. Tôi dần học cách chấp nhận là mình sẽ không bao giờ thích môn bóng bầu dục hay các môn thể thao ngoài trời như các bạn Mỹ. Việc tôi tạo ra giá trị trong công ty không liên quan đến việc tôi thích bộ môn đó. Tôi luôn cố gắng học tập và khẳng định giá trị. Đây điều giúp tôi tự tin khi mình không bao giờ hòa nhập hoàn toàn với môi trường làm việc ở Mỹ”.

Từ cuối năm 2022 cho đến nay, xu hướng việc làm công nghệ trùng xuống. Sinh viên quốc tế ở những thị trường rất hot như Mỹ cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Mỹ, đây vẫn là nơi hoạt động công nghệ rất sôi nôi với những cộng đồng, sự kiện dành cho phụ nữ hay những người ngoại đạo tham gia. Phương cho biết công việc đầu tiên cô có được cũng đến từ những hội nghị chuyên ngành công nghệ, nơi người phụ nữ trong ngành chia sẻ với nhau và cho nhau những cơ hội để phát triển. Bất kì bạn ở đâu, trong lĩnh vực nào cũng có thể tham gia vào ngành công nghệ nếu bạn muốn.

“Tôi có quen người bạn Guinea nhập cư sang Mỹ. Ban ngày bạn ấy làm cho công ty công nghệ, buổi tối lên trường học code. Một bạn đồng nghiệp cũ của tôi cũng bỏ nghề cảnh sát, để lại vợ con ở Thổ Nhĩ Kỳ, sang Mỹ làm đủ mọi nghề, tự học code. Sau đó 5 năm, anh trở thành kỹ sư máy học tại một ngân hàng lớn. Ngay tại Google nơi tôi làm việc, Chủ tịch của Google Workspace là phụ nữ, Giám đốc Kỹ thuật sản phẩm Docs, Sheet mà mọi người đang dùng cũng là phụ nữ. Ngành công nghệ chưa chắc đã dành cho mọi người, nhưng ai cũng có thể làm công nghệ nếu bạn muốn”, Nguyễn Minh Phương chia sẻ.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nép mình giữa lòng Sài Gòn phồn hoa, Lam Xưa không chỉ là một nhà hàng đơn thuần mà còn là cánh cửa đưa thực khách quay ngược thời gian để chạm đến vẻ đẹp hoài cổ và nét văn hóa ẩm thực Việt đặc sắc.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từ 13/4 - 13/10/2025, EXPO OSAKA 2025 chính thức diễn ra tại đảo Yumeshima, Osaka (Nhật Bản), quy tụ hơn 150 quốc gia và tổ chức, dự kiến thu hút 28 triệu lượt khách tham quan với chủ đề "Thiết kế xã hội tương lai cho cuộc sống của chúng ta".
2 ngày
Hoạt động Hội
Ngày 6/3, Hội Nữ doanh nhân TP.HCM (HAWEE) tổ chức đại hội nhiệm kỳ III (2025 – 2030) đánh dấu chặng đường 10 năm hoạt động.
2 ngày
Tiếng nói doanh nhân
Các diễn giả và đại biểu đã tập trung chia sẻ thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong xây dựng, phát triển tổ chức Hội; những phương thức hoạt động hiệu quả trong mô hình tổ chức và hoạt động của một số địa phương; phương thức kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Hội viên trong hệ sinh thái Doanh nhân trẻ (DNT) Việt Nam...
6 ngày
Hoạt động Hội
Ngày 28/2, chương trình "Xuân Đoàn viên 2025 - Khởi sắc" do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA) tổ chức, đã đem đến ngày hội kết nối cho doanh nhân trẻ cả nước nắm bắt cơ hội, mở rộng thị trường và tạo dựng quan hệ chiến lược, đặc biệt có ý nghĩa tạo đòn bẩy cho "kỷ nguyên vươn mình" của dân tộc.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo quy định mới, đối với ô tô điện chạy pin kể từ ngày 1/3/2025 đến hết ngày 28/2/2027 tiếp tục nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 0%.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp nhà nước nỗ lực phát triển mạnh mẽ hơn để nền kinh tế phát triển nhanh nhưng phải bền vững, chung sức đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và tạo tiền đề cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Nhiều chủ xe trên toàn quốc đã chia sẻ cảm giác hào hứng với cuộc thi cá nhân hóa xe VinFast VF 3 mang chủ đề “Sáng tạo chất riêng, Độc bản cá tính”.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhằm đồng hành cùng người bán hàng là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tiểu thương, chuỗi cửa hàng trong việc quản lý doanh thu hiệu quả, Sacombank triển khai chương trình SHOP NHẬN THANH TOÁN VIETQR, dành tặng hàng nghìn thiết bị loa thanh toán, giảm giá thiết bị và tặng tiền cho khách hàng theo doanh số giao dịch.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 26/02, hệ thống Y tế Vinmec vừa được vinh danh “Doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam”, “Doanh nghiệp vì cộng đồng tốt nhất” và “Nơi làm việc tốt nhất” tại Hội nghị CSR và ESG toàn cầu lần thứ 17. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Vinmec được tôn vinh cao nhất trong các hạng mục quan trọng về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Vinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Nhiều người dùng cho rằng vị trí số 1 thị trường taxi công nghệ trong quý IV/2024 của Xanh SM là thành quả xứng đáng từ chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng luôn được duy trì ở mức cao, kể từ khi hãng taxi điện Việt được thành lập cho đến nay.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tối 25/2 tại Hà Nội, ông Hoàng Công Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có buổi làm việc với CLB Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam nhằm đánh giá kết quả hoạt động năm 2024 và định hướng kế hoạch năm 2025. Tham dự buổi làm việc có ông Lê Văn Cường, Ủy viên UBTƯ Hội, Chủ tịch CLB; cùng thường trực, BCH CLB.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 25/2, tại thủ đô Hà Nội, Câu lạc bộ Sao Vàng đất Việt - Trực thuộc Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp Sao Vàng đất Việt.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công ty xe điện Việt Nam đang đặt tham vọng bước vào thị trường giao đồ ăn trong bối cảnh nhiều gã khổng lồ khác như Beamin, Gojek đã từng bỏ cuộc vì những khó khăn nội tại của thị trường. Xanh SM dù có nhiều lợi thế nhưng cần sự bứt phá rất lớn.
2 tuần
Xem thêm