Giáo dục kỹ năng sống tại trường học: Tiền đề nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp khởi nghiệp
(DNTO) - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên trong trường học là bước tiền đề tạo “nguồn” nhân lực chất lượng cao, bền vững cho doanh nghiệp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, là tiền đề để doanh nghiệp khởi nghiệp mạnh về “chất”, tăng nhanh về “lượng”, cạnh tranh được với doanh nghiệp khởi nghiệp trên thế giới…
Một trong những động lực quan trọng để phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Do vậy, ngoài việc đào tạo kiến thức chuyên môn cho học sinh, sinh viên thì thì hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường học là một trong những hoạt động cần thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia theo hướng bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Học sinh, sinh viên tại các trường học là nguồn nhân lực “đầu vào” quan trọng của doanh nghiệp khởi nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp trong hành trình khởi nghiệp. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên trong trường học là bước tiền đề tạo “nguồn” nhân lực chất lượng cao, bền vững cho doanh nghiệp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, là tiền đề để doanh nghiệp khởi nghiệp mạnh về “chất”, tăng nhanh về “lượng”, cạnh tranh được với doanh nghiệp khởi nghiệp trên thế giới…
Nhiều chuyên gia cũng đã nhận định, trong các yếu tố quyết định sự thành công của con người thì kỹ năng sống chiếm đến 85%, còn kiến thức chuyên môn chỉ chiếm 15%. Điểm chung thành công của những nhà sáng lập như: Jeff Bezos với thương hiệu Amazon; Larry Page với thương hiệu Google; Howard Schultz với thương hiệu Starbucks; Steve Job với thương hiệu Apple; Warren Buffett với thương hiệu Berkshire Hathaway, Bill Gates với thương hiệu Microsoft, đều là những người có kỹ năng tốt.
Qua nhiều phân tích cho thấy, hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ là nền tảng để thế hệ trẻ Việt Nam học tập, rèn luyện, sáng tạo, khởi nghiệp, hội nhập, đặc biệt hoạt động giáo dục kỹ năng sống sẽ tạo “nguồn” nhân lực chất lượng cao, góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp mạnh về “chất” và “lượng”, khi doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển mạnh, sẽ góp phần phát bền vững triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia.
Mặt khác, trong giai đoạn này, Quốc hội đã đề ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước với mục tiêu phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu có 5 đến 10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế, thì việc khai thác, truyền cảm hứng, phát triển đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp “tiềm năng” trong hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học cần được các bộ, ngành, địa phương ưu tiên quan tâm, phát triển.
Trên cơ sở nghiên cứu các kỹ năng cần thiết theo UNESCO, WHO, UNICEF và WEF, cũng như sự nghiên cứu đánh giá tầm quan trọng của các kỹ năng, bài viết đề xuất các Nhà trường, tổ chức thanh niên ưu tiên giáo dục kỹ năng sống trong trường học trong giai đoạn 2021 - 2025 tập trung vào nhóm kỹ năng cốt lõi 4Cs bao gồm: kỹ năng sáng tạo; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng tư duy phản biện.
Ngoài ra, nếu có điều kiện, các trường học có thể tổ chức giáo dục bổ trợ thêm một số kỹ năng quan trọng bổ trợ cho nhóm 4Cs như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng xây dựng niềm tin, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng làm chủ giấc ngủ, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tư duy phản biện; kỹ năng sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm…
Thông qua việc giáo dục các kỹ năng này, nhà trường, tổ chức thanh niên sẽ giúp học sinh, sinh viên, thanh niên có thể tự giải quyết các vấn đề phát sinh trong học đường, là tiền đề để giải quyết các vấn đề, tình huống của doanh nghiệp khởi nghiệp (nếu tham gia khởi nghiệp) hoặc tham mưu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp (nếu làm việc tại Bộ, ngành, địa phương liên quan đến khởi nghiệp)...