Thứ sáu, 04/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

“Giãn cách hẹp, xét nghiệm có trọng điểm là hướng đi phù hợp trong thời điểm này”

Minh Khánh
- 18:15, 20/09/2021

(DNTO) - Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, giãn cách xã hội theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất và tập trung xét nghiệm ở vùng nguy cơ là phù hợp trong thời điểm hiện nay để nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ký ban hành công điện về hướng dẫn xét nghiệm và một số biện pháp phòng chống dịch khi giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội.

Theo đó, tình hình dịch COVID-19 hiện vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài tại nhiều địa phương, đặc biệt với biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng phát tán mầm bệnh cao, lây lan nhanh chóng (nồng độ virus trong dịch hầu họng gấp khoảng 1000 lần so với các chủng SARS-CoV-2 trước).

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, 23 tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc làm chậm tốc độ lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, vẫn còn một số tồn tại như thực hiện chưa nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch nhất là vấn đề xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Trước tình hình đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất. Mục tiêu của thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày). Người đứng đầu ngành y tế yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm việc giãn cách; Đồng thời đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc; Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở.

Chia sẻ với phóng viên VOV.VN, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá đây là xu hướng tốt, phù hợp trong thời điểm hiện nay. Theo PGS Nga, hiện dịch COVID-19 ở Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn dịch lây lan trong cộng đồng chứ không còn là dịch xâm nhập. Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân tiêm chủng vaccine COVID-19 tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh miền Nam cũng đã tăng dần.

Vì vậy theo ông Nga, việc truy vết, phong tỏa, giãn cách rộng là không cần thiết vì nó ảnh hưởng đến đời sống cũng như nền kinh tế của nước nhà. “Chúng ta cần phải bắt đầu sống chung với dịch, dần coi dịch là bình thường. Trong cuộc chuyển đổi trạng thái phong tỏa dập dịch nghiêm khắc sang trạng thái giãn cách, giãn cách hẹp, cách ly tại chỗ, chúng ta cần phải dần chấp nhận”- PGS Nga cho biết.

Ông Nga cũng cho rằng, cơ chế lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 là lây từ người sang người khi có sự tiếp xúc gần, không phải lây ngoài không khí. Do đó, khi có trường hợp F0 cần xác định cách ly từng khu vực và khoanh vùng ở khu vực đó sẽ hiệu quả hơn là thực hiện giãn cách cả rộng cả phường, quận. Đồng thời, trong khu vực nhỏ cũng xác định lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên để khoanh vùng, bóc tách F0.

Trong hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ, thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR (RT-PCR).

Xét nghiệm phải có trọng điểm

PGS Nguyễn Huy Nga cũng cho biết, thời điểm này không nên xét nghiệm tràn lan mà phải dựa trên đánh giá nguy cơ và xét nghiệm khu vực nguy cơ, đối tượng có nguy cơ. Việc xét nghiệm diện rộng sẽ dẫn đến tốn kém, hiệu quả không cao. “Xét nghiệm phải có trọng điểm. Chẳng hạn vừa qua khu vực Long Biên có ca mắc COVID-19, chúng ta khoanh vùng xét nghiệm khu vực đó để phát hiện ra các F0. Tùy theo tình hình y tế địa phương để đưa ra hình thức xét nghiệm hợp lý, hiệu quả”- ông Nga cho biết.

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, thời điểm này không nên xét nghiệm tràn lan mà phải dựa trên đánh giá nguy cơ và xét nghiệm khu vực nguy cơ, đối tượng có nguy cơ. (Ảnh minh họa)

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, thời điểm này không nên xét nghiệm tràn lan mà phải dựa trên đánh giá nguy cơ và xét nghiệm khu vực nguy cơ, đối tượng có nguy cơ. (Ảnh minh họa)

Vị chuyên gia này nêu rõ, hiện chúng ta đã hiểu rõ hơn về chủng virus SARS-CoV-2, đường lây truyền, cách phòng bệnh, cách điều trị của bệnh này nên chúng ta cần phải bình tĩnh và biết cách phòng chống virus này. Ông đánh giá những bước đi này phù hợp với tình hình thực tế và tiết kiệm được nhân lực y tế, tiết kiệm được ngân sách, trang thiết bị y tế. Ông cũng cho rằng, thời gian tới nếu có hướng dẫn chung của Bộ tới các địa phương, trong đó có Hà Nội về việc đồng ý cho cách ly tại nhà thì càng tốt. Bởi thời gian vừa qua, ở nhiều địa phương trong đó có Hà Nội đang thực hiện cách ly tập trung và đã có rất nhiều trường hợp dương tính ở khu cách ly tập trung. “Nếu địa phương nào có điều kiện cách ly tại nhà thì hướng dẫn họ, vì sẽ không dẫn đến tốn kém, khi đó người dân phải cùng chung tay với nhà nước”- ông Nga cho biết.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga khuyến cáo, mỗi người dân hãy tự bảo vệ mình là một vùng xanh, từ đó mỗi gia đình, mỗi cơ quan, mỗi xí nghiệp hãy bảo vệ mình để mở rộng vùng xanh, bằng cách tiêm vaccine đủ liều. Đồng thời thực hiện xét nghiệm khi cần thiết.

Các chuyên gia cũng cho rằng, tiêm đủ liều vaccine COVID-19 là biện pháp lâu dài để phòng bệnh. Đồng thời, người dân cần phải tuân thủ thực hiện hướng dẫn 5K của Bộ Y tế, vì khi đã tiêm đủ liều vaccine phòng bệnh, người dân vẫn có thể mắc bệnh./.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
7 giờ
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
15 giờ
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
16 giờ
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
2 ngày
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 26/6 (giờ Mỹ) đã làm dậy sóng chính trường quốc tế với tuyên bố "chúng tôi vừa ký với Trung Quốc ngày hôm qua", ngay sau đó lại hé lộ về một thỏa thuận thương mại "rất lớn" sắp đạt được với Ấn Độ.
6 ngày
Xem thêm