Thứ năm, 27/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giải pháp căn cơ nào để xuất khẩu nông sản không còn chịu cảnh 'đường mòn lối mở'?

Hồng Gấm
- 16:40, 04/03/2022

(DNTO) - Giải quyết vấn đề ùn tắc nông sản ở cửa khẩu được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, giải pháp thì nhiều nhưng câu chuyện ùn tắc đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Đâu sẽ là liều thuốc đặc trị cho căn bệnh mãn tính này?

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chúng ta phải tổ chức sản xuất, tổ chức lại hệ sinh thái ngành hàng, đây chính là giải pháp căn cơ để vực dậy chuỗi giá trị nông nghiệp. Ảnh: TL.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chúng ta phải tổ chức sản xuất, tổ chức lại hệ sinh thái ngành hàng, đây chính là giải pháp căn cơ để vực dậy chuỗi giá trị nông nghiệp. Ảnh: TL.

Gần đây, câu chuyện ùn ứ hàng xuất khẩu, nhất là nông sản ở các cửa khẩu biên giới phía Bắc gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân... điều này một lần nữa lại gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh để các bộ, ngành, doanh nghiệp và người nông dân phải nhìn nhận gốc rễ vấn đề, xem lại cách tổ chức, sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu như thế nào, để vừa đảm bảo sản xuất ổn định, phát triển vững chắc, vừa tiêu thụ một cách khoa học, hiệu quả, hạn chế thấp nhất những tổn thất không mong muốn như đã xảy ra.

Phát biểu mở đầu tọa đàm trực tuyến "Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp căn cơ?", chiều 4/3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Người sản xuất mù mờ, doanh nghiệp tiêu thụ và xuất khẩu mù mờ, cơ quan quản lý nhà nước cũng mù mờ" - đây chính là khoảng trống thông tin lớn nhất của sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản ở Việt Nam hiện nay.  

"Chúng ta phải tính từ đầu gốc sản xuất mới làm chủ thị trường, hạn chế rủi ro, đằng sau mỗi câu chuyện giải cứu nông sản, rõ ràng cốt lõi chính là sản xuất và thị trường chưa gặp được nhau...", Bộ trưởng Hoan đặt vấn đề.

"Cách đây nửa tháng, tôi có đi khảo sát tại một vài địa phương, nhiều anh chủ doanh nghiệp vô tư hỏi tôi rằng Trung Quốc ban pháp lệnh siết chặt đầu vào xuất khẩu, sao không thấy bộ trưởng thông báo cụ thể nào? Tôi phải nói ngay, "Anh đang ngồi ở đâu vậy?".

Rõ ràng, công tác truyền thông hết sức quan trọng, pháp lệnh của Trung Quốc về tiêu chuẩn chất lượng 248, 249 đã được triển khai rất sớm, tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp của ta, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xuất khẩu nông sản lại rất thờ ơ, nắm bắt vẫn còn hạn chế...

"Chủ doanh nghiệp là người dẫn dắt nông dân sản xuất, bởi doanh nghiệp mua thế nào thì nông dân sẽ sản xuất như thế ấy, trong khi hiện nay, bản thân những doanh nghiệp này đang tự dễ dãi với chính mình", ông Hoan bức xúc.

"Tự đi khảo sát tôi mới nhận ra rằng nếu thời vụ này thua lỗ thì doanh nghiệp chỉ cần đi buôn một chuyến là có thể lấy lại được, nhưng nông dân thì khác, họ sẽ mất trắng bởi vốn liếng có bao nhiêu đó thôi...

Chúng ta phải tổ chức sản xuất, tổ chức lại hệ sinh thái ngành hàng, đây chính là giải pháp căn cơ để vực dậy chuỗi giá trị nông nghiệp cho bà con bớt khổ", bộ trưởng nhận định.

Chỉ ra thực trạng, ông Hoan nhấn mạnh: "Tôi phát hiện ra một điều, mọi "cái bẫy" của chúng ta nằm ở 3 điểm nghẽn: Nông dân tư duy mùa vụ, doanh nghiệp tư duy thương vụ, còn chính quyền thì tư duy nhiệm kỳ, chúng ta không đặt ra cái gì dài hạn, cứ "ăn đong", nên luôn trong tình trạng thấp thỏm.

Tại sao thị trường khó tính, nông sản không ổn định? Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, chính bản thân chúng ta phải xem lại chính mình".

Tính chuyện 'đường dài' cho nông sản

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, trước nay sản xuất nông nghiệp vẫn rơi vào mâu thuẫn lớn về cơ cấu, là nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, lẻ với hàng nghìn nông dân tham gia. Mặt hàng nào giá cao thì đổ xô vào làm, dẫn tới tình trạng sản phẩm nông nghiệp chưa theo tín hiệu thị trường. Tới giờ, tư duy làm nông nghiệp cần thay đổi mạnh mẽ hơn, theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất ra cái thị trường cần.

"Tại sao chúng ta cứ lệ thuộc một thị trường lớn, không đa dạng, không phát triển thị trường 100 triệu dân, sao không tăng chế biến hàng hoá mà lại xuất khẩu thô, sao không chuẩn hoá chất lượng, làm ăn chính ngạch, sao không đầu tư phát triển logistic...", ông Hoan chỉ ra và nhận định phải có tiến độ rõ ràng, hành động nhất quán từ cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương và có sự tham gia của các hiệp hội ngành hàng cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Ông gợi ý, cần những doanh nghiệp hạt nhân, đầu tư công nghệ chế biến sâu, theo chuỗi. Xoay quanh doanh nghiệp hạt nhân này là các hợp tác xã với tập hợp từ hàng nghìn hộ sản xuất. Như vậy, sản xuất cái gì, bán cho thị trường nào, tiêu chuẩn ra sao sẽ do doanh nghiệp hạt nhân quyết định. Chất lượng, tiêu chuẩn xuất xứ sẽ đảm bảo tính đồng nhất.

"Chúng ta đã có những kết quả thành công ban đầu từ một số mặt hàng nông sản như trái vải, sầu riêng sang Mỹ, Australia... Cần đẩy mạnh hơn để tận dụng các cơ hội mở rộng thị trường từ các hiệp định thương mại, tránh phụ thuộc vào một thị trường truyền thống", ông Hoan nói.

Đặc biệt, với lượng nông sản đang vào chính vụ khi mà tiêu thụ nội địa chưa được nhiều, cơ bản vẫn chuyển lên cửa khẩu, Bộ NN & PTNT đang đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng các trung tâm nông sản, coi đó là các "vùng xanh", "vùng đệm" để đảm bảo không ảnh hưởng đến hiệu suất thông quan.

"Mọi sự thay đổi đều khó khăn nhưng nếu không thay đổi thì nó sẽ khó khăn hơn, chúng ta phải tổ chức lại từ đầu sản xuất tới đầu thị trường thông qua hệ thống logistic, Bộ NN&PTNT đã trình với Thủ tướng về chủ trương đồng ý cho tỉnh Quảng Ninh làm trung tâm nông sản do Quảng Ninh quản lý, sau đó sẽ đến Lạng Sơn, Tây Nguyên... trong điều kiện thông quan bất lợi hay ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Chúng ta sẽ chế biến, bảo quản nông sản ngay tại các trạm trung chuyển này", ông Hoan cho hay.

Nêu giải pháp, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương, cho rằng, chúng ta có Nghị định 14 về vấn đề thương lệnh biên giới, tuy nhiên vẫn bộc lộ ra điểm yếu đó là chúng ta vẫn chưa thực sự ổn định việc xuất khẩu và vấn đề tổ chức xuất khẩu sao cho tốt...

"Doanh nghiệp, người sản xuất nông sản xuất khẩu cần tuân thủ chặt chẽ quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển..., đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và chất lượng hàng hóa, cũng như chuyển dần sang xuất khẩu bằng đường sắt, đường biển", ông Chính cho hay.

Đồng thời nhấn mạnh, cần quan tâm đến chất lượng nông sản xuất khẩu, nâng tầm nông sản xuất khẩu để đa dạng hoá thị trường, xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc và thâm nhập vào các thị trường đã ký kết các FTA nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan từ thị trường này...

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tập đoàn Airbus tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, bao gồm việc phát triển đội tàu bay của Việt Nam, quan tâm, xem xét việc sớm bàn giao các đơn hàng tàu bay đã ký hợp đồng cho các hãng hàng không Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đội bay của các hãng trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU bị chia rẽ bởi những tranh chấp thương mại kéo dài, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
1 tuần
Xem thêm