Giá trị cổ phiếu có thể tách khỏi nguy cơ suy thoái của nền kinh tế?
(DNTO) - Tăng trưởng chậm hơn, lạm phát tăng nhanh và lãi suất cao hơn không phải là một công thức cho sự thành công lâu dài đối với thị trường chứng khoán.
Đây là một thử nghiệm cần suy nghĩ thấu đáo. Hãy tưởng tượng nền kinh tế đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ, tỷ lệ thất nghiệp gần như thấp hơn bao giờ hết, dự báo tăng trưởng thấp, lãi suất bị cắt giảm và thị trường chứng khoán ở mức cao.
Sau đó, chuyển tiếp nhanh hơn trong ba năm với một nền kinh tế so với hiện tại không hơn bao nhiêu, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn một chút, dự báo tăng trưởng sẽ thấp hơn nhiều và lãi suất sẽ tăng lên. Vậy cổ phiếu và các tài sản rủi ro khác sẽ thế nào?
Câu trả lời đúng, ít nhất đối với giá trị cổ phiếu trên thực tế, là tăng khoảng một phần ba. Nền kinh tế cuối chu kỳ vào năm 2019 và nền kinh tế hiện tại có vẻ tồi tệ hơn đối với các nhà đầu tư trên hầu hết mọi biện pháp đo lường, ngoại trừ lợi nhuận béo bở do các công ty tạo ra.
Bắt đầu với những con số
Sau cuộc suy thoái ngắn nhưng sâu sắc vì đại dịch, so với năm 2019, tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ trong quý 2 năm nay cao hơn khoảng 2,5%, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,5%, thấp hơn một phần so với năm 2019 và là mức thấp nhất kể từ cuối những năm 1960. Theo Tổ chức Consensus Economics (thành lập vào năm 1989, là tổ chức khảo sát kinh tế quốc tế hàng đầu thế giới và thăm dò ý kiến của hơn 1000 nhà kinh tế mỗi tháng để có được những dự báo, thiết lập một tiêu chuẩn chất lượng để theo dõi những thay đổi trong triển vọng kinh tế) tính toán, dự báo trung bình cho tăng trưởng GDP trong năm tới là 1%, khoảng một nửa so với năm 2019. Cuối cùng, lãi suất đã cao hơn nhiều so với mức năm 2019 và tăng chứ không giảm, nhờ lạm phát tăng nhanh.
May mắn cho các nhà đầu tư chứng khoán khi nền kinh tế dường như không phải là yếu tố quan trọng dù điều đó không thể kéo dài mãi. Lợi nhuận dự đoán 12 tháng tới tăng 1/3 và giá cổ phiếu cũng tăng tương tự. Ai sẽ quan tâm nếu tiền lương tăng nhanh, nền kinh tế vẫn trì trệ, miễn sao chi phí đắt đỏ chuyển sang phần chi trả của khách hàng?
Không hẳn là nền kinh tế không liên quan
Suy thoái (trong một thời gian ngắn) đã quá khủng khiếp đối với thị trường chứng khoán năm 2020, và năm nay Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) chủ trương kết hợp với mối quan tâm mới về tăng trưởng kinh tế đã đánh bật 20% chỉ số S&P 500, chủ yếu bằng cách định giá giảm. Nhưng miễn là thu nhập doanh nghiệp cao và dự kiến sẽ duy trì theo cách đó, thì cổ phiếu sẽ có một nền tảng vững chắc.
Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro đối với giá cổ phiếu. Thu nhập doanh nghiệp đến từ khoảng cách giữa doanh thu và chi phí, và năm nay, nhiều chi phí rõ ràng đã tăng nhanh hơn doanh thu. Giá nhân công tăng, năng suất giảm. Chi phí đầu vào tăng và tỷ suất lợi nhuận sau thuế giảm trở lại như năm 2019, sau khi đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái. Kết quả là đối với toàn bộ khu vực doanh nghiệp Hoa Kỳ, như được đo lường bằng dữ liệu kinh tế, kết quả doanh thu hoàn toàn là do lợi tức có được, phần lớn là lạm phát.
Một lần nữa, các nhà đầu tư dường như không bận tâm, bởi vì thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế. Tỷ suất lợi nhuận của S&P 500 đã đi ngược lại xu hướng kinh tế rộng lớn hơn và vẫn cao hơn so với năm 2019, đã hoạt động tốt sau cú sốc đại dịch. Tỷ suất lợi nhuận dự báo đang giảm nhưng vẫn duy trì đà tăng, đặc biệt là đối với nhóm Big Tech. Trên hết, các công ty lớn đã tăng doanh số bán hàng nhiều hơn mức tăng trưởng của nền kinh tế và lạm phát. Tỷ suất lợi nhuận cao hơn khi doanh thu bán hàng lớn hơn chính là điều mà các nhà đầu tư mong muốn.
Câu hỏi quan trọng là thị trường chứng khoán có thể tách rời khỏi nền kinh tế trong bao lâu. Có những lý do cho sự khác biệt, chẳng hạn như IPO, phát hành cổ phiếu, thay đổi định giá và doanh thu quốc tế. Nhưng về mặt lịch sử, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa lợi nhuận tổng thể và tăng trưởng kinh tế, điều đã biến mất trong ba năm qua.
Một phần của khoảng cách giữa nền kinh tế và thị trường là thị trường đang nghiêng nhiều về các công ty công nghệ lớn. Nhiều công ty đã chiến thắng đại dịch khi nhu cầu trực tuyến thay đổi, giúp duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng bất chấp quy mô và thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận. Có lẽ bây giờ cả hai yếu tố đó sẽ đảo ngược, cũng như các công ty công nghệ trên thị trường công nghệ gia tăng (hãy nghĩ đến cuộc chiến công nghệ trực tuyến) và các cơ quan quản lý cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn.
Ba năm qua đã chứng minh thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế. Nhưng những gì xảy ra trong nền kinh tế cuối cùng cũng trở nên quan trọng. Tăng trưởng chậm hơn, lạm phát nhiều hơn và lãi suất cao hơn không phải là công thức cho thành công lâu dài. Tốt hơn hết, các nhà đầu tư nên hy vọng nền kinh tế sẽ đảo chiều.