Thứ năm, 27/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng GDP Việt Nam 2022 đều vượt mục tiêu đề ra

Thạch Hương
- 10:35, 17/07/2022

(DNTO) - Nhóm nghiên cứu Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), đưa ra 2 kịch bản cập nhật dự báo kinh tế Việt Nam 2022. Theo đó, cả 2 kịch bản đều dự báo tăng trưởng GDP vượt mục tiêu cả năm.

 

6 tháng đầu năm 2022: Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực. Ảnh minh họa

6 tháng đầu năm 2022: Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực. Ảnh minh họa

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), 6 tháng đầu năm 2022 đã chứng kiến một loạt các động thái quan trọng của các nền kinh tế chủ chốt, mở đường cho một loạt xu thế mới có ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài đến kinh tế thế giới.

Xung đột Nga-Ucraina kéo dài ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của nhiều hàng hóa cơ bản, đồng thời kéo theo xu hướng liên minh đối đầu-trả đũa giữa các siêu cường. Mỹ đã bắt đầu giai đoạn “bình thường hóa” lãi suất nhằm ứng phó với lạm phát cao. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã đi vào thực hiện, qua đó gắn kết các nền kinh tế Đông Á với đà phục hồi xuất khẩu trên diện rộng ở khu vực.

Tại Hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022: Cải cách và phát triển bền vững”, do CIEM tổ chức mới đây cùng với sự hỗ trợ của Chương trình Ôxtrâylia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform), bà Minh cho biết: Từ đầu năm 2022, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện cách tiếp cận “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”. Cùng với việc kiểm soát tốt dịch Covid-19, tỷ lệ bao phủ vaccine được cải thiện và số ca nhiễm liên tục giảm, các biện pháp hạn chế đối với xuất nhập cảnh đã dần được dỡ bỏ. Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, và nhấn mạnh ưu tiên cho ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Chính phủ, các bộ ngành tiếp tục đề ra và tập trung thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Hỗ trợ người lao động và các nhóm yếu thế trong xã hội cũng là một ưu tiên quan trọng nhằm giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho quá trình thích ứng với bối cảnh làm việc mới.

"Các số liệu thống kê đã cho thấy đà phục hồi tích cực của kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng GDP đạt 5,03% trong quý I/2022 và 7,72% trong quý II/2022, đạt mức tăng trưởng tương đối cao so với khu vực châu Á. Đà phục hồi tăng trưởng được thể hiện rõ nét ở cả ba khu vực, đặc biệt là dịch vụ", bà Minh nhận định.

Theo Chỉ số phục hồi của Nikkei, Việt Nam đã liên tục cải thiện xếp hạng và mới đây nhất là được đánh giá ở vị trí thứ hai. Đánh giá này tích cực và thực chất.

Dựa trên những kết quả tích cực trong bức tranh kinh tế quý II và 6 tháng đầu năm, nhóm nghiên cứu của CIEM đưa ra 2 kịch bản kinh tế trong năm 2022. Trong đó, kinh bản 1, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,7%; lạm phát bình quân 4,0%; tăng trưởng xuất khẩu 15,8%; thặng dư thương mại, 1,2 tỷ USD và Kịch bản 2, tăng trưởng GDP là 6,9%; lạm phát bình quân 3,7% và tăng trưởng xuất khẩu 16,3%; thặng dư thương mại 2,5 tỷ USD.

Như vậy, cả 2 kịch bản CIEM đưa ra đều dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 cao hơn mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ đặt ra là khoảng 6,5%.

2 kịch bản tăng trưởng kinh tế

no-xa-u-jpeg-3398-1648456266_1200x0

Theo nhóm nghiên cứu của CIEM, triển vọng kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2022 có thể chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố gồm: Khả năng kiểm soát sự lây lan của các biến thể Covid-19 và các dịch bệnh mới; Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là nền tảng quan trọng, để giúp ổn định tâm lý thị trường và “neo” kỳ vọng lạm phát; Khả năng đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, gắn với tận dụng cơ hội từ các FTA và xử lý các rủi ro gắn với đối đầu thương mại-công nghệ giữa Các siêu cường, xu hướng giảm giá của các đồng tiền ở khu vực so với USD...; Khả năng tạo thêm cơ hội và kỹ năng cho lao động nữ, qua đó giúp tận dụng tiềm năng từ nhóm lao động này, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Trong Kịch bản 1, tình hình dịch bệnh ở thế giới và Việt Nam nhìn chung được kiểm soát, các nước duy trì xu hướng tạo thuận lợi cho đi lại của người dân. GDP của thế giới tăng 2,9% trong năm 2022. Mức giá của Mỹ tăng tới 7,682%. Giá hàng nông sản xuất khẩu tăng 17,7%. Giá dầu thô thế giới tăng 42,0%. Về phía Việt Nam, tỷ giá VND/USD của NHTM tăng 2,5%. Tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 8,5%. Tín dụng tăng 14,0%. Giá nhập khẩu hàng hóa tăng 8,5%. Dân số tăng 1,07%, và số lao động có việc làm tăng 6,1% so với năm 2021. Lượng dầu thô xuất khẩu giả thiết tăng 10,7% so với năm 2021. Tỷ giá hữu hiệu thực giả thiết giảm 1,5%. Trên cán cân thanh toán, chuyển giao của Chính phủ và khu vực tư nhân (ròng) đều giảm 5%. Vốn thực hiện của khu vực FDI (bao gồm cả phía nước ngoài và phía Việt Nam) tăng 8,9%. Giải ngân đầu tư từ nguồn NSNN ở mức 460,8 nghìn tỷ đồng.

Kịch bản 2 giữ nguyên hầu hết các giả thiết như trong Kịch bản 1, chỉ điều chỉnh: GDP của thế giới tăng 3,6%; tổng phương tiện thanh toán tăng 10,5%; tín dụng tăng 15%; giá nhập khẩu hàng hóa tăng 5%; tỷ giá VNĐ/USD của NHTM tăng 2,0%; tỷ giá hữu hiệu thực giả thiết giảm 0,8%; giải ngân đầu tư từ nguồn NSNN ở mức 542,16 nghìn tỷ đồng; và đẩy mạnh tạo thuận lợi hóa cho các mô hình kinh tế mới (kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…).

Kết quả dự báo cho thấy, tăng trưởng kinh tế năm 2022 có thể đạt mức 6,7% theo Kịch bản 1 và 6,9% trong Kịch bản 2 (Bảng). Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 15,8% trong Kịch bản 1 và tăng 16,3% trong Kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 1,2 tỷ USD và 2,5 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2022 dự báo lần lượt ở mức 4,0% và 3,7%.

Ngoài ra, vấn đề thu hút vốn FDI của Việt Nam đang đối diện một số thách thức mới liên quan đến sàng lọc nhà đầu tư nước ngoài có thể đáp ứng, tuân thủ và đóng góp vào phát triển bền vững của Việt Nam.

Bên cạnh đó, khu vực bất động sản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong thu hút FDI, có thể tạo thêm áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp bất động sản trong nước, trong khi các doanh nghiệp này đã gặp khó khăn lớn hơn khi tiếp cận nguồn vốn trong nước. Ngoài ra, Việt Nam vẫn chưa có chương trình hành động chính thức nhằm đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến đầu tư.

Về vấn đề xuất khẩu, nhóm nghiên cứu cho rằng, việc khai thác các FTA tiếp tục giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, đồng thời giảm được rủi ro phụ thuộc vào một số thị trường cụ thể. Tuy nhiên, rủi ro gặp phải các vụ việc phòng vệ thương mại cũng có xu hướng gia tăng.

Đưa ra các giải pháp cho 6 tháng cuối năm 2022, bà Minh cho biết, phải đẩy mạnh cải cách ngay cả trong bối cảnh thực hiện phục hồi kinh tế, để giảm bớt áp lực đối với lạm phát và tạo không gian mới cho doanh nghiệp phát triển.

Trong bối cảnh này, theo bà Minh, việc duy trì “công thức” từ những năm trước đó - duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện cho cải cách thể chế kinh tế mạnh mẽ theo hướng thị trường hiện đại - càng có ý nghĩa quan trọng.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
6 ngày
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tập đoàn Airbus tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, bao gồm việc phát triển đội tàu bay của Việt Nam, quan tâm, xem xét việc sớm bàn giao các đơn hàng tàu bay đã ký hợp đồng cho các hãng hàng không Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đội bay của các hãng trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU bị chia rẽ bởi những tranh chấp thương mại kéo dài, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
1 tuần
Xem thêm