Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đồng Tháp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 980 triệu USD mỗi năm

Hoàng Yến
- 07:30, 13/02/2023

(DNTO) - Tiếp nối những thành tựu đã đạt được, đồng thời phát huy nhiều hơn nữa những lợi thế sẵn có, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch phát triển ngành hàng cá tra đến năm 2025, trong đó đặt mục tiêu có 1.225 héc ta sản xuất theo tiêu chuẩn GAP; kim ngạch xuất khẩu đạt 980 triệu đô la Mỹ mỗi năm.

Để hiểu hơn về những khó khăn, thuận lợi của ngành cá tra Đồng Tháp, những tiền đề để tỉnh có thể hoàn thành mục tiêu đặt ra, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hà Luân, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồng Ngự, nơi được xem là “cái nôi cá tra” của tỉnh.

Hồng Ngự hiện có trên 177ha nuôi cá thịt với sản lượng hàng năm trên 65.000 tấn và có hơn 200ha sản xuất con giống, là một trong những địa phương đi đầu trong ngành cá tra Đồng Tháp. 

Ông Lê Hà Luân, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Ông Lê Hà Luân, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Phóng viên: So với thời điểm 5 năm trước, ngành cá tra tỉnh Đồng Tháp có những kết quả vượt bậc nào, thưa ông?

Ông Lê Hà Luân: So với 5 năm trước, kỹ thuật nuôi trồng đã ngày càng hoàn thiện, năng suất nuôi tăng lên khoảng 20% (từ 380 tấn/ha đã tăng lên 460 tấn/ha); việc xử lý và bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng; thị trường tiêu thụ mở rộng…

Bước tiến quan trọng nhất là hiện tại, trên 95% cơ sở nuôi cá tra được cấp mã số nhận diện (so với chỉ khoảng 20% cách đây 5 năm), hầu hết các cơ sở nuôi cá tra được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc cam kết sản xuất thực phẩm an toàn đảm bảo cho việc truy xuất nguồn gốc.  

* Hiện, những khó khăn và thuận lợi của ngành cá tra tỉnh nhà là gì, thưa ông?

Cá tra là một trong năm ngành hàng tái cơ cấu của tỉnh và cũng nằm trong top đầu các sản phẩm thủy sản quốc gia có giá trị xuất khẩu cao nhất nên được ưu tiên đầu tư, phát triển. 

Năm 2022, diện tích thả nuôi cá tra của Đồng Tháp đã đạt hơn 2.400ha, sản lượng thu hoạch khoảng 505.000 tấn; xuất khẩu qua 134 nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 900 triệu đô la. Tỉnh hiện có 21 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản; 28 nhà máy chế biến cá tra và phụ phẩm cá tra.

Người nuôi ngày càng ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mối liên kết sản xuất và tiêu thụ cá tra giữa các cơ sở nuôi với doanh nghiệp sản xuất thức ăn, doanh nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh được hình thành từ lâu, đến nay vẫn duy trì ổn định.

Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về nuôi cá tra đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường được thực hiện thường xuyên giúp người nuôi nâng cao nhận thức và thực hiện tốt các quy định nhằm đáp ứng những yêu cầu của nước nhập khẩu. 

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là ngành sản xuất chế biến cá tra đang chịu tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết bất lợi khiến bệnh trên cá tra xảy ra với tần suất nhiều, khó điều trị hơn. Ngoài ra giá thức ăn tăng cao, sản lượng tiêu thụ của từng thị trường thiếu ổn định qua các năm làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, chế biến của người dân và doanh nghiệp.

* Tỉnh đã có định hướng, kế hoạch như thế nào để phát triển ngành cá tra, thưa ông?

Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch số 309/KH-UBND về Phát triển ngành hàng cá tra đến năm 2025, định hướng một số nội dung quan trọng sau:

- Phát triển diện tích nuôi đến năm 2025 đạt 2.450 ha, với sản lượng 555.000 tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 980 triệu đô la. 

- Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và sản xuất bền vững: phấn đấu đến năm 2025, có 100% cơ sở nuôi được số hóa mã nhận diện theo quy định; 100% cơ sở nuôi thương phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hoặc ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn theo quy định; 50% diện tích nuôi cá tra thương phẩm áp dụng và được chứng nhận tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt GAP và 90% diện tích hộ cá thể nuôi cá tra tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ.

- Nâng cao chất lượng cá tra giống, phấn đấu trên 75% con giống phục vụ nuôi thương phẩm đạt chất lượng cao; đảm bảo 60% cơ sở sinh sản cá tra bột sử dụng đàn cá cải thiện di truyền.

- Môi trường giám sát chặt chẽ, đến năm 2025, 60% diện tích vùng nuôi có hệ thống xử lý nước thải, bùn thải; 100% nguồn nước cấp trên dòng sông chính được quan trắc thường xuyên theo quy định.

- Trên 85 - 90% cơ sở nuôi cá tra cung ứng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Trong đó trên 90% số lượng cơ sở chế biến xuất khẩu đạt chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương). Toàn tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu chung của ngành cá tra là chiếm 10 - 15% thị phần tiêu thụ nội địa trên tổng sản lượng. 

Các đại biểu thực hiện nghi thức thả cá tra ở Lễ hội Cá tra lần I năm 2022 tại Thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Các đại biểu thực hiện nghi thức thả cá tra ở Lễ hội Cá tra lần I năm 2022 tại Thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Hiện UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuê đơn vị tư vấn lập phương án quản lý vùng nuôi cá tra thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. 

 * Ông kỳ vọng như thế nào về ngành kinh tế này?

Tôi kỳ vọng rằng ngành cá tra vẫn sẽ được đẩy mạnh nghiên cứu, đầu tư vào chiều sâu để đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường; khâu nuôi trồng, chế biến sẽ đi theo tiêu chí “kinh tế tuần hoàn”…

Cuối cùng, tôi mong sản phẩm cá tra sẽ chinh phục hoàn toàn thị trường trong nước để trở thành sản phẩm quốc gia đúng nghĩa, tiếp tục đóng góp vào sự vươn lên của nền kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.

* Xin cảm ơn ông.

Ngày 16 và 17/12/2022, Đồng Tháp đã tổ chức thành công Lễ hội Cá tra lần I năm 2022 với chủ đề “Vươn ra biển lớn”, nhằm xây dựng hình ảnh Thủ phủ Cá tra - Hồng Ngự, đồng thời quảng bá, tri ân nghề nuôi cá tra ở Đồng Tháp và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều hoạt động hấp dẫn diễn ra tại lễ hội như: thả cá ra tự nhiên; hội thi ẩm thực từ cá tra; tham quan vùng nuôi và nhà máy chế biến cá tra… cùng chuỗi sự kiện như Hội nghị Tổng kết Ngành hàng cá tra năm 2022 và nhiệm vụ giải pháp năm 2023; Hội thảo Nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ cá tra…

 

 

 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
21 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
21 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm