Thứ sáu, 10/01/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đón tết thời 4.0 không 'phủi sạch' nét đẹp truyền thống

Lương Gia Cát Tường
- 12:25, 28/01/2024

(DNTO) - Xã hội phát triển hình thành một lối sinh hoạt mới trong ngày tết cổ truyền, phù hợp với cuộc sống hiện đại. Nhưng với những ai còn nặng lòng với tập tục truyền thống, không tránh khỏi một chút chạnh lòng. Làm sao để đón cái tết theo phong cách văn minh hiện đại mà vẫn không "phủi sạch" truyền thống, là trăn trở của không ít người khi tết đang đến kề bên.

Người Việt xưa ăn tết

Tính theo dân gian, tết bắt đầu từ ngày 20 tháng Chạp âm lịch (20 tết) và kết thúc vào hết ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch năm sau (mồng 10 Tết). Vị chi là 20 ngày. Rất nhiều người thắc mắc vậy tại sao lại có câu nói “ba ngày tết”. Hai cái này có mâu thuẫn gì với nhau?

Ba ở đây không phải từ chỉ đơn vị “số ba” mà ba là một từ phiếm chỉ theo kiểu: “Mới ăn ba hột cơm” hay “Ỷ có ba cái chữ” hoặc “Nói ba điều bốn chuyện”…

Gói bánh chưng, hình ảnh đặc trưng của tết xưa. Ảnh: Internet

Gói bánh chưng, hình ảnh đặc trưng của tết xưa. Ảnh: Internet

Vì sao người xưa ăn tết lâu như vậy? Bỏ qua sự tích bên Tàu, ở nước ta, nếu lấy sự tích "Bánh chưng bánh dày" làm bằng cớ, thì người Việt đã ăn Tết từ thời vua Hùng, tức là trước khi bị 1.000 năm Bắc thuộc. Mà tết đã có lâu đời như vậy thì phải đặt nó vào bối cảnh mà nó ra đời.

Việt Nam là đất nước nông nghiệp, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa. Nền văn minh nông nghiệp lúa nước, lối sống ngụ cư thành xóm ấp, làng xã cho ra đời những quan niệm, văn hóa sống và cả văn hóa ăn tết phù hợp với thực tế cuộc sống của người dân.

Quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời đã vất vả khó nhọc, cuộc sống sinh hoạt lại đơn điệu quanh quẩn trong lũy tre làng, người dân có nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, xem tết là dịp gặp gỡ, thắt chặt tình cảm dòng tộc gia đình bà con lối xóm. Tết rơi vào thời điểm sau mùa gặt, trong nhà bồ đầy thóc mới, ngoài đồng những thửa ruộng đã được đốt rạ dọn sạch có chỗ đất trống, bằng phẳng làm chỗ vui chơi, tổ chức lễ hội.

Để có ba ngày tết vui vẻ đầm ấm sung túc, trước tết nhiều ngày, người ta đã phải chuẩn bị lo ươm vạn thọ, cúc vàng…, tỉa cành lặt lá cho mai, sắm sửa cành đào.  Rồi nào là giặt giũ, quét dọn nhà cửa, trang trí bàn thờ; nào là chuẩn bị quết bánh phồng, tráng bánh tráng, gói bánh tét, bánh chưng, làm giò chả, thịt đông, củ kiệu, dưa hành; nào là chuẩn bị cả “họ hàng” nhà mứt… Tất cả nhựng công việc trên đây đều chiếm rất nhiều thời gian chuẩn bị,.

Đi chợ tết truyền thống. Ảnh: Internet

Đi chợ tết truyền thống. Ảnh: Internet

Không kể, những lễ nghi “tiền ăn tết” như cúng chạp mã, đưa ông Táo, dựng cây nêu, rước ông bà, “tổ chức” bữa cơm đoàn viên, cúng giao thừa… rải rác từ ngày 20 Tết cho đến đến thời khắc giao thừa.

Tiếp theo là đến “chánh tết” gồm có mồng một Tết nhà nội, mồng hai Tết nhà ngoại, mồng ba tết Thầy giáo…

Sau đó là đến “hậu tết” với nhiều lễ hội đặc biệt là các trò chơi giải trí. Phụ nữ đi lễ ở đình, chùa; Đàn ông đánh tổ tôm, chơi cờ, đánh bài, đá gà… Nhiều địa phương tổ chức các trò chơi dân gian, các cuộc thi như đua thuyền, thả diều, chọi gà, chọi trâu, đua dê, ngựa...  

Trên “nguyên tắc” thì mồng 7 Tết đã làm lễ hạ nêu, nhưng Tết Nguyên đán dường như chưa kết thúc. Người ta vẫn cho phép nhau ăn chơi đến hết tháng Giêng. Bởi vì đến tháng ba mới “cày vỡ ruộng ra, tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng”. Đồng thời trong tháng giêng đang tiết mùa xuân, cảnh vật tươi tốt, con người thảnh thơi nên người dân đã tận dụng thành một kỳ nghỉ dài, chuẩn bị cho một năm lao động vất vả tiếp theo.  

Biết như thế để hiểu vì sao, người Việt xưa ăn tết và nghỉ tết lâu như vậy.

Mua hàng online là sự lựa chọn của các chị em nội trợ trong việc mua sắm tết. Ảnh Internet

Mua hàng online là sự lựa chọn của các chị em nội trợ trong việc mua sắm tết. Ảnh Internet

Đón tết hiện đại nhưng không quá xa rời truyền thống

Xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tiến lên công nghiệp hóa. Sự phát triển kéo theo nhiều người từ các vùng nông thôn tập trung về các khu đô thị nơi có nhiều khu công nghiệp để làm ăn sinh sống. Mô hình đại gia đình với tam tứ ngũ đồng đường cũng dần mai một, gia đình hạt nhân phát triển… các lễ nghi ngày tết trở nên đơn giản gọn nhẹ hơn.

Thu nhập tăng, đời sống người dân được nâng lên, món ăn ngày tết không còn chiếm lĩnh độc quyền khi tết đến mà hầu như có sẵn quanh năm. Nó khiến cho “ăn” ngày càng không còn là một đặc trưng của tết. Người dân nhất là các bạn trẻ có nhu cầu “chơi tết” hơn “ăn tết”.  

Ngày nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu đã và đang tác động mạnh mẽ tới mọi khía cạnh cuộc sống con người. Nước ta cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung. Bây giờ, chỉ cần ngồi tại chỗ clik chuột máy tính hay quẹt màn hình smatphone là có nhân viên ship đến tận nhà đủ các món ăn ba miền ngày Tết. Các dịch vụ dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, cho thuê cây cảnh… với nhiều hạng mục, giá cả phù hợp dễ dàng cho sự lựa chọn của nhiều gia đình.

Điều này hình thành một lối sinh hoạt mới trong ngày tết. Nó đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân. Nhưng cũng làm chạnh lòng không ít những ai còn nặng lòng với tập tục truyền thống trong ngày tết cổ truyền.

Đón tết thời 4.0 không 'phủi sạch' nét đẹp truyền thống Ảnh: Internet

Đón tết thời 4.0 không 'phủi sạch' nét đẹp truyền thống Ảnh: Internet

Mong rằng, xã hội có phát triển, có thay đổi đến đâu thì mỗi người dân vẫn xem Tết cổ truyền là nét đẹp trong văn hóa tâm linh người Việt. Ngày tết là thời khắc thiêng liêng nhất trong năm để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà; gắn kết tình cảm gia đình, dòng tộc, tình làng nghĩa xóm; là dịp để mọi người mở lòng bỏ qua cho nhau những vướng mắc, hiểu lầm, cùng khép lại quá khứ, hướng tới một năm mới tốt đẹp hơn.

Tùy theo hoàn cảnh điều kiện và truyền thống của từng gia đình, mỗi người cần cân nhắc sao để đón “ba ngày tết” vừa văn minh hiện đại nhưng cũng không quá lạnh lùng xa rời truyền thống, cội nguồn.

Tin khác

Văn hoá - Xã hội
Nếu như năm 2024, “Nghỉ việc thầm lặng” là một vấn đề đáng quan tâm thì dự báo trong 2025, một xu hướng bỏ việc khác còn độc hại hơn nhiều. Đó là xu hướng "Nghỉ việc trả thù".
15 giờ
Văn hoá - Xã hội
Dù tất bật với lịch trình hoạt động cuối năm nhưng siêu mẫu Vũ Thu Phương vẫn nỗ lực tổ chức ngày hội du Xuân tại Ann Quán, nhằm tạo cơ hội để mọi người cùng nhau gặp gỡ, hòa mình vào những trò chơi đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Hình ảnh về màu sắc tết ấm áp, hạnh phúc được thể hiện tại triển lãm nghệ thuật Thẩm/ Thấu, Thưởng, trưng bày gần 50 tác phẩm đến từ 3 nghệ sĩ: Nguyễn Quốc Huy, Trần Nam Tước và HuongColor ngay trước thềm Tết Ất Tỵ tại TP. Hồ Chí Minh.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
Sau live concert Sketch a rose ở Nhà hát Sydney Opera House (Úc), ca sĩ Hà Anh Tuấn đã khép lại đêm diễn với lời hẹn về hành trình "phác thảo hoa hồng" tiếp theo tại quê nhà. Nam ca sĩ và ekip đã chính thức ấn định cuộc hẹn diễn ra với hai đêm 8 và 9/3/2025, tại The Global City, TP.HCM.
1 ngày
Văn hoá - Xã hội
"Em đau" là sản phẩm mới ra mắt khán giả đầu năm 2025, sau dự án "Ước anh tan nát con tim" từ tháng 9/2024 của nữ ca sĩ, nhạc sĩ Phùng Khánh Linh. Đây là một cuộc đối thoại nội tâm, nơi Phùng Khánh Linh đối diện với nỗi đau cùng quá trình nhận thức về nguyên nhân.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Làng giải trí đã có thêm "tân binh" - The Smith Entertaiment tham gia đường đua với tiêu chí tạo ra những sản phẩm giải trí đẳng cấp, đồng thời là cầu nối đưa giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới. Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, các nhân vật có ảnh hưởng đã đến tham gia sự kiện ra mắt.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Cuyên gia trang điểm Thanh Phan đã cho ra đời Tập sách The Next Level - Vươn tầm từ vườn tâm. Đây là cuốn sách song ngữ Anh-Việt mang đến những góc nhìn đa chiều, giúp những bạn trẻ có sự lựa chọn đúng khi chọn con đường khởi nghiệp
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Tham gia cộng đồng Rise Your Future (RYF), các bạn trẻ có cơ hội học hỏi kỹ năng, kiến thức để phát triển bản thân, được nâng cao khả năng hùng biện, được làm việc nhóm, thực hành lòng biết ơn… Đây là hành trang để các bạn bước vào đời và trở thành nguồn nhân lực quý giá cho các doanh nghiệp hiện nay.
4 ngày
Văn hoá - Xã hội
Ca sĩ Hà Anh Tuấn phát hành hai album Chân trời rực rỡ và Người Việt Nam, trên các nền tảng phát nhạc trực tuyến tại Việt Nam. Cùng lúc này, ca sĩ Hoàng Thuỳ Linh cũng công bố phát hành phim tài liệu âm nhạc Chúng ta là người Việt Nam.
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Hôm nay là ngày đầu tiên của năm mới - Ngày 1/1/2025 -  cũng là thời điểm mà một số luật có hiệu lực thi hành. Trong đó được người dân đặc biệt quan tâm là Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024. Đồng thời các quy định xử phạt theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP liên quan đến Luật môi trường có hiệu lực từ ngày 25/8/2022, vào hôm nay cũng sẽ được “xé nháp”. 
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Trong năm 2024 vừa qua, hơn 40 mỹ nhân Việt đã toả sáng với các thiết kế đến từ thương hiệu CONG TRI. Những chiếc đầm gắn liền với các ngôi sao tại các sự kiện, lễ trao giải và tạp chí thời trang lớn.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Tết cổ truyền sắp đến, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong người dân tăng cao. Đây là thời điểm để một số cơ sở sản xuất thực phẩm vì lợi ích cá nhân cố tình đưa ra thị trường các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa chất cấm làm ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng người tiêu dùng.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Thí sinh Nguyễn Ngọc Kiều Duy, đến từ Cần Thơ, vượt qua 58 thí sinh và đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024. Danh hiệu á hậu 1 và á hậu 2 lần lượt thuộc về Phương Thanh (Thái Bình) và Cẩm Ly (Đắk Lắk).
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, Công ty Văn hóa Sáng tạo First News – Trí Việt được Bộ Thông tin Truyền thông tặng Bằng khen vì đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển văn hoá đọc.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Đây là chương trình triển lãm ảnh kết hợp trình diễn thời trang được tổ chức nhằm chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – sự kiện văn hóa, du lịch lớn nhất năm 2024 của tỉnh Lâm Đồng, mang đến thông điệp về việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của tà áo dài Việt Nam.
1 tuần
Xem thêm