Thứ sáu, 04/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp vẫn khó vay vốn: Cần tách bạch tín dụng thương mại và tín dụng chính sách

Hồng Gấm
- 14:54, 10/10/2024

(DNTO) - Sau hơn một tháng bão số 3 càn quét khiến hàng nghìn doanh nghiệp mất trắng tài sản, để hồi phục sản xuất, họ rất cần có nguồn lực mới. Việc điều tiết chính sách tín dụng thông qua thay đổi, điều chỉnh hệ số rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng vào lúc này là cần thiết và phù hợp.

Khi nền kinh tế đang cần gia tăng hấp thụ lượng vốn ở nhiều lĩnh vực ưu tiên thì cũng phải đưa hệ số rủi ro cho vay đối với các lĩnh vực này xuống thấp hơn. Ảnh: TL.

Khi nền kinh tế đang cần gia tăng hấp thụ lượng vốn ở nhiều lĩnh vực ưu tiên thì cũng phải đưa hệ số rủi ro cho vay đối với các lĩnh vực này xuống thấp hơn. Ảnh: TL.

Xem xét hạ hệ số rủi ro cho vay xuống thấp

Hiện nay, cả nước đã có trên 90 tổ chức tín dụng và gần 1.100 quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay phục vụ phát triển sản xuất, để giúp người dân tại các vùng kinh tế khó khăn tiếp cận được nguồn vốn vay và dịch vụ ngân hàng. 

Đặc biệt, theo các chuyên gia, sau cơn bão số 3, nhu cầu vay vốn cho lĩnh vực "tam nông" của khách hàng tại 26 tỉnh thành phía Bắc càng lớn hơn nữa. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết đến nay, họ vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào, do gặp khó khăn về việc chưa được cấp sổ đỏ, tài sản trên biển chưa được định giá và không tham gia bảo hiểm.    

Tại Hội thảo với chủ đề Giải pháp tài chính, tín dụng thúc đẩy sản xuất, bà Nguyễn Thị Hải Bình, Tổng Giám đốc của STP Group, cho biết tập đoàn đã đầu tư vào nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh suốt 7 năm. Tuy nhiên, cơn bão Yagi đã gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.   

“STP Group bị xóa sổ hoàn toàn những làng nuôi trên biển. May mắn là giống như một số doanh nghiệp khác, chúng tôi vẫn còn lại hạ tầng. Câu hỏi đặt ra là chúng tôi có thể vay được gì, và Bộ, ngành sẽ hỗ trợ như thế nào?” bà Bình bày tỏ.   

Bà Bình cho hay, không nhận được hỗ trợ trong khi mong muốn được vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng  vay ưu đãi cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản từ Agribank để khởi nghiệp lại, nhưng "điều kiện" đặt ra với doanh nghiệp lại cần phải có tài sản đảm bảo và đáp ứng nhiều điều kiện khác.

“Chúng tôi đã xây dựng được nền tảng như truy xuất nguồn gốc, cấp sổ xanh…, nhưng nếu tiếp tục chờ đợi hỗ trợ thì sẽ rất lâu, nhất là sau thiệt hại do bão Yagi. Hiện giờ, chúng tôi cần đầu tư lại. Nếu tiếp tục với cách làm cũ, chắc chắn chúng tôi sẽ gặp thất bại. Mà đầu tư theo cách làm mới, chúng tôi cần lượng vốn lớn", bà nói.     

Trong khi đó, đại diện ngân hàng khẳng định, ngân hàng "chưa bao giờ từ chối bất kỳ nhu cầu vay vốn nào". Quan trọng là khả năng của doanh nghiệp có đáp ứng được tín dụng đó hay không?

"Cho vay không có tài sản bảo đảm mới chiếm khoảng 20% dư nợ nông nghiệp, nông thôn do mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình quy định tại Nghị định 55, Nghị định 116 được đánh giá là thấp, không còn phù hợp. Dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đối với hợp tác xã còn thấp, do quy mô sản xuất nhỏ, năng lực tài chính, năng lực quản trị còn hạn chế…"đại diện ngân hàng xác nhận.

Nêu quan điểm, TS Lê Đạt Chí, Trưởng khoa Tài chính (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), nhấn mạnh để khôi phục sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đang rất cần có nguồn lực mới. Việc điều tiết chính sách tín dụng thông qua thay đổi, điều chỉnh hệ số rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng vào lúc này là cần thiết và phù hợp. 

"Khi nền kinh tế đang cần gia tăng hấp thụ lượng vốn ở nhiều lĩnh vực ưu tiên thì cũng phải đưa hệ số rủi ro cho vay đối với các lĩnh vực này xuống thấp hơn. Chẳng hạn hệ số rủi ro đối với khoản vay cho nông nghiệp xanh nếu hiện tại được tính là 100% thì ngân hàng phải xem xét giảm xuống chỉ còn 50%. Khi đó các ngân hàng mới có thể mạnh dạn cho vay đối với các lĩnh vực này mà không cần yêu cầu tài sản thế chấp. Hoặc giảm hệ số rủi ro đối với khoản cho vay được đảm bảo bằng bất động sản là nhà ở, nhà xưởng thì hệ số rủi ro cũng phải giảm mạnh nếu như đã phân loại được cụ thể nhiều loại tài sản", ông Chí phân tích.

Xem xét xây dựng các chương trình tín dụng chính sách theo hướng tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, tránh tư tưởng ỷ lại vào vốn ngân sách Nhà nước, tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng hưởng lợi. Ảnh: TL.

Xem xét xây dựng các chương trình tín dụng chính sách theo hướng tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, tránh tư tưởng ỷ lại vào vốn ngân sách Nhà nước, tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng hưởng lợi. Ảnh: TL.

Tách bạch tín dụng thương mại và tín dụng chính sách

Các chuyên gia chỉ rõ, hiện nay "điểm nghẽn" từ việc các doanh nghiệp không vay được vốn trung, dài hạn khiến luôn bị áp lực về lãi suất và dòng tiền thu về để thanh toán nợ cho các nhà băng và khó chủ động hơn trong kế hoạch kinh doanh. Đặc biệt với các doanh nghiệp siêu nhỏ, công ty khởi nghiệp… không có tài sản thế chấp thì không thể nào vay được vốn từ ngân hàng. Muốn thế chấp hàng tồn kho hay như dịch vụ bao thanh toán thì lãi suất, phí quá cao khiến nhiều doanh nghiệp không thể thực hiện được. Hơn nữa, hoạt động cho vay thế chấp hàng tồn kho chỉ áp dụng đối với một số ít loại hàng hóa nhất định nên cũng hạn chế số doanh nghiệp tiếp cận. 

"Để tháo gỡ điều kiện tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo theo các tiêu chuẩn, an toàn cho hệ thống tài chính ngân hàng nói chung, Ngân hàng Nhà nước phải đánh giá phân loại mức độ rủi ro của các loại tài sản để làm thế chấp vay vốn từ ngân hàng. Việc phân loại càng chi tiết càng dễ để các ngân hàng áp dụng. Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất thì có thể chia nhỏ ra loại hình sản xuất nào? Tỷ lệ rủi ro đi kèm sẽ theo từng loại. Tỷ lệ rủi ro thấp thì các ngân hàng sẽ gia tăng hạn mức cho vay", TS Lê Đạt Chí đề xuất.

Đặc biệt, ông Hoàng Minh Ngọc, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Agribank chỉ rõ, các chương trình tín dụng hiện nay còn "mập mờ", "nhập nhẹm" giữa tín dụng thương mại và tín dụng chính sách. Thực tế, Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay các chương trình tín dụng chính sách chủ yếu bằng nguồn vốn được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, còn các ngân hàng thương mại cho vay các chương trình này bằng nguồn vốn tự huy động từ nền kinh tế theo lãi suất thị trường, nên sự chênh lệch về lãi suất huy động vốn và cho vay đã ảnh hưởng đến tài chính của ngân hàng.

"Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành xem xét xây dựng các chương trình tín dụng chính sách theo hướng tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, tránh tư tưởng ỷ lại vào vốn ngân sách Nhà nước, tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng hưởng lợi. Ưu tiên cho nhà băng phục vụ các dự án ủy thác đầu tư; ưu tiên nhận vốn nhàn rỗi từ các quỹ của Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, quỹ hỗ trợ sắp xếp đối với doanh nghiệp với lãi suất thấp để cho vay phát triển sản xuất", lãnh đạo Agribank đề xuất.

Đồng thời để hỗ trợ triển khai chính sách tín dụng hiệu quả, ông Ngọc cho rằng, cần có cơ chế xử lý nợ đối với khoản vay không có tài sản bảo đảm theo Nghị định 55, xem xét mở rộng đối tượng được bảo hiểm và hỗ trợ phí bảo hiểm đối với người nông dân canh tác với diện tích lớn, tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, mất mùa.  

 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Mặc dù chịu tác động không nhỏ từ thuế suất mới của Hoa Kỳ, đây cũng là thời điểm để Việt Nam đẩy mạnh tái cấu trúc, tăng cường đa dạng hóa thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
10 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giá bán được điều chỉnh hợp lý, chi phí vận hành rẻ, sạc pin miễn phí kéo dài, bên cạnh chất lượng tốt đã được hàng trăm ngàn người dùng công nhận là những lý do giúp doanh số xe điện VinFast thời gian qua đang tăng trưởng mạnh theo cấp số nhân.
11 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chỉ còn 1 tuần nữa (11/4), sẽ chính thức diễn ra Giải vô địch đồng đội CLB Golf 1982 lần II/2025 (1982 Golf Club Team Challenge Championship 2025), trên sân golf Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
12 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Danh sách tỷ phú thế giới năm 2025 của Forbes đã phản ánh rõ những biến động kinh tế toàn cầu và sự thay đổi trong môi trường kinh doanh của Việt Nam.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá, với quỹ đạo phát triển hiện nay nhờ tư tưởng cải cách của Chính phủ và tinh thần khởi nghiệp của người dân, Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
1 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Câu Lạc Bộ KOLs và KOCs Việt Nam (VKKC) trực thuộc Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA) vừa công bố quyết định bổ nhiệm bà Trần Thị Đan Thanh, Tổng giám đốc MVOT GROUP, vào vị trí Trưởng ban Chủ nhiệm. Sự kiện đánh dấu bước quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy hệ sinh thái KOLs/KOCs trong lĩnh vực quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sau gần một tháng ra mắt, dịch vụ taxi cao cấp Xanh SM Premium không chỉ thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng mà còn chứng minh một xu hướng mới: khách hàng không còn quá ưu ái các dịch vụ giá rẻ mà sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có được trải nghiệm dịch vụ tốt hơn.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự kiến đến tháng 4/2025, menu mới của Yi He Tang Việt Nam sẽ được tinh chỉnh và bổ sung hàng loạt sản phẩm “Việt hóa” nguyên liệu.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chủ trương đưa kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế, các chính sách chung và giải pháp, nguồn lực đầu tư của TP.HCM tạo nền tảng, không gian để phát huy tiềm lực thành phần kinh tế này. TP.HCM đứng trước sứ mệnh trở thành trung tâm của doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thông báo từ nhà sáng lập thương hiệu Vua Cua, chị Đoàn Thị Anh Thư, sau 9 năm phát triển, Vua Cua sẽ dừng phát triển tại thị trường Việt Nam.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên (SATRA) và Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị Số 1 TP.HCM (HURC1) "bắt tay" ký kết hợp tác chiến lược giai đoạn 2025- 2028 vào hôm nay, ngày 27/3, tại TP.HCM.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kinh tế tư nhân đang ngày một lớn mạnh và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển. Nhiều doanh nghiệp tư nhân bày tỏ sẵn sàng tham gia các dự án lớn, các siêu dự án của đất nước. 
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank vừa ký kết hợp tác với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, phát động chiến dịch "Thanh niên xanh - Hành động nhanh" từ 2025 - 2028. Chiến dịch gồm nhiều hoạt động đào tạo, thực hành kiến thức, các cuộc thi khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, sự kiện đồng hành cùng cộng đồng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao nhận thức tài chính số, lan tỏa lối sống “Xanh – Khỏe – Đẹp” cho thế hệ trẻ Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 26/3, Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction), đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và Quân đội, ghi nhận thành tích của Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel trong lao động, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Cầu Mương Rói tại xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi sẽ góp phần hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của bà con, đảm bảo an toàn giao thông và tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.
1 tuần
Xem thêm