Thứ năm, 22/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ứng phó với những dư chấn từ cuộc xung đột Nga- Ukraine

Hồng Gấm
- 12:30, 24/03/2022

(DNTO) - Dịch Covid-19 cùng với căng thẳng quan hệ giữa Nga-Ukraine chưa có hồi kết, đã để lại cho nền kinh tế Việt nhiều “di chứng”. Trong bối cảnh khó khăn bộn bề, nhiều doanh nghiệp đã thích ứng nhanh, nâng cao khả năng tự chủ, kích hoạt tối đa công suất hoạt động để tái thiết doanh nghiệp trong vận hội mới.

Doanh nghiệp đang dồn sức củng cố nội lực, thích ứng sáng tạo để vượt qua những trở ngại phát sinh từ xung đột Nga - Ukraine gây ra. Ảnh: TL.

Doanh nghiệp đang dồn sức củng cố nội lực, thích ứng sáng tạo để vượt qua những trở ngại phát sinh từ xung đột Nga - Ukraine gây ra. Ảnh: TL.

Bài toán tự chủ

Hiện nay xung đột giữa Nga-Ukraine đang gây tác động tiêu cực đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu vốn đang rất chật vật sau cuộc khủng hoảng kéo dài của đại dịch Covid-19. 

Song trong bối cảnh bất lợi, doanh nghiệp Việt Nam - đối tượng chịu ảnh hưởng trực diện, luôn tìm ra những giải pháp thích ứng, nỗ lực xoay xở để không đứt gãy chuỗi sản xuất.

Công ty TNHH xuất nhập khẩu thực phẩm Duy Anh Foods (huyện Củ Chi, TP.HCM) là một trong những doanh nghiệp phát triển các sản phẩm chế biến từ gạo đã xuất khẩu đến 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường khó tính. Theo ông Lê Duy Toàn, Giám đốc Duy Anh Foods, doanh nghiệp có 4 khách ở Nga, 1 khách ở Ukraine, trung bình mỗi tháng xuất sang hai thị trường này khoảng 5 container.

 “Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine diễn ra, các chuyến tàu vận chuyển quốc tế vẫn hoạt động nhưng chỉ sau một tuần, họ báo lại không có chuyến tàu nào đi Nga. Trong khi đó, sản phẩm của mình đã chuẩn bị sẵn sàng để đóng container xuất đi, nên tất cả phải dừng lại và đem lưu kho”, ông Toàn cho hay.

Câu hỏi đặt ra lúc này với doanh nghiệp là làm gì với số hàng lưu kho, bao giờ hàng mới được xuất đi. Để ứng phó với tình hình, ông Toàn cho biết, doanh nghiệp đã phải chuyển một số sản phẩm chưa thể xuất đi Nga và Ukraine sang đóng gói bao bì phù hợp để xuất đi các nước khác như Ba Lan, Tiệp Khắc… 

"Trước mắt, doanh nghiệp cũng đã chủ động phần nguyên liệu đầu vào, ký các hợp đồng lấy đơn gạo trong 6 tháng để giữ giá ổn định. Ngoài ra, điều chỉnh máy móc chạy nhanh hơn để ra sản phẩm nhanh, bớt chi phí nhân công", ông Toàn nhận định. 

Ông Đoàn Minh Quốc, Giám đốc Công ty kính Đình Quốc cho biết, hiện nay nguyên liệu đầu của doanh nghiệp phải nhập từ Mỹ tăng giá. Doanh nghiệp không đặt được container, trong khi giá container tăng, vận chuyển tăng. Các nhà cung cấp thì yêu cầu phải thanh toán trước, đặt tàu trước, đặt nguyên liệu trước… làm ảnh hưởng tới dòng tiền của doanh nghiệp.

Theo ông Quốc, để các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này, bắt buộc phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, giảm bớt chi phí nhân sự, nhà máy, bớt đi chi phí không cần thiết… để tối ưu hóa sản xuất, giúp “con tàu” của doanh nghiệp nhỏ gọn hơn; chuẩn bị tâm thế chủ động để dòng tiền, đa dạng hóa kênh sản phẩm phù hợp.

Xây dựng được vùng nguyên liệu sản xuất lúa gạo quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay với diện tích 100.000 ha, Tập đoàn Lộc Trời đối diện nhiều thách thức khi vật tư nông nghiệp đầu vào tăng giá. Trong đó, giá phân bón tăng phi mã khiến bà con trồng lúa cầm chắc không có lãi trong vụ hè thu tới nếu canh tác theo phương thức cũ.

Do đó, Tập đoàn Lộc Trời đang tổ chức lại sản xuất theo hướng đồng bộ các khâu để giảm chi phí. Tập đoàn tập trung vào 2 đột phá là cơ giới hóa đồng bộ để tăng năng suất lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch và sử dụng vật tư đầu vào đúng, không lạm dụng.

"Giá thành lúa tại ruộng khu vực ĐBSCL hiện ở mức 3.100 - 3.700 đồng/kg. Với mô hình chúng tôi đang thực hiện, giá thành hạ xuống còn 2.500 - 2.700 đồng/kg. Áp dụng mô hình của chúng tôi, với giá gạo thông dụng hiện là 5.700 đồng/kg, nông dân sẽ đạt 100% lợi nhuận", ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, cho hay.

Cần sự vào cuộc quyết liệt hơn từ Chính phủ

Để hỗ trợ các doanh nghiệp đủ sức chống chọi với các tác động tiêu cực hiện nay, các chuyên gia kiến nghị, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp như miễn giảm các loại thuế, giảm lãi suất ngân hàng hay cho phép doanh nghiệp tiếp tục giãn, hoãn, cơ cấu lại các khoản nợ để doanh nghiệp Việt có thể tận dụng cơ hội nhanh chóng bù đắp vào phần thiếu hụt này và mở rộng thị trường.

Nêu quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Kinh tế trưởng BIDV, cho rằng, trong ngắn hạn, chúng ta đều mong muốn các bộ, ngành và địa phương vào cuộc quyết liệt hơn để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc đa dạng hóa thị trường.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu sâu hơn và nhiều hơn về kênh thanh toán song phương và hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát rủi ro, đặc biệt là rủi ro về tỷ giá. Các bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước cũng cần nghiên cứu để có phương án đa dạng hóa các phương thức dự trữ, bao gồm dự trữ ngoại hối.

Trong trung, dài hạn, chúng ta cần cơ cấu lại và nâng cấp hệ thống logistics. Đẩy nhanh và quyết liệt hơn, thực chất hơn cải cách thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh. Cùng với đó, tăng tính tự lực tự cường, sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh bất định, chủ động phân tích dự báo để tránh bị động, bất ngờ.

"Bên cạnh đó, trước sự bất ổn kinh tế vĩ mô gây sức ép lớn tới lạm phát và tỷ giá hối đoái. Do đó, công tác điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa của Chính phủ sẽ phải tính tới một yếu tố mới bởi bây giờ không còn là bài toán của cách đây khoảng 2 tháng. Năm nay, chúng ta phải tính tới áp lực lớn của lạm phát cũng như các yếu tố bất lợi của thị trường quốc tế để giảm thiểu rủi ro, từ đó mới có thể hỗ trợ được cho doanh nghiệp", ông Lực khuyến nghị.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/5, tại Quảng Ninh đã diễn ra Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong mối quan hệ hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển và cộng đồng doanh nhân trẻ cả nước hướng tới mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và hỗ trợ thiết thực cho ngư dân, nhân dân tại các vùng ven biển và hải đảo của Tổ quốc.
21 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từ leo dốc cầu cao 3 m, lội nước 30 cm đến màn tăng tốc 0-100km/h trong vài giây ngắn ngủi, VinFast VF 8 đã chứng minh được khả năng vận hành vượt trội, bền bỉ và linh hoạt ngay cả khi đối mặt với những điều kiện vận hành nhiều thách thức.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X tại Hà Nội diễn ra thành công tốt đẹp, hội tụ 500 đại biểu thiếu nhi xuất sắc trên cả nước, hướng đến kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình có sự đồng hành của thương hiệu quốc gia gắn liền với thiếu nhi Việt Nam là Vinamilk, cùng 2 nhãn hàng Susu và Sữa tươi Vinamilk 100%.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tinh thần sống xanh cùng khả năng sáng tạo và truyền cảm hứng của thế hệ trẻ đang thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết trong cuộc thi “Green It Loud – Khuếch Đại Chất Xanh” do Gen Green - nền tảng số dành cho thế hệ sống xanh – phát động.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 14/5, Tập đoàn TTC và Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã ký kết thỏa thuận hợp tác, nhằm phát huy sức mạnh và tiềm lực của mỗi bên, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Cuộc gặp gỡ lần này đặt nền tảng cho việc xây dựng những chương trình hợp tác sâu rộng, mang tính ứng dụng cao, nhằm đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cộng đồng nữ doanh nhân Việt Nam.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tham gia chương trình Tick xanh trách nhiệm, nhà sản xuất phải giám sát chặt chẽ nguồn nguyên liệu; nhà phân phối tham gia kiểm soát hàng hóa theo quy trình; còn người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm và có lựa chọn mua sắm đúng đắn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vận hành mạnh mẽ, trang bị, tiện nghi không xe cỡ C nào so được trong khi chi phí nhàn tênh là động lực lớn để cộng đồng chủ xe VinFast VF 7 đang háo hức lên kế hoạch tổ chức các chuyến xuyên Việt trong mùa hè này.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Viettel dẫn đầu về tốc độ mạng di động trong tháng 4/2025 trong bối cảnh chất lượng mạng di động băng rộng cả nước ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Sơn La”, được tỉnh chú trọng, sản phẩm quả thanh long ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, tạo sự liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Kỹ thuật bao quả xoài bằng túi chuyên dụng đã trở thành biện pháp canh tác phổ biến tại huyện Yên Châu, Sơn La, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
2 tuần
Xem thêm