Thứ bảy, 04/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Dấu vết ‘vòi bạch tuộc’ của các công ty Ấn Độ tại Việt Nam

Huyền Trang
- 15:05, 01/10/2023

(DNTO) - Các doanh nghiệp Ấn Độ không ngại tiến vào những thị trường mới nổi như Việt Nam để tìm kiếm cơ hội. Đây là một trong những cách giúp doanh nghiệp và nền kinh tế nước này tăng trưởng thần tốc.

Thương nhân Ấn Độ không bỏ qua các cơ hội tìm kiếm bạn hàng, thị trường. Ảnh: T.L.

Thương nhân Ấn Độ không bỏ qua các cơ hội tìm kiếm bạn hàng, thị trường. Ảnh: T.L.

Thương nhân Ấn Độ tìm đến tận Yên Bái

Ấn Độ hiện là một trong những trung tâm sản xuất dược phẩm lớn nhất thế giới, nơi chiếm hơn 60% lượng vaccine được sản xuất trên toàn cầu. Đây cũng là nhà cung cấp thuốc gốc (thuốc generic) lớn nhất thế giới. 40% lượng thuốc gốc của Mỹ được nhập từ Ấn Độ.

Để phát triển ngành dược liệu, các thương nhân Ấn Độ không ngại đi đến khắp ngóc ngách trên thế giới để tìm kiếm nguồn cung. Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết Ấn Độ là cường quốc về dược liệu, chỉ sau Trung Quốc. Quốc gia tiêu thụ sản phẩm quế, hồi hàng đầu thế giới. Về sản xuất, đến 2022, sản lượng sản xuất gia vị nước này 11-12 triệu tấn. Xuất khẩu gia vị và dược liệu đạt 5 tỷ USD.

Nước này mới thành lập Bộ Dược liệu và Y học Cổ truyền, bao gồm cả thực hành yoga, vì họ cho rằng phải kết hợp giữa y học và thực hành trong chữa bệnh. Bên cạnh đó, Ấn Độ có Ban Gia vị (chức năng kết hợp giữa Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp của Việt Nam) để phát triển vùng trồng, vùng nguyên liệu, thành lập viện nghiên cứu, thúc đẩy thị trường. Năm ngoái, Ấn Độ nhập khẩu 32.600 tấn quế từ Việt Nam, chiếm 85,6% tổng lượng nhập khẩu quế của nước này, số còn lại là nhập từ Trung Quốc, Nepal, Sri Lanka, Indonesia…

“Ấn Độ thích quế Việt Nam vì hàm lượng tinh dầu tốt, mùi hương đặc trưng. Họ nhập khẩu quế Việt Nam với 2 mục đích: chế biến, sản xuất và tiêu thụ trong nước. Tất cả sản phẩm nổi tiếng của Ấn Độ như trà, các món ăn masala… đều dùng quế. Thứ hai, Ấn Độ mua quế để ép tinh dầu đưa vào sản phẩm có giá trị gia tăng, xuất khẩu sang rất nhiều nước, trong đó có thị trường lớn là Mỹ”, ông Thướng nói.

Vị này cho biết, một nguyên nhân khiến Ấn Độ nhập nhiều quế Việt Nam là do Hiệp định ASEAN - Ấn Độ, giúp sản phẩm hưởng mức thuế ưu đãi 0%, đây là lợi thế hơn so với nhập từ nước khác. Tại Ấn Độ, mặc dù chúng ta thống lĩnh thị trường nhưng lại không kiểm soát được thị trường. Hiện Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô và xuất ngay từ xưởng thu mua trong nước.

“Chúng tôi không biết bằng cách này, cách khác mà các thương nhân Ấn Độ đã sang tận vùng Yên Bái, thuê người địa phương thu mua sản phẩm để kiểm soát được. Sang đến thị trường Ấn Độ, họ đã thống lĩnh toàn bộ thị trường. Mặc dù số lượng xuất khẩu lớn như vậy nhưng không có bất kì thương hiệu quế Việt Nam nào hiện diện trên thị trường Ấn Độ. Người ta chỉ biết nguồn gốc nguyên liệu từ Việt Nam, còn tất cả các sản phẩm đã được dán nhãn và chuyển sang thương hiệu Ấn Độ. Chúng ta xuất khẩu chiếm hơn 85% lượng quế Ấn Độ nhập khẩu, nhưng không tạo được áp lực ở thị trường này”, ông Thướng bày tỏ.

Sao chép và biến đổi

Doanh nghiệp Ấn Độ có năng lực học hỏi công nghệ nhanh. Ảnh: T.L.

Doanh nghiệp Ấn Độ có năng lực học hỏi công nghệ nhanh. Ảnh: T.L.

Vị tham tán cho biết, doanh nghiệp Ấn Độ có thế mạnh về công nghệ chế biến sâu, nhưng đó là bí quyết nên rất khó đàm phán chuyển giao cho doanh nghiệp Việt Nam. Nên doanh nghiệp muốn học hỏi bằng cách này hay cách khác phải sang tận nơi tìm hiểu. Ví dụ sản phẩm vỏ điều là dược liệu quý, trước đây Ấn Độ muốn nhập sản phẩm này, họ đã thành lập nhà máy thu mua và chế biến ngay tại Bình Phước.

Điều này ngược lại so với Việt Nam, nơi các doanh nghiệp rất “dễ tính” khi chuyển giao công nghệ. Ví dụ công nghệ chế biến điều Việt Nam rất phát triển nhưng hiện bán công nghệ quá dễ, thậm chí cử cả chuyên gia sang đào tạo cho Ấn Độ. Hoặc câu chuyện buồn hơn là hương nhang, trước 90% xuất khẩu sang Ấn Độ. Sau đó họ sang mua tất cả các loại máy móc ở vùng Hưng Yên, Thái Bình và không nhập sản phẩm Việt Nam nữa.

“Các nước bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo vệ công nghệ nhưng Việt Nam lại dễ thế. Đó là một cảnh báo để phát triển thị trường. Phát triển thị trường đã khó nhưng làm sao giữ được thị trường, giữ được bí quyết của chúng ta, vì sao lại dễ dàng chuyển giao những công nghệ mà chúng ta mất rất nhiều thời gian mới sáng chế ra được”, ông Thướng nhấn mạnh.

Theo tìm hiểu, sở dĩ Ấn Độ từ nước phụ thuộc trở thành cường quốc về dược phẩm cũng nhờ khả năng “bắt chước”. Đạo luật Sáng chế năm 1970 với sự nới lỏng và linh hoạt hơn so với luật cũ đã giúp số lượng công ty dược nước này tăng gấp 2 lần sau 10 năm. Hoạt động chính là thiết kế lại các loại thuốc hiện có, tức nghiên cứu các bước sản xuất thuốc và sửa đổi.

Thành phần giống nhau nhưng các bước khác nhau cũng tạo ra một bằng sáng chế mới. Nhờ ‘copy’ mà các công ty rèn luyện được năng lực để tiến tới sản xuất mọi loại hợp chất vào cuối những năm 1980.

Bài học về sự dấn thân

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, có số dân đông nhất thế giới. Nơi đây có nhiều lĩnh vực ngách mà doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đầu tư, kinh doanh. Ảnh: T.L.

Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, có số dân đông nhất thế giới. Nơi đây có nhiều lĩnh vực ngách mà doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đầu tư, kinh doanh. Ảnh: T.L.

Vị Tham tán Việt Nam tại Ấn Độ cũng cho biết, thời gian vừa qua đã giúp doanh nghiệp Việt giải quyết rất nhiều vụ tranh chấp thương mại, nhưng đa phần các doanh nghiệp thua ngay tại sân nhà.

“Có những doanh nghiệp vừa thành lập, kí 3 container xuất khẩu quế, hồi, thảo quả sang Ấn Độ, tưởng được hưởng lợi lớn. Khi hàng cập cảng, phía bạn không chấp nhận thông quan, nói rằng hàng không đảm bảo chất lượng. Khi Thương vụ đưa lập luận rằng không kiểm tra thì không lý do để đánh giá chất lượng, thì họ bắt lô hàng phải giảm giá 50% mới thanh toán... Tất cả đều rất vô lý.

Khi chúng tôi làm việc phát hiện doanh nghiệp đã bán lô hàng cho một thương nhân khác khi chưa đến cảng, và thương nhân đó đã làm thủ tục nhập khẩu. Dẫn đến 3-4 bên tranh chấp, mất hơn 8 tháng để giải quyết, mặc dù đã phục hồi 60% giá trị lô hàng nhưng vẫn thiệt lại lớn”, ông Thướng ví dụ.

Vị này cho biết, để giữ “nồi cơm” của mình, doanh nghiệp phải mạnh dạn phát triển thị trường. Trong thời gian qua, các vị Tham tán thương mại ở các nước rất cố gắng, nỗ lực làm việc ngày đêm nhưng không đủ thời gian, nhân lực để hỗ trợ được tất cả nhu cầu doanh nghiệp. Do vậy, Thương vụ khuyến khích các doanh nghiệp “vi hành” thị trường, sang trực tiếp Ấn Độ để khảo sát.

Ấn Độ dân số đứng đầu thế giới, kinh tế đứng thứ 5 thế giới. Tuy vậy, thu nhập bình quân đầu người chỉ từ 2.000-2.500 USD, do dân số đông, nên dải yêu cầu sản phẩm rất lớn, cả thấp – cao – trung bình, doanh nghiệp cần xác định tham gia vào dải thị trường nào.

Ngoài ra, thương mại điện tử ở Ấn Độ hiện chưa phát triển, còn đi sau Việt Nam 10-15 năm, trong khi thương mại truyền thống vẫn chiếm tới 75%. Ấn Độ còn rất nhiều chợ thô sơ, họ còn sử dụng những cái cân mà Việt Nam từng sử dụng từ những năm 60. Đây cũng là lĩnh vực tiềm năng mà doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác.

“Gần đây có một số doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn sang Ấn Độ phát triển thị trường. Họ rất trẻ (thế hệ 9x), tự phát triển thương hiệu Việt Nam và tự xây dựng kênh phân phối tại Ấn Độ. Còn mất thời gian để đánh giá thành công của mô hình nhưng chúng tôi ghi nhận sự dũng cảm, đi đầu trong phát triển thị trường. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp, để cung cấp thông tin, hướng doanh nghiệp thị trường gia vị tiềm năng nằm ở đâu… nhưng không thể thay anh chị mọi việc”, ông Thướng cho biết.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bức tranh kinh doanh ngành ngân hàng trong quý 1/2024 đã khá hoàn chỉnh khi phần lớn các nhà băng công bố báo cáo tài chính.
11 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nghiệp trẻ Hải Dương vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, kết nối với một số doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên.
11 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lạc quan về dòng tiền sản xuất, kinh doanh sẽ không bị trì trệ như 2023 vì nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế.
11 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, các đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá, được Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hoá chia sẻ về những hạn chế đang gặp phải khi khởi nghiệp, đồng thời đưa ra những lời khuyên để các bạn trẻ có sự chuẩn bị tốt trong quá trình khởi nghiệp.
12 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hoàn thành đề án tái cơ cấu và gia tăng năng lực cạnh tranh là “mục tiêu kép” của Sacombank trong 7 năm qua. Nay đang ở chặng cuối của lộ trình tái cơ cấu, cùng nội lực vững vàng, nhà băng này đã chuẩn bị cho mình một hành trang khác biệt khi bước chân vào hành trình phát triển bền vững sau tái cơ cấu.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trên thị trường xuất hiện nhiều chứng nhận nghiêm ngặt hơn cả chứng nhận hữu cơ, đồng nghĩa với việc rào cản dành cho hàng hóa xuất khẩu ngày càng dày hơn. 
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Long An, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An và Hội Công thương Okayama (Nhật Bản), đã ký biên bản ghi nhớ về mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực lao động, công nghiệp, du lịch, giáo dục, văn hóa, với kỳ vọng tạo khởi đầu cho những hợp tác, thành công mới trong tương lai.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất nằm trong khoảng từ 84.000 - 90.000 tỉ đồng trong năm nay, lợi nhuận sau thuế 2.290 - 4.020 tỉ đồng. Cùng đó, Masan Consumer được định vị sẽ trở thành công ty hàng đầu Đông Nam Á về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
1 tuần
Xem thêm