Thứ bảy, 23/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Đại hồng thủy’ hàng hóa Trung Quốc

Xuân Hạo
- 16:05, 04/03/2024

(DNTO) - Thị trường thế giới sắp sửa hứng chịu một chấn động mới từ “đại hồng thủy” hàng hóa giá rẻ đến từ Trung Quốc. Nhưng chiều hướng thương mại có vẻ như chỉ đơn phương “đi ra” mà lại ít “đi vào”.

Xe hơi chờ xuất khẩu tại Phúc Châu, Trung Quốc. Trung Quốc đang sản xuất nhiều ô tô hơn khả năng tiêu thụ trong nước. Ảnh: WSJ

Xe hơi chờ xuất khẩu tại Phúc Châu, Trung Quốc. Trung Quốc đang sản xuất nhiều ô tô hơn khả năng tiêu thụ trong nước. Ảnh: WSJ

Trong những năm 1990 đến 2000, thị trường kinh tế thế giới đã trải qua một “Cơn sốc Trung Quốc”, khi diễn ra một làn sóng nhập khẩu hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đã giữ lạm phát ở mức thấp, nhưng lấy mất đi cơ hội việc làm cho các ngành sản xuất địa phương.

Nay, “tập tiếp theo” của sự kiện đó đang sắp sửa diễn ra bởi chính quyền Bắc Kinh đang phải tập trung nặng tay vào xuất khẩu để hồi phục nền kinh tế nước này. Các nhà máy Trung Quốc đang ồ ạt tung ra xe hơi, máy móc và đồ điện tử giá rẻ nhiều hơn khả năng tiêu thụ trong nước, buộc các công ty đẩy hàng xuất khẩu vào thị trường nước ngoài. Xu hướng này được hỗ trợ bởi vay mượn giá rẻ từ nhà nước Trung Quốc.

Nhiều nhà kinh tế dự đoán “Cơn sốc Trung Quốc” lần này sẽ giúp đẩy lạm phát xuống còn hơn lần đầu tiên. Bởi nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà chậm lại, khác với thời kỳ tăng trưởng dữ dội trước đó. Kết quả là, ảnh hưởng giảm phát của hàng hóa giá rẻ sẽ không được cân bằng bởi nhu cầu tiêu thụ quặng sắt, than và các hàng hóa khác của Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc cũng đã trương phình lớn hơn rất nhiều so với quá khứ, chiếm tỷ lệ lớn hơn của toàn ngành công nghiệp sản xuất thế giới. Trong 2022, nước này chiếm 31% công suất của ngành công nghiệp sản xuất toàn cầu, và chiếm 14% tổng số hàng hóa xuất khẩu - theo dữ liệu của World Bank. Hai thập kỷ trước, tỷ lệ sản xuất của Trung Quốc chiếm ít hơn 10% và xuất khẩu chỉ là 5%.

Trong những năm đầu 2000, sản xuất thái quá chủ yếu diễn ra tại Trung Quốc, nơi mà nhiều nhà máy phải đóng cửa. Nhưng hiện nay, không chỉ Mỹ mà còn có nhiều quốc gia khác cũng đang đầu tư mạnh tay vào phát triển và bảo vệ ngành công nghiệp của nước họ, hệ quả của căng thẳng địa chính trị.

Các hãng Trung Quốc như công ty sản xuất pin năng lượng  Contemporary Amperex Technology đang xây dựng nhiều nhà máy trên khắp thế giới để né tránh căng thẳng, dù các nhà máy của họ ở Trung Hoa Đại lục đã có thể sản xuất đủ cho nhu cầu cần thiết.

Kết quả là thế giới sẽ bị nhấn chìm trong hàng hóa, giữa lúc sức mua yếu ớt không đủ khả năng tiêu thụ: Một công thức cổ điển cho giá cả tuột dốc.

Xe đẩy sản xuất tại một nhà máy ở Hàm Đan, Trung Quốc. Giá sản xuất của Trung Quốc đã giảm trong 16 tháng qua. Ảnh: WSJ

Xe đẩy sản xuất tại một nhà máy ở Hàm Đan, Trung Quốc. Giá sản xuất của Trung Quốc đã giảm trong 16 tháng qua. Ảnh: WSJ

Thomas Gatley, chiến lược gia Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, cho biết: “Tác động của Trung Quốc lên trên giá cả toàn cầu ngày càng nghiêng rõ ràng hơn theo hướng giảm phát”.

Có nhiều thế lực phản kháng. Mỹ, châu Âu và Nhật Bản không muốn quay lại thời kỳ những năm 2000, khi hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc khiến nhiều nhà máy của họ phải phá sản. Vì vậy, họ đã chi hàng tỷ USD để hỗ trợ cho các ngành chiến lược, cùng lúc áp đặt hoặc đe dọa sẽ áp dụng thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Dân số già đi và tình trạng thiếu lao động dai dẳng ở nhiều nước phát triển có thể bù đắp thêm một số áp lực giảm phát mà Trung Quốc gây ra lần này.

David Autor, giáo sư kinh tế tại Viện Công nghệ Massachusetts và là một trong những tác giả của bài báo năm 2016 mô tả cú sốc ban đầu từ Trung Quốc, cho biết: “Lần này sẽ không phải là một cú sốc như lần đầu”.

Tuy vậy, Autor nói, “mối lo ngại hiện nay nhắm đến những điều cơ bản hơn”, bởi Trung Quốc đang cạnh tranh với các nền kinh tế tiên tiến trong ngành hàng ô tô, chip máy tính và máy móc tiên tiến, đó là những ngành có giá trị cao hơn và được coi là trọng tâm cho khả năng dẫn đầu trong công nghệ.

Cú sốc đầu tiên mà Trung Quốc khởi xướng xảy ra sau một loạt cải cách tại nước này vào những năm 1990 và việc họ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001. Đối với người tiêu dùng Mỹ, điều này mang lại lợi ích đáng kể. Một bài báo năm 2019 cho thấy giá tiêu dùng hàng hóa ở Mỹ giảm 2% trên mỗi điểm phần trăm thị phần hàng nhập khẩu của Trung Quốc nắm giữ. Lợi ích lớn nhất đã trao về cho những người có thu nhập thấp và trung bình.

Nhưng cú sốc từ Trung Quốc cũng gây áp lực lên các nhà sản xuất trong nước. Năm 2016, Autor và các nhà kinh tế khác ước tính rằng Mỹ đã mất hơn 2 triệu việc làm trong khoảng thời gian 1999-2011, khi các nhà sản xuất đồ nội thất, đồ chơi và quần áo gặp khó khăn trước sự cạnh tranh từ hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc. Công nhân ở các cộng đồng bị ảnh hưởng đã phải vật lộn để tìm các vai trò mới trong thị trường lao động.

Giá nhập khẩu từ các quốc gia đến Mỹ. Ảnh: WSJ

Giá nhập khẩu từ các quốc gia đến Mỹ. Ảnh: WSJ

Một hiện tượng tương tự có vẻ như cũng đang ngấm ngầm diễn ra.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% trong năm ngoái, một tỷ lệ đáng thất vọng so với tiêu chuẩn cũ, và dự kiến sẽ chậm lại hơn nữa khi khủng hoảng bất động sản kéo dài bẻ gãy đầu tư và khả năng chi tiêu của người dùng. Capital Economics, một công ty tư vấn, cho rằng tốc độ tăng trưởng hàng năm tại đây sẽ chậm lại khoảng 2% vào năm 2030. Bắc Kinh đang chật vật  tìm cách tạo ra một bước ngoặt kinh tế bằng cách rót tiền vào các nhà máy, đặc biệt là trong sản xuất thiết bị bán dẫn, hàng không vũ trụ, ô tô và thiết bị năng lượng tái tạo, và rồi bán thành phẩm dư thừa ra thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, cung nhiều hơn cầu có nghĩa là giá sản xuất của Trung Quốc đã giảm trong 16 tháng qua, dẫn đầu là hàng tiêu dùng và hàng hóa lâu bền, thực phẩm, kim loại và máy móc.

Hiện tượng giảm phát tương tự đang xuất hiện trên khắp thế giới. Giá hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm 2,9% trong tháng 1 so với một năm trước đó, trong khi giá hàng nhập khẩu từ Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Mexico đều tăng.

Tuy nhiên, không giống như đầu những năm 2000, phương Tây hiện xem Trung Quốc là đối thủ kinh tế và đối thủ địa chính trị. EU đang xem xét liệu xe điện do Trung Quốc sản xuất có được trợ cấp không công bằng và có cần phải chịu thuế hoặc các hạn chế nhập khẩu khác hay không. Cựu Tổng thống Donald Trump, người đang tìm kiếm cơ hội cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới, đã đưa ra ý tưởng đánh thuế nhập khẩu cho hàng hóa Trung Quốc từ 60% trở lên.

Thái độ phòng thủ như thế có thể hướng ảnh hưởng giảm phát từ Trung Quốc đến các khu vực khác trên thế giới, khi các hãng xuất khẩu tìm kiếm thị trường trong các quốc gia nghèo hơn. Những nền kinh tế yếu hơn này rất có thể sẽ phải chứng khiến ngành sản xuất của họ co thắt trước gọng kềm cạnh tranh từ Trung Quốc.

Khác với các quốc gia như Nhật Bản hay Hàn Quốc, nơi đã chuyển dần sang sản xuất hàng xuất khẩu giá trị cao, Trung Quốc vẫn thống trị ngôi vị trong sản xuất hàng hóa giá thành thấp, dù nước này cùng lúc dấn vào các phân khúc cao hơn.

Rory Green, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại GlobalData–TS Lombard, nhận xét Trung Quốc là điển hình cho “một thách thức trọng thương độc đáo”.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
16 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Xem thêm