Thứ năm, 17/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đại diện AmCham: Xu thế ‘hướng nội’ của doanh nghiệp Mỹ sẽ là thách thức với Việt Nam

Huyền Trang
- 13:05, 07/12/2021

(DNTO) - Theo bà Virginia Foote - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ Việt Nam (AmCham), doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam cần nỗ lực hơn trong việc cải cách thể chế, kế hoạch kinh doanh để thích ứng với xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ nói chung và thế giới nói riêng.

Bà Virginia Foote - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ Việt Nam (AmCham). Ảnh: T.L.

Bà Virginia Foote - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ Việt Nam (AmCham). Ảnh: T.L.

Trao đổi trong Diễn đàn thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ sáng 7/12, khi chia sẻ cách thức thích ứng, phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ trong bối cảnh đại dịch, bà Virginia Foote - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ Việt Nam (AmCham) nhấn mạnh, xu hướng dịch chuyển phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch Covid 19 đã khiến nhiều công ty Mỹ, đặc biệt các công ty miền Nam nước Mỹ có tâm lý “hướng nội”, tức hướng trở lại với các ngành sản xuất và chuỗi tiêu dùng của Mỹ hơn. Đây là thách thức cho Việt Nam.

Theo bà Virginia Foote, mặc dù Việt Nam đang có sự cạnh tranh khá lớn trong khu vực nhưng cần tính toán đến việc tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, leo thang trong các chuỗi giá trị. Muốn làm được điều này, trước mắt, Việt Nam cần tạo thuận lợi hóa thương mại. Cụ thể, việc vận chuyển nguyên liệu thô qua biên giới, chính sách thuế, thủ tục hành chính, hải quan để giúp hàng hóa xuất cảng rất quan trọng và là chuỗi thống nhất, cần được ưu tiên. Tuy nhiên, ở Việt Nam quá trình này vẫn còn rườm rà.

“Ở Việt Nam hiện còn quá nhiều thủ tục hành chính, quá ít biện pháp kiểm soát rủi ro, như vậy ảnh hưởng khả năng vận tải hàng hóa toàn cầu, và Việt Nam nên có thêm sự hỗ trợ cho vấn đề này”, bà Virginia Foote nói.

Đối với các công ty Việt Nam khi muốn hợp tác với công ty Mỹ, bà Virginia khuyến nghị cần phải đảm bảo sổ sách “sạch”, tức chi trả thuế đầy đủ, có phương án kinh doanh hợp lý, đầy đủ: “Đây đều là những yếu tố các công ty Mỹ nghiên cứu rất kĩ khi hợp tác kinh doanh vì nếu công ty đối tác không hài lòng về vấn đề sổ sách liên quan thì rất khó để kí các thỏa thuận hợp tác hay các hợp đồng kinh doanh”.

Ngoài ra, đại diện AmCham cũng khuyến nghị Việt Nam nên đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế, luật pháp để đảm bảo luật pháp tương đồng với các nước đối tác, tạo thuận lợi cho các công ty hoạt động đa quốc gia. Bên cạnh đó là tập trung hỗ trợ lao động nâng cao kĩ năng, để tăng sức cạnh tranh, thu hút sự chú ý của thế giới.

Tính chung trong giai đoạn 5 năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng 230%. Ảnh: T.L.

Tính chung trong giai đoạn 5 năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng 230%. Ảnh: T.L.

Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhận định, ở góc độ vĩ mô, tính chất bổ trợ của hai nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ là đặc điểm quan trọng giúp Việt Nam định hình chính sách kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ theo hướng hài hòa và bền vững, đảm bảo các nền tảng quan trọng và duy trì lợi ích quốc gia trong hợp tác song phương, từ đó đưa Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Hiện các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng đầu tư vào hơn 20 lĩnh vực kinh tế, đứng thứ 11 trong số các nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam. Hầu hết các Tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ đều đã có mặt tại Việt Nam như Exxon Mobil, Murphy Oil, Chevron, Boeing, Ford, Intel, Wal-Mart, Nike, Amazon và P&G… Nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ đánh giá Việt Nam sẽ trở thành địa điểm đầu tư lý tưởng, quan trọng và an toàn của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Thắng Hải, những diễn biến bất ổn của thương mại toàn cầu và nguy cơ đình trệ gây ra bởi đại dịch Covid-19 thời gian qua đã tạo sức ép, buộc các doanh nghiệp phải tính đến việc phát triển mô hình chuỗi cung ứng mới, trong đó có các hệ thống cung ứng dự phòng đặt tại nhiều địa điểm khác nhau để đảm bảo sự bền vững và tính liên tục.

Với những người làm chính sách, ông Hải cho rằng có 2 điểm quan trọng cần tập trung giải quyết trong thời gian tới để thúc đẩy thương mại Việt – Mỹ.

Thứ nhất là cần phát huy cơ chế đối thoại chính sách của Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ (TIFA) để kiến tạo khung khổ pháp lý thuận lợi, thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư và kịp thời giải quyết những khó khăn phát sinh trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.

Thứ hai, trong trạng thái “bình thường mới” và trong “bối cảnh mới”, Việt Nam và Hoa Kỳ cần tăng cường kết nối, hạn chế các vụ việc phòng vệ thương mại và giải quyết các vấn đề kinh tế, thương mại còn tồn tại thông qua đàm phán nhằm bảo đảm tính liên tục trong hoạt động của các chuỗi cung ứng, cũng như tránh gây tác động tiêu cực đến các ngành sản xuất vốn đã chịu thiệt hại gây ra bởi đại dịch.

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gấp 168 lần, từ 450 triệu USD vào năm 1995 khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao lên mức 1,5 tỷ USD năm 2001 khi hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương và đạt 90,8 tỷ USD trong năm 2020, tăng 19,9% so với năm 2019.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2021, tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt 89,6 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 76,7 tỷ USD (tăng 22,9% so với cùng kỳ 2020; chiếm tỷ trọng 28,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước); nhập khẩu từ Hoa Kỳ 12,9 tỷ USD (tăng 13,2% so với cùng kỳ 2020, chiếm tỷ trọng 4,8% tổng kim ngạch nhập khẩu).

Hoa Kỳ vẫn duy trì vị trí là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Hiện Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ, tăng 5 bậc so với năm 2020.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Vào cuối ngày 15/4 (giờ Mỹ), chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức công bố sắc lệnh hành pháp mới, khởi động cuộc điều tra an ninh quốc gia về hoạt động nhập khẩu các tài nguyên khoáng sản quan trọng vào Hoa Kỳ.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Nhà ga hành khách quốc nội T3 - Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) sẽ bắt đầu khai thác từ ngày 17/4/2025. Chuyến bay đầu tiên sẽ do Vietnam Airlines thực hiện, khởi hành từ TP.HCM đi Vân Đồn (Quảng Ninh).
13 giờ
Thời sự - Chính trị
Cơ quan Bưu chính Hong Kong (Hongkong Post) vừa đưa ra thông báo chính thức về việc ngừng cung cấp dịch vụ bưu chính cho các bưu kiện gửi đến và đi từ Hoa Kỳ, có hiệu lực ngay lập tức từ ngày 16/4.
16 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính quyền các quốc gia từ châu Âu đến châu Á đang chuẩn bị cho một chặng đường gập ghềnh khi chiến tranh thương mại leo thang.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Đây là danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sáp nhập, hợp nhất.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trên các công trường 4 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, từng mũi thi công ngày đêm chạy đua với thời gian bảo đảm thông xe toàn tuyến đúng dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Hai ngày sau khi chính quyền Mỹ công bố sẽ miễn áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm điện tử vào hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Donald Trump cảnh báo đây chỉ là giải pháp tạm thời và là một phần của kế hoạch thuế toàn phần.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc thương chiến mà Mỹ khơi mào với Trung Quốc, dù xuất phát từ những lo ngại chính đáng về thâm hụt thương mại và các tập quán kinh tế bị cho là không công bằng, đang dần bộc lộ những bất lợi sâu sắc mà chính Washington phải gánh chịu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Tân Hoa xã, ngày 11/4, Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ lên mức 125%. Đây là lần thứ ba trong vòng 3 ngày qua Bắc Kinh tăng thuế quan đối với hàng hóa Mỹ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Khởi nguồn từ những bất đồng sâu sắc về thương mại, mối quan hệ song phương này đã leo thang thành một cuộc giằng co quyền lực toàn diện, định hình lại trật tự thế giới.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 sẽ thảo luận hàng loạt chủ trương lớn mang tính đột phá, bởi như Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đứng trước thời điểm lịch sử, đất nước cần những quyết sách lịch sử.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 9/4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Rạng sáng 10/4, giờ Việt Nam, một cơn địa chấn đã rung chuyển hệ thống thương mại toàn cầu khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ công bố một loạt các biện pháp thuế quan mới.
6 ngày
Xem thêm