Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Cơn thèm’ sầu riêng của Trung Quốc đang làm giàu Đông Nam Á - Bài 1: Bùng nổ doanh số

Xuân Hạo
- 14:12, 19/06/2024

(DNTO) - Nhu cầu tiêu thụ sầu riêng, loại trái cây nổi tiếng với hương vị đậm đà và mùi thơm nồng nàn, đã định hình lại nhiều vùng ở Đông Nam Á, nơi từ lâu đã xem sầu riêng là mặt hàng chủ lực.

 

Nhu cầu tiêu thụ sầu riêng của Trung Quốc gia tăng. Ảnh: NYT

Nhu cầu tiêu thụ sầu riêng của Trung Quốc gia tăng. Ảnh: NYT

15 năm trước, trước khi thành lập công ty kinh doanh sầu riêng, loại trái cây nặng mùi nhất thế giới, Eric Chan đã có công việc làm lập trình viên cho vệ tinh và robot, với mức lương khá cao. Gia đình và bạn bè của ông đã rất bối rối khi nghe tin Eric quyết định thay đổi nghề nghiệp. Thế nhưng, đó là một quyết định rất sáng suốt.

Sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây rất được yêu thích trong văn hóa ẩm thực Đông Nam Á, nơi chúng được trồng rộng rãi. Khi ông Chan bắt đầu khởi nghiệp ở quê hương Malaysia, sầu riêng có giá rất rẻ và thường được bán sau những chiếc xe tải ven đường. 

Nhưng nay, Trung Quốc bỗng dưng “thèm” sầu riêng hơn bao giờ hết.

Năm ngoái, xuất khẩu sầu riêng từ Đông Nam Á sang Trung Quốc đạt mức 6,7 tỷ USD, tăng gấp 12 lần so với 550 triệu USD của năm 2017. Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc mua gần như toàn bộ sầu riêng xuất khẩu trên thế giới. Nước xuất khẩu lớn nhất cho đến nay là Thái Lan, với Malaysia và Việt Nam đuổi theo đằng sau.

Ngày nay, ngành kinh doanh này đang tăng chóng vánh. Một công ty sầu riêng Thái Lan đang lên kế hoạch phát hành cổ phiếu lên thị trường chứng khoán trong năm nay, và một số nông dân trồng sầu riêng đã trở thành triệu phú. 

Ông Chen là một trong số đó. Bảy năm trước, ông đã bán cổ phần của công ty chuyên sản xuất sầu riêng xay nhuyễn được ứng dụng trong chế biến bánh quy, kem và thậm chí cả pizza, với giá trị tương đương 4,5 triệu USD, gấp gần 50 lần khoản đầu tư ban đầu của ông. 

“Nay ai cũng đều kiếm được nhiều tiền,” ông Chan nói, ám chỉ những người nông dân trồng sầu riêng, trước kia nghèo khó, ở Raub, một thành phố nhỏ cách Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, 90 phút đi xe. “Họ xây lại nhà từ gỗ thành gạch. Và họ có đủ khả năng để gửi con đi học đại học ở nước ngoài.”

Nông dân tại các vườn sầu riêng ở Đông Nam Á cho biết họ chưa bao giờ chứng kiến làn sóng tiêu thụ nào giống như “cơn thèm” từ Trung Quốc. 

Hiện tượng gia tăng xuất khẩu sầu riêng này là điển hình cho sức mạnh tiêu thụ của thị trường Trung Quốc trên nền kinh tế toàn cầu, mặc dù nếu nhìn theo các thước đo khác, nền kinh tế Trung Hoa đại lục đang gặp khó khăn. Khi Trung Quốc, một quốc gia đang ngày càng trở nên giàu có với 1,4 tỷ dân, trở nên thích thú với một loại mặt hàng, toàn bộ khu vực châu Á sẽ được định hình lại để đáp ứng nhu cầu.

Đồn điền trồng sầu riêng rộng 1000 héc-ta ở Malaysia. Ảnh: NYT

Đồn điền trồng sầu riêng rộng 1000 héc-ta ở Malaysia. Ảnh: NYT

Tại Việt Nam, truyền thông đưa tin vào tháng trước rằng nông dân đang chặt bỏ cây cà phê để nhường chỗ cho sầu riêng. Diện tích vườn sầu riêng ở Thái Lan đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua. Ở Malaysia, rừng rậm trên những ngọn đồi bên ngoài Raub đang bị san bằng để nhường chỗ cho những đồn điền phục vụ cho cơn thèm loại trái cây này của người Trung Quốc.

Mohamad Sabu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Malaysia cho biết: “Tôi nghĩ sầu riêng sẽ là bùng nổ kinh tế mới cho Malaysia”.

Với quá nhiều tiền tham dự, cuộc chạy đua trồng thêm cây sầu riêng đã và đang gây ra căng thẳng. Tranh chấp đất đai nổ ra ở vườn sầu riêng. Một số vườn cây ven đường được bao quanh bởi những cuộn dây thép gai. "Hái trộm sẽ bị truy tố,” một tấm biển bên ngoài một vườn cây ăn quả ở Raub viết, kèm theo hình vẽ còng tay.

Một trung tâm phân phối sầu riêng ở Chanthaburi, Thái Lan. Ảnh: NYT

Một trung tâm phân phối sầu riêng ở Chanthaburi, Thái Lan. Ảnh: NYT

Trung Quốc không chỉ là người mua. Vốn đầu tư của nước này đã chảy vào hoạt động kinh doanh hậu cần và đóng gói sầu riêng tại Thái Lan. Theo Aat Pisanwanich, một chuyên gia Thái Lan về thương mại quốc tế, các chủ đầu tư Trung Quốc hiện đã kiểm soát khoảng 70% hoạt động kinh doanh bán sỉ và hậu cần cho ngành sầu riêng. Ông cho biết tại một cuộc họp báo vào tháng 5 rằng các công ty bán sỉ sầu riêng của Thái Lan có thể “biến mất trong tương lai gần”.

Sầu riêng đang được ví von như là loại trái cây ngang bằng với nấm truffle: sở hữu ngôi vị là trái cây đắt nhất hành tinh. Tùy thuộc vào giống, một quả sầu riêng có thể được bán với giá từ 10 USD đến hàng trăm USD.

Sắp xếp sầu riêng lên xe tải là việc khá khó khăn. Ảnh: NYT

Sắp xếp sầu riêng lên xe tải là việc khá khó khăn. Ảnh: NYT

Nhưng nhu cầu của Trung Quốc, vốn đã đẩy giá lên gấp 15 lần trong thập kỷ qua, đã khiến người tiêu dùng Đông Nam Á bất bình, nhiều người nhận thấy sầu riêng đang chuyển từ một loại trái cây dồi dào mọc hoang khắp nơi và trong vườn cây ăn quả của làng, nay trở thành một mặt hàng xa xỉ dành cho xuất khẩu.

Các quốc gia đang xuất khẩu sầu riêng, xem loại trái này là một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của họ, đặc biệt là ở Malaysia, nơi sầu riêng là biểu tượng quốc gia thống nhất giữa nhiều dân tộc. Hishamuddin Rais, đạo diễn phim và nhà hoạt động chính trị người Malaysia, cho biết: “Thần thánh đã ban cho chúng tôi sầu riêng”.

Kiểm nghiệm để đảm bảo trái sầu riêng đã đủ chín, Thái Lan. Ảnh: NYT

Kiểm nghiệm để đảm bảo trái sầu riêng đã đủ chín, Thái Lan. Ảnh: NYT

Một người thường khó có thể ăn hết cả một quả sầu riêng, nên việc ăn sầu riêng được xem là một sự kiện xã hội ở Đông Nam Á. Hành động mở một quả sầu riêng, đòi hỏi một con dao rựa sắc bén, mang lại cảm giác như lễ hội và gắn kết bạn bè lại với nhau như là đang chia sẻ một chai rượu ngon ở các nền văn hóa khác.

Ông Hishamuddin cho biết về cách nói thông dụng trong văn hóa Malaysia: một người không thích sầu riêng là một thảm kịch. Loại trái cây này thậm chí còn được đưa vào từ vựng tài chính của quốc gia này: “durian runtuh”, một thuật ngữ mô tả vận may bất ngờ khi gặp phải quả sầu riêng rơi xuống, tương tự “Như bắt được vàng” của nước ta.

Tin khác

Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
14 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.
1 tuần
Xem thêm