Thứ ba, 25/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Sự hài hòa đằng sau thành công của Pizza 4P’s

Xuân Hạo
- 20:29, 27/05/2024

(DNTO) - Với thông điệp 4P - For Peace (Vì sự bình an), cặp đôi doanh nhân người Nhật đã theo đuổi nỗ lực kinh doanh pizza tại Việt Nam, nay lan rộng ra Campuchia, Ấn Độ và cả quê nhà của họ.

 

Cặp đôi nhà sáng lập Yosuke Masuko (Trái) và Sanae Takasugi (Phải) tại chi nhánh Pizza 4P's ở Tokyo. Ảnh: Nikkei Asia

Cặp đôi nhà sáng lập Yosuke Masuko (Trái) và Sanae Takasugi (Phải) tại chi nhánh Pizza 4P's ở Tokyo. Ảnh: Nikkei Asia

Yosuke Masuko và Sanae Takasugi, cặp đôi doanh nhân người Nhật, đã bỏ công sức suốt một thập kỷ qua để xây dựng chuỗi nhà hàng thành công khắp Đông Nam Á. Nhưng họ không thành công với sushi, ramen hay tempura, mà thành quả lại là pizza, một món ăn Tây Âu.

Cửa hàng đầu tiên của họ khai trương vào hồi 2011, tại TP.HCM, Việt Nam, nhưng tính đến cuối tháng 4 vừa qua, thương hiệu “Pizza 4P’s” đã có tổng cộng 32 địa điểm trên toàn quốc, bao gồm 14 cửa hàng trong các khu vực thương mại trung tâm của miền Nam và 12 cửa hàng tại thủ đô Hà Nội. Chuỗi cửa hàng này cũng đã vươn tầm ra thế giới, đi đến thị trường Campuchia vào 2021, và bước chân vào Ấn Độ, Nhật Bản trong 2023.

Trong năm nay (2024), lần đầu tiên Pizza 4P’s sẽ có thể mang về doanh thu 67 triệu đô la - theo lời nhà sáng lập. Công ty này đang nhen nhóm ý định mở cửa hàng đầu tiên tại Indonesia, một quốc gia 276 triệu dân mà Masuko xem là “thị trường đầy tiềm năng cho pizza”.

Fan hâm mộ Pizza 4P's rất ưa chuộng các loại phô mai hãng này tự sản xuất. Ảnh: Nikkei Asia

Fan hâm mộ Pizza 4P's rất ưa chuộng các loại phô mai hãng này tự sản xuất. Ảnh: Nikkei Asia

Một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công của Pizza 4P’s là phô mai “nhà làm”. Hãng này vận hành nông trại ngay tại Việt Nam để lấy nguồn cung cấp sữa cho phô mai. Các cửa hàng ở các nước khác sẽ mua sữa tươi bản địa và tự chế biến phô mai ngay trong cơ sở.

Ngoài lợi thế tự sản xuất phô mai, thành công của chuỗi nhà hàng này còn đến từ “sự đồng nhất hài hòa của chất lượng và dịch vụ dựa theo thu thập dữ liệu”, Masuko cho biết.

Để giữ vững chất lượng dịch vụ, công ty này tiến hành khảo sát hàng tháng trong nội bộ 3.100 nhân viên, xem xét sự hài lòng trong công việc. Ý tưởng này, theo lời Masuko, “thúc đẩy khả năng cải thiện dịch vụ thông qua sự hài lòng trong công việc”.

Khách hàng cũng được khảo sát thông qua các nhà hàng ăn uống và trang web du lịch, dữ liệu được thu thập thành một hệ thống. Thu thập dữ liệu từ nhân viên và khách hàng phản ánh kinh nghiệm của nhà sáng lập, vốn từng hoạt động trong các công ty công nghệ.

“Dù là ở các quốc gia khác nhau, hay ở nhiều cửa tiệm khác nhau, sự đồng nhất trong chất lượng dựa theo dữ liệu chung sẽ mang đến niềm tin cho khách hàng”, bà Nguyễn Thị Tuyết Ngân, người quản lý chất lượng tại của hàng Pizza 4P’s ở Tokyo, cho biết.

Masuko và Takasugi vốn không phải là những chuyên gia ẩm thực trước khi cho ra đời Pizza 4P’s. Họ từng làm việc tại CyberAgent, một hãng công nghệ Nhật Bản nổi tiếng. Masuko từng dẫn đầu chi nhánh đầu tư mạo hiểm của CyberAgent tại Việt Nam.

Trong những ngày giữ vai trò trưởng văn phòng đầu tư mạo hiểm, tìm cách tăng giá trị cho portfolio của công ty, Masuko thường ngẫm nghĩ: “Liệu việc mình đang làm có giúp ai đó hạnh phúc hơn?”.

Đến 2010, Masuko đưa ra một quyết định mạo hiểm, ông “nhảy” vào kinh doanh cửa hàng pizza. Ông muốn ngừng suy ngẫm và thực sự tham gia vào việc mang đến hạnh phúc cho con người. Tên chuỗi cửa hàng 4P’s, viết tắt của “For peace”, đến từ nguyện vọng kinh doanh không phải vì tiền bạc, mà vì lợi ích hạnh phúc, bình an.

Ông chọn pizza vì đó là món ăn đã giúp Masuko tìm đến sự bình an sau khi một người bạn thân tự kết liễu cuộc đời từ 25 năm về trước. Khi đó, Masuko đã tự trách mình không thể trợ giúp gì cho người bạn ấy. Để tìm sự nguôi ngoai, Masuko du lịch khắp Ấn Độ, tìm đến Yoga và làm nhiều thứ khác, “Nhưng không gì làm tôi bình an hơn những dịp họp mặt ăn pizza cùng bạn bè” - ông nói.

Thú vị với tiềm năng của pizza, ông xây một lò gạch tại ngôi nhà của bố mẹ mình ở Tokyo. Những chiếc bánh pizza làm thủ công từ cái lò này trở nên rất được bạn bè của Masuko ưa thích, và sau này thuyết phục ông dấn thân vào việc kinh doanh pizza.

Tuy Pizza 4P’s đã mở rộng trong mấy năm nay, nhưng chặng đường của họ không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Đại dịch Covid-19 là thời điểm đau đớn nhất của Pizza 4P’s, khiến họ phải chấp nhận đóng cửa trong một thời gian.

Nhân viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau làm việc tại nhà hàng Pizza 4P's tại Tokyo. Ảnh: Nikkei Asia

Nhân viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau làm việc tại nhà hàng Pizza 4P's tại Tokyo. Ảnh: Nikkei Asia

Theo Takasugi, vợ của Masuko và người đồng sáng lập Pizza 4P’s: “Thời điểm đó, Masuko và tôi đã phải trải qua thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời”.

Dù nhà hàng đóng cửa, nhưng công ty vẫn phải trả lương hàng tháng và tiền thuê mặt bằng. Kết quả là Pizza 4P’s gánh hơn 4 triệu đô la tiền nợ. Mãi đến năm nay, 2024, số tiền đó mới được trả hết.

Niềm tin vào khả năng của mình đã giúp Pizza 4P’s khởi sắc trở lại sau đại dịch. Sự thành công của họ khắp Đông Nam Á đã lôi kéo vốn đầu tư từ quê hương Nhật Bản. Trong 2022, chuỗi nhà hàng này nhận 10 triệu đô la từ quỹ đầu tư Cool Japan Fund, một quỹ đầu tư chính phủ nhắm đến quảng bá văn hóa Nhật Bản. Với sự đầu tư này, Pizza 4P’s sẽ đưa các nguyên liệu bắt nguồn từ đất nước Phù Tang vào bánh pizza, trong đó có rong biển okahijiki và tôm sakura.

Sau 13 năm thăng trầm, Masuko, nay 45 tuổi, nói rằng ông vẫn trân trọng sự đồng nhất trong công ty của mình. “Cách hoạt động lý tưởng của chúng tôi là kết hợp người nông dân, nghệ sĩ và nghệ nhân với nhiều kỹ năng khác nhau”, ông nói, sự hài hòa với môi trường đóng vai trò rất lớn trong khát vọng kinh doanh của Masuko.

Một kế hoạch của Pizza 4P’s là mua một hòn đảo ở Okinawa, vùng phía Nam Nhật Bản, và phát triển một hệ thống hài hòa xung quanh nông trại, nhà nghỉ, nhà hàng pizza và nhiều cửa hàng khác, để tạo ra thứ mà Masuko nhấn mạnh, “For peace”.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công ty xe điện Việt Nam đang đặt tham vọng bước vào thị trường giao đồ ăn trong bối cảnh nhiều gã khổng lồ khác như Beamin, Gojek đã từng bỏ cuộc vì những khó khăn nội tại của thị trường. Xanh SM dù có nhiều lợi thế nhưng cần sự bứt phá rất lớn.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Buổi làm việc diễn ra ngày 21/2 tại Hà Nội bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Anh Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội DNT Việt Nam chủ trì cuộc họp; anh Nguyễn Phúc Long, Ủy viên Đoàn Chủ UBTƯ Hội, Chủ tịch CLB Sao Vàng đất Việt, cùng các anh/chị Thường trực CLB tham dự cuộc họp.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chiều 20/2 tại TP.HCM, Tập đoàn TTC và Tập đoàn Stavian đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên trong các lĩnh vực hoạt động và kinh doanh.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù nỗ lực chuyển đổi nhưng các doanh nghiệp dệt may, đồ gỗ… vẫn lo ngại thị trường xuất khẩu có thể bị thu hẹp nếu không kịp thời đáp ứng được các tiêu chí xanh.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sáng 20/2, Tạp chí Doanh Nhân Trẻ đã có buổi làm việc với Hiệp hội Trao đổi Kỹ năng nghề thế giới, Hàn Quốc (WVCEA), và Công ty Cổ phần Tập đoàn B2B CALGARY, bàn về cơ hội hợp tác, xúc tiến thương mại giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
4 ngày
Hội địa phương
Dự buổi làm việc, có ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Chủ tịch Hội DNT Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Tấn, Ủy viên UBTƯ Hội, Chủ tịch CLB Du lịch DNT Việt Nam; bà Hàng Phối Quyên, Chủ tịch CLB DNT DN Gia đình Việt Nam, cùng các thành viên Thường trực & BCH của hai CLB.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo kịch bản tăng trưởng được Chính phủ đưa ra, các động lực tăng trưởng được bóc tách chi tiết. Trong đó nêu rõ, để đạt mục tiêu GDP 8% trở lên trong năm 2025, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cần đạt tốc độ tăng trưởng 9,7% trở lên. 
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
“Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài” lần thứ hai sẽ được tổ chức trong khuôn khổ của EXPO tại Nhật Bản tháng 9/2025. Sự kiện tiếp tục lan tỏa những giá trị văn hóa Việt Nam với vai trò “sức mạnh mềm” của dân tộc đến với bạn bè năm châu.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Có thể coi vị doanh nhân này là người có cái đầu của nhà tư bản và trái tim của một người theo chủ nghĩa xã hội. Cái đầu của nhà tư bản luôn làm việc chăm chỉ để tạo ra nhiều của cải hơn, để doanh nghiệp ngày một lớn mạnh, tạo ra nhiều việc làm hơn. Còn trái tim xã hội sẽ chọn cuộc chơi công bằng, nhân văn, hợp pháp.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt vấn đề "cần những giải pháp gì để đất nước tăng trưởng 2 con số". Nhiều doanh nghiệp đã hiến kế được đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP và mong muốn tham gia vào các dự án lớn của đất nước.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Theo thông tin từ Công ty CP Acecook Việt Nam, đơn vị này sẽ tổ chức hai đêm nhạc, dùng toàn bộ doanh thu bán ra tại Hà Nội và TP.HCM cho các dự án cộng đồng.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Giới chuyên gia dự báo, không loại trừ khả năng trong tuần tới hàng Việt cũng sẽ bị Mỹ áp thuế. Việc lường trước rủi ro, chủ động xây dựng "lá chắn thép" để giảm thiểu tác động tiêu cực là rất cần thiết để quỹ đạo xuất khẩu không chệch hướng.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Có thể mọi người chưa quen lắm với cái tên Công ty TNHH Green Is Gold, nhưng doanh nhân Đỗ Đăng Khoa - Khoa Mướp - thương hiệu Mr Mướp không xa lạ gì với người dân Đồng Tháp. Anh đã đoạt giải quán quân trong cuộc thi Khởi nghiệp xanh 2023 với Dự án Kết nối con người với tự nhiên. Đây cũng là mục tiêu theo đuổi của Khoa.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Rất dễ để nhận ra những bộ vest của Mon Amie trong một buổi party hay một show diễn thời trang nào đó. Lấy cảm hứng và chuẩn mực từ phong cách Ý, Mon Amie cuốn hút ở sự lịch lãm và phóng khoáng, chỉn chu và thời thượng, phá cách táo bạo nhưng lại rất khuôn phép.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 5/2, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam làm việc với Ban biên tập Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn về công tác trao đổi về các hoạt động hợp tác cùng Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.
2 tuần
Xem thêm