Thứ hai, 24/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Cơn bão' 1 sao của Zalo và ngưỡng chịu đựng của người dùng

Huyền Trang
- 16:30, 02/08/2022

(DNTO) - Chiến lược thu phí người dùng của Zalo đang nhận làn sóng phản đối khá lớn từ cộng đồng. Nhiều lo ngại cho rằng ứng dụng có thể sẽ khó khăn hơn giữa một “bể” ứng dụng mạng xã hội đang ra sức thu hút người dùng.

Zalo sẽ là nền tảng OTT tiếp theo thực hiện thu phí người dùng. Ảnh: T.L.

Zalo sẽ là nền tảng OTT tiếp theo thực hiện thu phí người dùng. Ảnh: T.L.

Zalo không một mình một đường

Chỉ 1 ngày sau khi Zalo thông báo về việc sẽ thu phí người dùng, hàng loạt đánh giá 1 sao dành cho ứng dụng xuất hiện trên cửa hàng Google Play và App Store. Trên mạng xã hội, những diễn đàn bàn luận về việc này cũng khá sôi nổi. Phần lớn vẫn là phản ứng không mấy tích cực dành cho nhà phát triển.

Cụ thể, theo thông báo của Zalo, từ 1/8/2022, người dùng có thể phải trả mức phí tới 55.000 đồng/ngày để sử dụng gói Elite hoặc 2.800 đồng/ngày với gói Standard, 5.500 đồng/ngày với gói Pro nếu muốn sử dụng nhiều tính năng hơn. Còn khi dùng phiên bản miễn phí, người dùng bị giới hạn trong 1.000 liên hệ, không được sử dụng username, hạn chế tin nhắn từ người lạ 40 tin/tháng và người lạ không thể xem hoặc bình luận trên nhật ký.

Thực tế, Zalo không phải đơn vị đầu tiên thực hiện việc thu phí. Gần đây nhất là Telegram và Snapchat cũng tung ra các gói phí lần lượt là 4,99 USD/tháng và 3,99 USD/tháng. Nhiều năm về trước, Viber, WeChat… đã làm điều này.

Nhìn vào mô hình kinh doanh của các ứng dụng OTT có thể thấy, có 3 nhóm đối tượng để ứng dụng thu tiền. Một là các bên cung cấp dịch vụ thứ 3 như đơn vị quảng cáo, sàn thương mại điện tử. Hai là nhóm khách hàng doanh nghiệp và thứ ba là nhóm khách hàng cá nhân.

Để phát triển, thu hút người dùng, ban đầu, các ứng dụng OTT đều thả “chim mồi” bằng việc phát triển tính năng hấp dẫn và miễn phí. Sau đó sẽ liên kết với bên thứ ba để phân phối các dịch vụ quảng cáo, thanh toán, thương mại điện tử…và thu phí từ mô hình doanh thu liên kết. Cuối cùng sẽ là phát triển các tính năng nâng cao và thu phí người dùng. Do vậy, hướng đi của Zalo là phù hợp với xu thế chung của các ứng dụng OTT khi tiến tới thu tiền của người dùng để có thêm nguồn lực để phát triển và nâng cấp ứng dụng. 

Trả giá phải xứng đáng

Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là, tại sao những ứng dụng khác khi thực hiện thu phí không gặp phản ứng dữ dội từ phía người dùng giống như Zalo? Điều này có thể lý giải qua một số nguyên nhân như sau.

Thứ nhất, Zalo là ứng dụng nhắn tin đầu bảng của người Việt với 74,7 triệu người đang sử dụng (theo Bộ Thông tin và Truyền thông). Tổng lượt sử dụng trên Zalo và Mocha hiện chiếm 58,84% thị trường, gấp 1,4 lần so với lượt sử dụng trên cả 3 ứng dụng ngoại phổ biến tại Việt Nam là Messenger, Viber và Telegram.

Với lượng người dùng là người Việt lớn như vậy, rất khó để thuyết phục đại đa số họ chuyển từ thói quen miễn phí sang trả phí. Đó là lý do vì sao người Việt sẵn sàng xem video, xem phim, nghe nhạc tại các trang website lậu, vi phạm bản quyền vì lý do “không phải trả phí” như các ứng dụng mua bản quyền.

Thứ hai, yếu tố cơ bản khiến người dùng phản ứng với Zalo là do chất lượng chưa tương xứng với giá tiền.Nếu như Telegram tung ra gói Premium với nhiều tính năng nâng cao, trên nền tảng gói miễn phí của ứng dụng đã rất tiện dụng, thì với Zalo lại khác.

Cụ thể, người dùng cho rằng Zalo còn rất nhiều hạn chế như hệ thống cloud chưa tốt, hình ảnh, video, tài liệu không có khả năng lưu trữ trong thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc của người dùng. Khả năng lưu trữ danh bạ cũng quá thấp so với tiêu chuẩn chung khi khách hàng trả phí cũng chỉ lưu được tối đa 5.000 danh bạ, thấp hơn 4 lần mức lưu trữ tối thiểu của một chiếc điện thoại thông minh là 20.000 danh bạ.

Thứ ba, nếu như các ứng dụng OTT khác chuyển dịch từ miễn phí sang thu phí người dùng ở các tính năng nâng cao, mở rộng, thì Zalo lại làm điều ngược lại. Zalo "bóp" tính năng cơ bản lại để buộc người dùng phải trả phí sử dụng. 

Nhiều người dùng cũng bày tỏ, mức phí Zalo đang áp dụng không phải là rào cản quá lớn để người dùng ở lại với ứng dụng, nhưng vấn đề là chất lượng dịch vụ, tính năng phải tương xứng với giá tiền họ bỏ ra. Điều này gây ra làn sóng phẫn nộ lớn. 

Cẩn trọng với các đối thủ

Trên thị trường có hàng loạt ứng dụng OTT, trong đó nhiều ứng dụng vẫn đang miễn phí cho người dùng. Ảnh: T.L.

Trên thị trường có hàng loạt ứng dụng OTT, trong đó nhiều ứng dụng vẫn đang miễn phí cho người dùng. Ảnh: T.L.

Các chuyên gia cho rằng, bước đi của Zalo khá rủi ro khi trên thị trường có hàng loạt các ứng dụng nhắn tin đang miễn phí.

Với người dùng cá nhân, họ cũng sẽ không ngại chuyển ngay sang ứng dụng khác nếu thấy thuận tiện và phù hợp hơn, như cách họ đã từng rời bỏ Messenger để đến với Zalo trước đó. Và khi người dùng cá nhân chuyển dịch, nhóm người dùng là doanh nghiệp, đối tác quảng cáo, sàn thương mại điện tử cũng sẽ “cuốn gói” theo vì “khách hàng ở đâu, doanh nghiệp” ở đó.

Mặc dù hiện các ứng dụng nhắn tin khác cũng còn nhiều lỗ hổng như Messenger là khả năng bảo mật kém, Telegram còn khe hở cho kẻ xấu tung tin nhắn rác hay Viber kén người dùng… nhưng trong cuộc chạy đua về công nghệ, Zalo không thể không dè chừng.

Bởi nếu không phải là những đối thủ cũ mỗi ngày một cải tiến, thì cũng sẽ xuất hiện những đối thủ mới hấp dẫn, sáng tạo hơn, như cách Tik Tok ra đời đã áp đảo hàng loạt mạng xã hội khác chỉ trong thời gian ngắn.

Hiện mức giá của Zalo vẫn thấp so với hai đối thủ mới thu phí khác là Telegram và Snapchat. Nhưng Zalo là ứng dụng đa phần phục vụ người Việt, trong khi 2 kẻ còn lại phục vụ quốc tế. Ngay cả trong trường hợp giá rẻ hơn nhưng không có nghĩa là cho mình hạ thấp chất lượng dịch vụ. Bởi đôi khi người dùng cũng sẵn sàng bỏ số tiền lớn hơn để trả cho sản phẩm, dịch vụ tốt hơn nếu họ cảm thấy xứng đáng.

Vì vậy, Zalo cần thêm thời gian để thăm dò kĩ lưỡng phản ứng của người dùng trước khi áp dụng việc thu phí. Và kể cả có áp dụng phí, thì cần tính toán xem đâu là “ngưỡng” mà người dùng có thể chấp nhận chi trả cho các dịch vụ.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
7 giờ
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
5 ngày
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
6 ngày
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
2 tuần
Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
4 tuần
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google đã phát triển một công cụ AI để hoạt động như một cộng tác viên ảo cho các nhà khoa học về y sinh. Trong một số các thử nghiệm ban đầu, công cụ này đã giải quyết được một bí ẩn về khoa học, thứ đã làm cho các nhà khoa học phải đau đầu trong hơn một thập kỷ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sẽ xây dựng những phương pháp tiếp cận hoạt động để định hướng hoạt động tương lai của ngân hàng liên quan tới phát triển khu vực tư nhân, chuyển đổi số, hợp tác khu vực và hàng hóa công khu vực.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng AI để xác định độ tuổi phù hợp của người dùng có phù hợp với việc sử dụng sản phẩm của mình.
1 tháng
Chuyển đổi số
Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều thành phố lớn khác đã chấp nhận AI như một công cụ, nhân sự để quản lý và điều hành hành chính tốt hơn.
1 tháng
Xu thế
Tâm lý "bigger is better" (càng lớn càng tốt) khiến cuộc chạy đua xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam tiếp tục nóng, không chỉ với các doanh nghiệp nội địa mà còn giữa các tập đoàn công nghệ quốc tế.
1 tháng
Start-up
Xu hướng suy giảm của năm ngoái đặt ra nhiều thách thức hơn đối với thị trường đầu tư mạo hiểm Đông Nam Á. Mặc dù một số lĩnh vực vẫn duy trì sức hấp dẫn nhưng toàn bộ thị trường cần những điều chỉnh sâu sắc để vực dậy.
1 tháng
Start-up
Ngoài các khoản đầu tư vào Telio và Tiki, Công ty Cổ phần VNG đã thực hiện nhiều khoản đầu tư chiến lược vào các công ty liên kết khác. Tuy nhiên, nhiều trong số này đã không đạt được kết quả như mong đợi, dẫn đến những tổn thất đáng kể.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Tỷ phú Elon Musk cho biết, ông không quan tâm tới việc mua lại TikTok. “Tôi thường xây dựng công ty của mình từ con số 0”, Musk chia sẻ.
1 tháng
Xem thêm