Thứ năm, 26/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cơ hội và thách thức của thị trường bán lẻ những tháng cuối năm

Tiến Dũng
- 10:35, 16/10/2020

(DNTO) - Quý 3/2020 khép lại với những tín hiệu không mấy khả quan khi đợt dịch thứ hai tiếp tục hoành hành. Tuy vậy, vẫn còn nhiều cơ hội để các doanh nghiệp bán lẻ trỗi dậy.

Giá thuê giảm, tỉ lệ lấp đầy tăng nhẹ

Sau hơn hai tháng kể từ đợt dịch lần thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng trước thách thức lớn khi đợt dịch thứ hai vào diễn ra vào cuối tháng 7 vừa qua. Với kinh nghiệm phòng chống sự lây lan của dịch, TP.HCM đã nhanh chóng chủ động kiểm soát dịch hiệu quả, làm giảm mức ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động kinh doanh của các trung tâm bán lẻ vốn tập trung lượng khách khá đông.

TTTM AEON Mall Bình Tân chịu ảnh hưởng mạnh từ bệnh nhân Covid-19. Ảnh:TL.

TTTM AEON Mall Bình Tân chịu ảnh hưởng mạnh từ bệnh nhân Covid-19. Ảnh:TL.

Nửa đầu quý 3 vừa qua, các trung tâm bán lẻ tại TP.HCM ghi nhận lượng khách hàng sụt giảm 1,7% do tâm lý e ngại Covid-19. Giá thuê cũng ghi nhận mức giảm 4,2 USD so với quý trước. Các nhà đầu tư vẫn đang do dự trong việc giới thiệu bất kỳ dự án mới nào khi dịch Covid-19 chưa hoàn toàn bị dập tắt.

Trong quý này, khi đợt dịch thứ 2 xảy ra, các hoạt động vui chơi lại tạm dừng một thời gian ngắn hoặc một số trung tâm thương mại vẫn hoạt động bình thường nhưng ghi nhận lượng khách giảm đáng kể. Có thể kể tới trường hợp trung tâm thương mại Aeon Mall Bình Tân bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng khi ghi nhận các trường hợp F1, F2 từng lui tới.

Do đó, hầu hết các dự án mới được mong đợi trong tương lai gần đã bị hoãn lại hoặc giảm tốc độ thực hiện

Nguồn cung không có dự án mới trong quý này

Quý 3 năm nay tiếp tục không ghi nhận nguồn cung mới. Loại hình trung tâm thương mại (shopping center) phổ biến nhất tại TP.HCM là các dự án với diện tích cho thuê hơn 1.000.000m2. Khối đế bán lẻ (retail podium) đứng ở vị trí thứ hai với diện tích cho thuê hơn 100.000m2 và trung tâm mua sắm (department store) ở vị trí cuối cùng với diện tích cho thuê chỉ hơn 75.000m2.

Nguồn cung thị trường bán lẻ tại TP. HCM qua các năm. Ảnh:TL

Nguồn cung thị trường bán lẻ tại TP. HCM qua các năm. Ảnh:TL

Đặc biệt, các hình thức hạ tầng bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại có sự tăng trưởng nhanh chóng. Vụ trưởng Vụ Thị trường Việt Nam đánh giá, trên thị trường bán lẻ hiện đại hiện nay, các doanh nghiệp nội và ngoại đang cùng nỗ lực thể hiện năng lực đa dạng theo quy mô và loại hình phát triển.

Dự báo trong thời gian tới, vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào ngành bán lẻ Việt Nam đi cùng các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP. Đặc biệt, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá đang hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Dự báo quy mô thị trường gần 100 triệu dân, chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm và sẽ lên mức 714 USD/tháng vào năm 2020, trong khi tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại thấp hơn nhiều nước trong khu vực (Việt Nam chỉ đạt 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Philippines là 33%, Thái Lan là 34%, Malaysia 60%, Singapore là 90%....

Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đã thu hút hầu hết tên tuổi bán lẻ đình đám đến từ Nhật. Đáng chú ý, dù hiện đang gặp nhiều thách thức từ dịch bệnh Covid-19 nhưng các nhà đầu tư Nhật vẫn đổ vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh tại nước ta.

Các trung tâm thương mại Nhật vẫn đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam. Ảnh:TL

Các trung tâm thương mại Nhật vẫn đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam. Ảnh:TL

Tháng 4/2020, Takashimaya - điểm đến mua sắm cho khách hàng có thu nhập khá và cao, đã công bố đạt lợi nhuận đầu tiên sau khoảng 4 năm gia nhập thị trường Việt Nam. Ngay trong thời điểm dịch bệnh, hãng thời trang Uniqlo liên tục khai trương các cửa hàng và đến tháng 6 đã vươn đến con số 4 cửa hàng đặt tại các trung tâm thương mại lớn ở TP.HCM lẫn Hà Nội.

Đến nay AEON đã có trong tay 5 đại siêu thị ở các thành phố lớn với vốn đầu tư đổ vào lên đến hơn 700 triệu USD. Đáng chú ý, dù dịch Covid-19 vẫn còn khá phức tạp nhưng AEON đã lên kế hoạch mở khu phức hợp thương mại thứ sáu tại Hải Phòng vào cuối năm nay với vốn đầu tư khoảng 190 triệu USD. Tương tự, các thương hiệu bán lẻ khác như Ministop, 7-Eleven, FamilyMart… vẫn tiếp tục các kế hoạch đầu tư dài hạn, tiếp tục mở rộng chuỗi tại nước ta.

Cơ hội thuê mặt bằng bán lẻ đắc địa với giá thuê hợp lý

Trong quý này, tỷ lệ lấp đầy giảm nhẹ mặc dù có dấu hiệu cải thiện của quý trước. Làn sóng thứ hai của Covid-19 đã làm chậm lại nỗ lực thúc đẩy nhu cầu mở rộng hệ thống trung tâm bán lẻ tại TP.HCM. Khách thuê tiềm năng thị trường bán lẻ vẫn đang cân nhắc về việc mở rộng hệ thống hoặc đầu tư tiền để thuê mặt bằng mới vì khả năng dịch Covid-19 có thể trở lại bất cứ lúc nào và mang lại rất nhiều rủi ro.

Giá thuê trung bình và tỉ lệ lấp đầy phân khúc bán lẻ TP. HCM qua các năm. Ảnh:TL

Giá thuê trung bình và tỉ lệ lấp đầy phân khúc bán lẻ TP. HCM qua các năm. Ảnh:TL

Tuy nhiên, cũng chính trong thời điểm này, có khá nhiều nhãn hàng lớn tiêu biểu như Starbucks, Haidilao, Phúc Long, Uniqlo, Muji... lại xem đây là cơ hội để mở rộng chuỗi cửa hàng khi sàn bán lẻ cho thuê còn trống khá nhiều, với diện tích sàn đa dạng, giá thuê giảm sâu cùng với các ưu đãi từ chủ đầu tư nhằm kích cầu.

Giá thuê có thể tiếp tục tăng, nhiều nguồn cung mới trong tương lai

Với làn sóng thứ hai của Covid-19, có 5 trung tâm bán lẻ dự kiến đi vào hoạt động vào quý 4/2020 có thể sẽ phải dời sang năm sau. Khu Thủ Thiêm ở quận 2 sẽ trở thành khu trung tâm mới của TP.HCM trong vài năm tới với các dự án nhà ở, cao ốc văn phòng, đây là cơ hội cũng như yếu tố thúc đẩy các dự án bán lẻ mới mở cửa.

Việc thành lập TP. Thủ Đức sẽ là thời cơ tốt để kinh tế có bước phát triển mới. Ảnh:TL.

Việc thành lập TP. Thủ Đức sẽ là thời cơ tốt để kinh tế có bước phát triển mới. Ảnh:TL.

Ông David Jackson – Tổng Giám đốc Colliers International tại Việt Nam nhận định: “Nếu kế hoạch hợp nhất ba quận 2, 9, và Thủ Đức thành một thành một thành phố lớn phía Đông Sài Gòn được thông qua, sẽ giúp thúc đẩy việc đầu tư dự án trung tâm bán lẻ quy mô lớn tiêu biểu như Aeon Mall, Giga Mall, Central Mall West Saigon, Sense City East Saigon, và Vincom Megamall Grand Park".

Vị này cũng cho rằng, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực trong tháng 8 giúp Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp, thương hiệu nước ngoài chọn Việt Nam làm điểm đến, được kỳ vọng sẽ là nhận tố giúp thúc đẩy thị trưởng bán lẻ đang trong tình trạng ảm đạm một thời gian dài.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
4 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
4 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
7 giờ
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
15 giờ
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
15 giờ
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng hiện đại bằng cách đồng hành với vai trò nhà tài trợ Bạc cho chương trình “Ngày không tiền mặt” 2025.
2 tuần
Xem thêm