Thứ năm, 05/12/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyên gia: Để gia cố 'bộ đệm vốn', ngân hàng cần bổ sung 10,7 tỷ USD

Hồng Gấm
- 17:47, 25/11/2023

(DNTO) - Chỉ còn hơn một tháng nữa là "đóng" năm tài chính 2023, làn sóng cấp tập chia cổ tức, tăng vốn tại các nhà băng tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Bởi, hệ thống ngân hàng Việt vẫn đang mỏng vốn, cần bổ sung tới 10,7 tỷ USD để đảm bảo dự phòng rủi ro và duy trì hệ số CAR ở mức 10%. 

Tổng vốn điều lệ của 28 nhà băng trong năm 2023 dự kiến tăng thêm 163.000 tỷ đồng. Ảnh: TL.

Tổng vốn điều lệ của 28 nhà băng trong năm 2023 dự kiến tăng thêm 163.000 tỷ đồng. Ảnh: TL.

'Mạnh tay' chia cổ tức cuối năm

Theo thống kê, ước tính năm 2023 có hơn 4 tỷ cổ phiếu ngân hàng được phát hành để trả cổ tức cho nhà đầu tư. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tổng vốn điều lệ dự kiến tăng thêm của 28 ngân hàng lên tới hơn 163.000 tỷ đồng, cao hơn mức 154.000 tỷ đồng của năm 2022, và gấp 1,6 lần kế hoạch tăng thêm 100.000 tỷ đồng của năm 2021. 

Trong đó, nhóm "big 4" hiện nắm khoảng 44% thị phần tín dụng. Vì vậy, việc tăng vốn điều lệ cho nhóm này là cần thiết để đảm bảo dư địa cho vay. Khoảng 7-8 năm qua, đây là lần thứ 2, nhóm ngân hàng quốc doanh được tăng vốn điều lệ. Lần gần nhất, nhóm này tăng vốn là năm 2021, các năm còn lại hầu hết chia cổ tức bằng tiền mặt.

Cụ thể, BIDV mới đây vừa thông báo 29/11, ngày đăng ký cuối cùng để hưởng quyền nhận cổ tức. Tỷ lệ phát hành là 12,69%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại thời điểm chốt danh sách được nhận 12,69 cổ phiếu mới. Số cổ phiếu dự kiến phát hành là gần 642 triệu cổ phiếu.

Nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021. Thời gian phân bổ cổ phiếu dự kiến trong tháng 12/2023. Hiện vốn điều lệ của BIDV ở mức 50.585 tỷ đồng. Sau khi phát hành gần 642 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng lên 57.004 tỷ đồng.

Cũng trong "giai đoạn nước rút" của năm 2023, VietinBank có kế hoạch phát hành cổ phiếu trả cổ tức theo tỷ lệ 11,7% từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế và sau trích các quỹ năm 2020. Kế hoạch tăng vốn thông qua đợt chia cổ tức bằng cổ phiếu này đã được NHNN chấp thuận tháng 10 vừa qua. Dự kiến, vốn điều lệ của VietinBank tăng từ hơn 48.000 tỷ đồng lên trên 53.700 tỷ đồng

Trước đó 3 tháng, "ông lớn" quốc doanh khác là Vietcombank đã chính thức tăng vốn điều lệ lên 55.890 tỷ đồng, sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 18,1% từ nguồn lợi nhuận sau thuế và trừ các quỹ 2019, 2020.

Trong đó, Agribank là trường hợp "bức thiết" nhất. Giữa năm nay, Agribank đã được Quốc hội thông qua chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho giai đoạn 2021-2030 tối đa 17.100 tỷ đồng, tương ứng với phần lợi nhuận còn lại của ngân hàng nộp ngân sách nhà nước trong 3 năm 2021-2023. Kế hoạch tăng vốn điều lệ cho Agribank được chia thành 2 đợt, gồm khoảng 6.750 tỷ đồng bổ sung trong năm 2023 và 10.350 tỷ đồng trong năm 2024.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng dẫn số liệu thống kê tại thời điểm cuối năm 2021, hệ số an toàn vốn (CAR) tối thiểu của Agribank chỉ đạt 7%, thấp hơn so với các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước khác như Vietcombank (9,98%), VietinBank (8,54%) và BIDV (8,4%), và thậm chí thấp hơn nhiều so với một số nhà băng tư nhân khác như Techcombank, MB, VPBank.

"Do đó, việc bổ sung vốn cho Agribank là rất cấp thiết, giúp nhà băng 100% vốn nhà nước này đáp ứng các tỷ lệ CAR tối thiểu theo quy định 8%, hướng tới tuân thủ quy định Basel II", Thống đốc NHNN nhấn mạnh.

Ngoài nhóm "Big 4", một loạt ngân hàng đã chốt quyền nhận cổ tức như: OCB, Eximbank, VPBank, SeABank…Trong đó, nổi bật là VPBank cũng vừa chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả cổ tức 10% bằng tiền mặt vào ngày ngày 20/11 vừa qua. Đây là lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, VPBank thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt. Với hơn 7,9 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, VPBank đã chi ra hơn 7.900 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.

Hệ thống ngân hàng cần bổ sung vốn tới 10,7 tỷ USD để đảm bảo dự phòng rủi ro và duy trì hệ số CAR ở mức 10%. Ảnh: TL.

Hệ thống ngân hàng cần bổ sung vốn tới 10,7 tỷ USD để đảm bảo dự phòng rủi ro và duy trì hệ số CAR ở mức 10%. Ảnh: TL.

Cần bổ sung vốn tới 10,7 tỷ USD để giữ an toàn cho CAR

Dễ dàng nhận thấy, đằng sau cuộc đua ồ ạt chia cổ tức bằng cổ phiếu mà các nhà băng ưu tiên lựa chọn đều nhằm mục đích gia cố thêm nguồn lực để tăng vốn điều lệ. Bởi thực tế, dù "sức khỏe" của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được cải thiện, song nhìn chung vẫn đang mỏng vốn, CAR thấp hơn nhiều so với khu vực.

Liên hệ với các nước trong khu vực như Indonesia, CAR bình quân là 22,6%; Philippines là 17,2%; Singapore là 17,1%; Thái Lan là 19,6%; Malaysia là 18,5%). Trong khi đó, CAR của nhóm các ngân hàng gốc nhà nước tính đến cuối năm 2022 chỉ "mỏng manh" ở mức 9,04%. Trong khi đó, nhóm ngân hàng tư nhân có CAR cao hơn khá nhiều, đạt 12,29%. Riêng nhóm ngân hàng nước ngoài, hệ số CAR đạt 18,61%, tương đồng mức bình quân trong khu vực.

Lý giải có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ CAR giữa nhóm ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tư nhân, các chuyên gia cho rằng, khác với khối tư nhân, việc tăng vốn điều lệ nằm ngoài khả năng tự chủ của các ngân hàng thương mại nhà nước. Tốc độ tăng vốn điều lệ chậm hơn tăng trưởng tài sản trong nhiều năm, khiến CAR của những nhà băng này "yếu thế" hơn so với mặt bằng chung và đang cận kề ngưỡng tối thiểu. 

Bên cạnh đó, các nước trong khu vực đã "chín" khi áp dụng Basel III hoặc một phần của Basel III, trong khi các ngân hàng của Việt Nam mới chỉ nhen nhóm giai đoạn triển khai Basel II. Vì thế, thời gian qua, các ngân hàng lớn hay nhỏ đều đang đẩy mạnh hoạt động tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính tạo bộ đệm dày dặn xử lý những rủi ro. 

"Các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng trên thế giới càng ngày càng "siết", và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Sau Basel III, Basel 3,5 đang hình thành và Basel IV đang được nghiên cứu, đòi hỏi các ngân hàng phải tăng vốn, đảm bảo các tỷ lệ an toàn. Theo đó, hệ thống ngân hàng cần bổ sung vốn tới 10,7 tỷ USD (2,9% GDP) để đảm bảo dự phòng rủi ro và duy trì hệ số CAR ở mức 10%", Fitch Ratings nhận định. 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Online Friday 2024 mang đến chuỗi hoạt động ấn tượng với các con số đáng chú ý. 60 giờ mua sắm xuyên suốt trên toàn quốc, quy tụ hơn 500 thương hiệu, 3.000 nhà bán hàng, và trên 100.000 sản phẩm ưu đãi hấp dẫn.
10 giờ
Tài chính - Thị Trường
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa cho hay, 11 tháng, ngành nông nghiệp xuất siêu gần 16,5 tỷ USD, đạt KPI sớm 1 tháng khi mang về kim ngạch 56,74 tỷ USD, tăng tới 52,8% so với cùng kỳ năm trước.  
10 giờ
Tài chính - Thị Trường
Bộ Tài chính cho biết, giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng của các bộ, ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng. Có đến 4/10 bộ, ngành đến nay vẫn chưa giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài năm 2024
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tháng 11/2024, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng trên thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX, sau khi tạm ngừng mua ròng từ tháng 9/2024. Tính chung trong tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 342,6 tỷ đồng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
VNDirect điều chỉnh dự báo lạm phát bình quân của Việt Nam năm 2024 xuống 3,7% so với dự báo trước đó là 3,8%, với kỳ vọng rằng mức nền thuận lợi cuối năm ngoái sẽ tiếp tục hỗ trợ phần nào cho việc kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm nay.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 2/12, theo báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của S&P Global công bố trong tháng 11 ngành sản xuất Việt Nam đạt 50,8 điểm, giảm nhẹ từ 51,2 điểm của tháng 10. Sản lượng và số đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại do chịu ảnh hưởng từ sự yếu kém của hoạt động xuất khẩu.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong khuôn khổ Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024” và đợt Tết Âm lịch, doanh nghiệp có thể chủ động quyết định áp dụng hạn mức khuyến mại tối đa, từ ngày 2/12/2024 đến ngày 31/1/2025.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Gặp khó trong việc tăng lãi suất cho vay do cạnh tranh lãi suất gay gắt và lãi suất huy động có xu hướng tăng trở lại, dự báo NIM ngân hàng xuống mức 3,48%, giảm 7% so với cùng kỳ và thấp hơn 16 điểm cơ bản so với dự báo trước đó là 3,64%. 
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, TikTok Shop, Sendo… sẽ đem đến cho khách hàng ngàn nghìn voucher, mã khuyến mại khi mua sắm trên các nền tảng web và app. Ngoài ra, Online Friday 2024 cũng đã quy tụ sự hưởng ứng đông đảo từ doanh nghiệp, nhà sản xuất, đơn vị logistics, đến các tổ chức cung cấp giải pháp hạ tầng số. 
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hàng trăm gian hàng nông sản online từ các địa phương mọc lên trên các sàn thương mại điện tử, hàng chục tấn nông sản bán ra sau mỗi buổi livestream... là minh chứng cho sức hút của nông sản Việt với người tiêu dùng nội địa.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tối 28/11, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngành năng lượng, dịch vụ từng là “ngôi sao” trong thị trường M&A những năm trước giờ đây phải nhường chỗ cho lĩnh vực khác hấp dẫn hơn. Đặc biệt, các nhà đầu tư cũng đang nghe ngóng thay đổi chính sách từ phía Việt Nam để có quyết định xuống tiền.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt tăng giá trong kì điều hành hôm nay 28/11.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích chỉ rõ, các doanh nghiệp sản xuất phân đơn (ure, lân) và phân DAP sẽ hưởng lợi từ việc phân bón trở thành mặt hàng chịu thuế GTGT 5%. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất phân NPK gần như không hưởng lợi.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
"Nhu cầu vốn tín dụng đang có xu hướng tiếp tục tăng. Nếu 670.000 tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế trong 2 tháng cuối năm chảy vào sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, có thể tạo ra tăng trưởng GDP vượt 6%", PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế TP.HCM, nhận định.
1 tuần
Xem thêm