Chứng khoán thế giới biến động trái chiều sau khi Trung Quốc cắt giảm lãi suất
(DNTO) - Phố Wall đóng cửa cho Ngày Martin Luther King Jr. thứ Hai (17/1), giao dịch của Stoxx Europe 600 toàn lục địa đóng cửa cao hơn 0,7%; Thượng Hải Composite Index tăng 0,6% và Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,7%. Ngược lại, Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,7% và Kospi của Hàn Quốc giảm 1,1%.
Cổ phiếu trên toàn cầu chịu tác động tiêu cực trong vài tuần đầu tiên của năm bởi những kỳ vọng về chính sách của các ngân hàng trung ương toàn cầu và sự lan truyền nhanh chóng của biến thể Omicron. Dữ liệu vừa công bố hôm qua (18/1), cho thấy tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm tốc trong quý IV, mặc dù nó vẫn nằm trên mức dự báo của các nhà kinh tế. Khẳng định mối lo ngại, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm hai mức lãi suất chính, một động thái có thể sẽ chuyển thành lãi suất cho vay cơ bản (benchmark lending rates) thấp hơn.
Florian Ielpo, người đứng đầu bộ phận kinh tế vĩ mô của Lombard Odier Investment Managers, cho biết nền kinh tế và chính sách ngân hàng trung ương của Trung Quốc và ý nghĩa này đối với tăng trưởng toàn cầu là động lực chính của tâm lý thị trường.
“Trung Quốc đang đi trên một con đường rất khác so với phần còn lại của thế giới, đó là một sự khác biệt đáng quan tâm. Ngay bây giờ, chúng tôi đang lo lắng về những gì đang xảy ra tại Trung Quốc”, Florian Ielpo nói.
Các nhà phân tích khác nhìn nhận việc cắt giảm lãi suất theo hướng tích cực hơn. Dong Chen, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô châu Á tại Pictet Wealth Management, cho biết chính quyền Trung Quốc có khả năng tăng cường chính sáchhỗ trợ, cả tiền tệ và tài khóa.
Các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho một tuần báo cáo doanh thu lớn khác của Hoa Kỳ, với Goldman Sachs dự kiến báo cáo vào thứ Ba (18/1), Ngân hàng Hoa Kỳ và Maorgan Stanley dự kiến vào thứ Tư (19/1). Các tập đoàn nhưProcter & Gamble và UnitedHealth dự kiến sẽ công bố kết quả vào thứ Tư (19/1), tiếp theo là American Airlines và Netflix vào thứ Năm (20/1).
Lale Akoner, chiến lược gia thị trường tại BNY Mellon Investment Management, cho biết: “Một trong những lời kêu gọi lớn của chúng tôi cho năm 2022 là các ngân hàng sẽ gây bất ngờ với đà tăng trưởng”. Nói rộng hơn, “tiền lương đang tăng cao, chi phí năng lượng vẫn đang ở mức rất cao nên lạm phát nói chung sẽ gây áp lực lên biên độlợi nhuận. Điều này chắc chắn sẽ thể hiện trong thu nhập vào năm 2022. Những cổ phiếu có vốn hoá lớn thường chống chọi với điều này tốt hơn cổ phiếu vốn hoá nhỏ\".Bitcoin giảm 2,5% so với mức của nó lúc 5 giờ chiều Thứ sáu và được giao dịch ở mức khoảng 42.250 USD, giảm khoảng 38% so với mức cao nhất mọi thời đại được ghi nhận vào tháng 11/2021.
Cuối tuần qua, cổ phiếu Unilever giảm hơn 7% sau khi gã khổng lồ hàng tiêu dùng cho biết đã tiếp cận GlaxoSmithKline và Pfizerabout để mua lại liên doanh sức khỏe người tiêu dùng. Đề xuất mức định giá mới nhất là 68,4 tỷ đô la. Cổ phiếu GlaxoSmithKline niêm yết ở Anh tăng gần 4%. Cổ phiếu của Credit Suisse giảm 2,2% sau khi chủ tịch ngân hàng từ chức sau cuộc điều tra về việc cá nhân ông sử dụng máy bay phản lực của công ty và vi phạm các quy tắc cách ly Covid-19.Cổ phiếu sòng bạc của Trung Quốc tăng vọt sau khi nội các Ma Cao soạn thảo luật mới về cấp phép dễ dàng hơn những gì các nhà đầu tư lo ngại. Sands Chinarose tăng 15%, Wynn Macau thêm 12% và Galaxy Entertainment Group tăng 7%. Nhà phát triển bất động sản lớn của Trung Quốc, Country Garden đã giảm 8% trước tình trạng hỗn loạn trên thị trường bất động sản của nước này.
Hàng trăm công ty niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ đang giảm giá hơn 20% so với mức cao. Nhiều nhà đầu tư đang ở trong một thị trường giá giảm (bear market). Chứng khoán Mỹ có một khởi đầu năm 2022 đầy khó khăn. Hơn 220 công ty niêm yết tại Hoa Kỳ có vốn hóa thị trường trên 10 tỷ đô la giảm ít nhất 20% so với mức cao nhất. Trong khi một số đã bật ra khỏi vùng giá thấp, nhiều cổ phiếu vẫn nằm trong vùng giá giảm, bao gồm những người khổng lồ thuộc S&P 500 như Walt Disney Co., Netflix Inc., Salesforce và Twitter Inc.
Đặc biệt, Nasdaq Composite nặng về công nghệ khá hỗn loạn. Theo Jason Goepfert tại Sundial Capital Research, khoảng 39% cổ phiếu đã giảm ít nhất một nửa so với mức cao nhất, trong khi chỉ số Nasdaq giảm khoảng 7% so với mức đỉnh. Năm 2022, việc bán tháo của nhiều cổ phiểu riêng lẻ sẽ khiến thị trương rung lắc. Chứng khoán Mỹ đã có tuần giảm thứ hai liên tiếp, kéo chỉ số S&P 500 và Nasdaq lần lượt giảm 2,2% và 4,8% so với đầu năm. Một số cổ phiếu và nhóm ngành thậm chí còn biến động mạnh hơn.
Ilya Feygin, giám đốc điều hành tại WallachBeth Capital, cho biết: “Đã có rất nhiều sự gián đoạn và chia rẽ giữa người thắng và người thua”.
Nhiều nhà đầu tư đã khẳng định Cục Dự trữ Liên bang chuyển sang tăng lãi suất trong năm nay, đưa lợi suất trái phiếu kho bạc lên mức cao nhất kể từ năm 2020, trong khi giá trái phiếu giảm và tạo sóng nhẹ trên thị trường.
Các nhà giao dịch cho biết, một bước ngoặt là tháng 11/2021 Cục Dự trữ Liên bang cảnh báo về thắt chặt chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, bỏ qua quan điểm về đợt lạm phát sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Điều đó gây ra tình trạng bán tháo cổ phiếu của các công ty đầu cơ tăng trưởng khá phổ biến vào đầu năm 2021.
Justin White, giám đốc danh mục đầu tư của Quỹ cơ hội toàn vốn của T. Rowe Price, cho biết “chính sách Fed đưa ra là thất bại”, khi đề cập đến xu hướng cắt giảm lãi suất hoặc ngừng tăng lãi suất để đối phó với bất ổn thị trường. Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư tỏ ra khó chịu với các công ty phát triển mạnh mẽ vào năm 2021, kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận sẽ chậm lại sau những đợt phục hồi siêu khủng. Các nhà phân tích kỳ vọng lợi nhuận của các công ty thuộc S&P 500 sẽ tăng 22% trong quý IV so với một năm trước đó. Cổ phiếu công nghệ được dự đoán sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn so với chỉ số chung.
Tuần trước, một số báo cáo kết quả doanh thu quý IV/2021 thấp. Delta Air Lines Inc. cho biết biến thể Omicron làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh quý IV và có khả năng sẽ làm giảm nhu cầu trong tương lai gần. Các ngân hàng lớn cho thấy lợi nhuận nhờ vào đại dịch Covid-19 cũng đang bắt đầu giảm. Trong khi đó, dữ liệu kinh tế mới cho thấy chi tiêu và hoạt động sản xuất từ cuối năm 2021 chậm lại, người tiêu dùng có ý kiến rằng nền kinh tế đang xấu đi.