Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chủ tịch TP.HCM: 'Nguy cơ dịch lan vào khu công nghiệp'

Hữu Công - Thư Anh
- 13:11, 29/05/2021

(DNTO) - Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, một số người tại Hội thánh Truyền giáo Phục hưng làm việc ở các khu công nghiệp nên nguy cơ dịch lan vào đây rất cao.

Nhận định này được ông Nguyễn Thành Phong nói tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống Covid-19 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ở đầu cầu Hà Nội, sáng 29/5.

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong báo cáo tại buổi họp, sáng 29/5. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM.

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong báo cáo tại buổi họp, sáng 29/5. Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM.

Hiện, thành phố ghi nhận 2 ca bệnh làm việc trong hai khu công nghiệp lớn là Khu công nghiệp Tân Bình và Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi. Trong đó ca nhiễm bán căn tin ở công ty trong Khu công nghiệp Tân Bình là thành viên của Hội thánh Truyền giáo Phục hưng. Sau khi phát hiện, công ty này bị phong toả, khoanh vùng và truy vết, 700 công nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

"Điều này cho thấy nguy cơ dịch lây từ cộng đồng dân cư vào khu công nghiệp hoặc ngược lại thông qua người lao động. Môi trường làm việc và sinh hoạt trong khu công nghiệp đông người là điều kiện cho dịch lan nhanh ra cộng đồng", ông Phong nói.

TP HCM hiện có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp, 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động với 280.000 công nhân, 3.000 chuyên gia nước ngoài. Các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An... cũng có nhiều khu công nghiệp tập trung đông công nhân. Các khu công nghiệp là nơi được xem nguy cơ lây nhiễm cao nhất, chỉ sau bệnh viện. Các đợt dịch trong nước từ trước đến nay đều bùng phát mạnh khi nhà máy ghi nhận ca nhiễm.

Hôm 24/5, người đứng đầu chính quyền thành phố yêu cầu Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất (Hepza) phối hợp chính quyền địa phương và cơ sở y tế nghiên cứu, điều chỉnh giờ làm việc của các doanh nghiệp theo hướng giãn cách các ca làm việc, giảm mật độ tụ tập đông người vào buổi sáng, giờ tan ca.

Chủ tịch UBND thành phố giao Hepza cùng các doanh nghiệp phải tổ chức diễn tập các tình huống và thực hiện các biện pháp sẵn sàng ứng phó dịch bệnh tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. "Đợt dịch này có hơn 66% số ca nhiễm là công nhân. Nếu dịch xuất hiện ở một doanh nghiệp có nhiều công nhân thì phải tạm ngừng hoạt động...", ông Phong nói.

Công nhân Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts Viet Nam (Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7) được lấy mẫu xét nghiệm để tầm soát, ngày 18/5. Ảnh: An Phương.

Công nhân Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts Viet Nam (Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7) được lấy mẫu xét nghiệm để tầm soát, ngày 18/5. Ảnh: An Phương.

Tại buổi làm việc với Thủ tướng sáng nay, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết Covid-19 ở thành phố đang có cả 2 biến chủng siêu lây nhiễm trên thế giới là biến chủng Anh B.1.1.7 và Ấn Độ B.1.617.2. Đặc biệt, ổ dịch liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng do chủng Ấn Độ đã ghi nhận 64 ca, trong đó có 37 người trực tiếp sinh hoạt hội truyền giáo.

"Ca bệnh đã xuất hiện rải rác tại hơn 50% số quận huyện của thành phố, với đặc điểm chủng virus lây nhanh, mạnh nên nguy cơ dịch tiếp tục lây lan trong thành phố là rất cao, do mức độ người dân đi lại và giao lưu, tiếp xúc lao động, học tập, sinh hoạt", ông Phong nói và cho biết thậm chí dịch có thể lan đến các tỉnh, thành lân cận vì vừa qua đã ghi nhận bệnh nhận ở Long An là nhân viên khách sạn Sheraton; một bệnh nhân khác sống ở Bình Dương nhưng lại bị lây ở nơi làm việc là Công ty Concentrix tại Công viên phần mềm Quang Trung.

Đánh giá về đặc điểm dịch bệnh tại TP HCM, ông Phong cho biết 55% bệnh nhân lây nhiễm từ sinh hoạt tôn giáo; 25% lây nhiễm tại nơi làm việc; 15% lây nhiễm trong gia đình và 5% lây nhiễm trong quan hệ bạn bè.

"Ngoại trừ lây nhiễm từ một tổ chức tôn giáo thì nguy cơ lây nhiễm tại nơi làm việc là khá cao. Đáng kể là sự lây lan trong các toà nhà văn phòng, thường là môi trường kín, sử dụng máy lạnh trung tâm. Đây là mối lo lớn cho trung tâm kinh tế, công nghệ như TP HCM", ông Phong nói.

Chủ tịch UBND thành phố dẫn chứng thực tế đã ghi nhận "bệnh nhân 6269" đã lây bệnh cho 3 người làm cùng công ty và một người làm khác công ty nhưng chung toà nhà số 30 Đặng Văn Ngữ. Hoặc "bệnh nhân 6291" lây cho 4 người khác làm tại công ty Concentrix tại Công viên phần mềm Quang Trung.

Về biểu hiện bệnh, cả 4 ổ dịch mới đây đều được phát hiện qua sàng lọc bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế; ngoài ra ổ dịch liên quan ca phát hiện tại bệnh viện Hoàn Mỹ không có yếu tố dịch tễ cho thấy có thể dịch đã lan truyền âm thầm trong thành phố mà không phát hiện được dù đã rất nỗ lực giám sát.

50.000 người dân phường 15, quận Gò Vấp, phải lấy mẫu tầm soát, xét nghiệm ngày 28/5 do phường xuất hiện hai ca liên quan nhóm hội thánh truyền giáo. Ảnh: Thư Anh.

50.000 người dân phường 15, quận Gò Vấp, phải lấy mẫu tầm soát, xét nghiệm ngày 28/5 do phường xuất hiện hai ca liên quan nhóm hội thánh truyền giáo. Ảnh: Thư Anh.

Đến sáng 29/5, trong đợt dịch thứ tư bùng phát từ ngày 27/4, TP HCM ghi nhận 5 chuỗi lây nhiễm với tổng cộng 76 ca nhiễm và nghi nhiễm (một ca bệnh ở Long An). Trong đó, chuỗi liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục hưng ở Gò Vấp (64 ca), chuỗi liên quan quán ăn O Thanh, quận 3 (5 ca), chuỗi nữ nhân viên ngân hàng ở Tân Phú (5 ca); chuỗi trong công ty kiểm toán ở quận 3 (2 ca), và chuỗi từ "bệnh nhân 2910" lây ở Hà Nam.

Riêng ổ dịch lớn nhất tại Hội thánh Truyền giáo Phục hưng, ngành y tế thành phố đã truy vết được tổng số 958 F1 (671 mẫu âm tính, 287 chờ kết quả); 37.921 ca F2 (11.483 mẫu âm tính; còn lại đang chờ kết quả). Chủng virus liên quan ổ dịch này là biến chủng từ Ấn Độ B.1.617.2. Biến chủng này được đánh giá khả năng, lây nhiễm nhanh hơn 1,7 lần so những chủng nCoV khác, có thể lây lan nhanh trong không khí ở môi trường kín.

Hiện 3.977 người đang cách ly tập trung, 2.608 trường hợp đang cách ly tại nhà và nơi lưu trú. TP HCM đã mở thêm khu cách ly tập trung tại khu huấn luyện an ninh quốc phòng tại TP Thủ Đức với khoảng 600 giường.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
13 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
13 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Xem thêm