Thứ ba, 07/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chính sách chống dịch thay đổi "nhanh, gấp" khiến DN trở tay không kịp

An Nhi
- 15:30, 04/09/2021

(DNTO) - Chính quyền địa phương căn cứ bản đồ dịch tễ để xây dựng chính sách chống dịch phù hợp. Các địa phương thường đưa ra các chính sách rất nhanh, gấp khiến DN trở tay không kịp.

Hàng loạt kiến nghị của các DN, địa phương được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến sản xuất, tiêu thụ thủy sản những tháng cuối năm 2021 và khó khăn vướng mắc trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, diễn ra sáng 4/9.

Tại đây, ông Nguyễn Hoài Nam - đại diện Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) đề nghị Bộ NN-PTNT giúp DN, cùng DN làm việc với địa phương khi DN trình phương án sản xuất khi có thay đổi phương án giãn cách để được phê duyệt sớm nhất. Nỗ lực của vaccine đi kèm với việc cho sản xuất hay không? Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nuôi và khai thác ở các chợ thuỷ sản lớn, để thúc đẩy người nuôi và ngư dân quay trở lại sản xuất.

Cùng với đó, phải giải quyết sớm các vướng mắc liên quan vấn đề vận chuyển, di chuyển. Chính quyền địa phương căn cứ bản đồ dịch tễ để xây dựng chính sách phù hợp. Các địa phương thường đưa ra các chính sách rất nhanh, gấp khiến DN trở tay không kịp. “Nhiều DN nhờ Hiệp hội hỗ trợ là có văn bản riêng gửi cho ông chủ tịch tỉnh. Nếu giải quyết vấn đề như vậy sẽ không thể toàn diện được” – ông Nam cho biết.

Thuỷ sản tháng 8 tăng trưởng âm

Xuất khẩu thủy sản tháng 8 giảm mạnh ở các mặt hàng hải sản (cá ngừ); cá tra và tôm giảm đến 29,7% so với tháng trước. Tính chung kim ngạch xuất khẩu thủy sản 8 tháng đạt trên 5,6 tỷ USD tăng 7,1% so với cùng kỳ.

Ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN-PTNT) cho biết: Tại các tỉnh ĐBSCL đã có 120/449 nhà máy chế biến dừng hoạt động; các nhà máy đang sản xuất thì công suất chỉ khoảng 30-40%; tuy nhiên chi phí sản xuất của nhà máy tăng, nguy cơ chậm và bị phạt đơn hàng là rất lớn.

Do dịch bệnh nên khó kêu gọi thương lái, nhà máy thu mua thủy sản, thiếu lái xe, phương tiện vận chuyển thu mua tôm nguyên liệu... làm giá mua giảm mạnh, nhất là tôm nguyên liệu.

tom

Ông Nguyễn Văn Buội – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bến Tre cho biết: Giá tôm xuống thấp vì không có nhà máy chế biến ở địa phương. Hiện chỉ có nhà máy CP, nhưng công suất nhỏ, lại mới bị đóng cửa. Giá bình quân nuôi tôm là 80.000-85.000 đồng/kg, nhưng bán thì cũng chỉ được 85.000-90.000 đồng/kg (loại 50 con). Còn những hộ nuôi cỡ 60 con thì lỗ. Giờ nuôi size lớn, giá cao thì dưới 25 con/kg phải nuôi công nghệ cao, rất ít người nuôi được. Thêm vào đó, nhân công thu hoạch tôm rất thiếu. Thương lái đi mua thường phải đi rất đông (cân, kéo), giờ họ không chịu đi, giờ thuê tới 6 triệu/tấn đi kéo cũng không ai đi.

Với những bất trắc đang hiện hữu, người dân cũng chưa an tâm để chuẩn bị cho mùa vụ sau.  “Hiện giá tôm giảm mạnh trong khi thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc lại tăng… dẫn đến chi phí đầu vào tăng. Bà con sợ không dám thả tiếp” – ông Buội cho biết.

Nguyên liệu, phụ liệu thiếu trầm trọng

Phụ liệu từ bao bì, nilon, máy hút chân không đều đang rất khó vận chuyển vì nơi trung chuyển là TP.HCM lại đang nằm trong vùng có dịch diễn biến phức tạp.

Việc cung ứng vật tư đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản) không đáp ứng kịp thời, phát sinh tăng chi phí do trung chuyển và test covid.

“Nếu tình trạng này không được cải thiện, đứt gẫy chuỗi sản xuất NTTS là rất lớn và nguy cơ thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, xuất khẩu trong các tháng cuối năm đang hiện hữu” – ông Luân nói.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam – Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP), do các nhà máy giảm công suất nên không thể thu gom nguyên liệu được nên không thể cung cấp được hàng cho khách hàng. Điều này kéo theo giá thu mua giảm vì lượng nguyên liệu lớn không thu gom kịp. Hiện một số tỉnh đã ưu tiên vaccine cho nhà máy chế biến thuỷ sản. Đến 1/9, các tỉnh làm tốt là Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu…. Tăng được công suất các nhà máy nên tăng thu mua cho bà con và giá tôm cũng bắt đầu tăng (những ngày trước tôm giảm 10.000-20.000 đồng/kg/50 con).

“Lúc đầu, các doanh nghiệp nghĩ chỉ giãn cách trong khoảng 2 tuần nên điều phối hàng trong kho cho khách hàng. Nhưng nay giãn cách kéo dài thì gặp khó khăn với khách, không đủ hàng. Đây đang là tuần rất căng vì các DN phải đối thoại với đối tác để giãn, hoãn đơn hàng” - ông Nam cho biết.

Các DN đang bị đối tác hối thúc đơn hàng

Các DN đang bị đối tác hối thúc đơn hàng

Dù có thể duy trì được sản xuất, nhưng rất nhiều lao động nghỉ việc, DN vẫn phải trả lương nghỉ việc. Người tham gia 3 tại chỗ thì phần chi phí tăng lên 50%. Chi phí sản xuất tính theo đơn vị sản phẩm tăng lên rất cao nhưng cuối tháng BHXH, công đoàn vẫn tính theo phần trăm tiền lương, trong khi DN ngừng sản xuất cả tháng rồi. Theo ông Nam, đây cũng là những khó khăn mà DN đang phải gánh vác.

Từ thực tế địa phương, ông Nguyễn Văn Buội kiến nghị, Bộ NN-PTNT có văn bản kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương, ngành điện giảm tiền điện cho người nuôi thuỷ sản công nghệ cao. Hiện Bến Tre có 1950 ha nuôi tôm công nghệ cao, tiền điện rất lớn. “Giảm có thể 6 tháng (tới tháng 3 sang năm) với mức giảm từ 15-20% để các cơ sở nuôi được thuận lợi. Hiện nay vốn rất khó khăn, cần chính sách hỗ trợ DN chế biến thuỷ sản lãi suất ngân hàng với điều kiện các DN phải xây dựng chuỗi liên kết các vùng nuôi, nội vựa khai thác thuỷ sản, đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi” – ông Buội nói./.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu hàng không đều trắng bảng chiều dư bán, nhà đầu tư có tiền cũng khó mua được.
6 giờ
Tài chính - Thị Trường
Giới phân tích khuyến nghị, trong tuần giao dịch mới, nhà đầu tư vẫn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải, chưa vội giải ngân ngay mà chờ đợi những điều chỉnh sắp tới của thị trường.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong tháng 4/2024, các quỹ ETF tại Viêt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng giá trị hơn 1.823 tỷ đồng. Cũng trong tháng 4, nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng với tổng giá trị hơn 5.316 tỷ đồng. Tổng dòng vốn rút ròng lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024 là hơn 8.016 tỷ đồng
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 4/2024, nhà đầu tư nước ngoài có giá trị mua ròng đạt hơn 777 tỷ đồng, trong đó mua vào 1.887 tỷ đồng và bán ra hơn 1.109 tỷ đồng.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn, cộng đồng thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành nên có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư trung dài hạn. "Nếu lãi suất hợp lí thì doanh nghiệp sẽ hành động mạnh dạn, hành động sớm hơn". 
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều người đã rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đầu tư vào bất động sản, đợi lên giá và bán. Điều này cũng phù hợp với thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư và cả doanh nghiệp cuối tháng 1/2024 đã giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngay khi tổ chức thành công đại hội cổ đông và thông tin về báo báo cáo tài chính quý 1, cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng bất ngờ bị bán mạnh.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng Ron 92 giảm 8 đồng/lít, xăng Ron 95 tăng 40 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay 2/5.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
1 tuần
Xem thêm