Chủ nhật, 30/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Chính phủ đã phản ứng nhanh chóng, điều hành linh hoạt'

Ngô Minh
- 06:15, 17/05/2021

(DNTO) - Đây là ý kiến của ông Andrew Jeffries, Giám đốc ADB Việt Nam về triển vọng vĩ mô của Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế đang chịu tác động bởi dịch Covid-19.

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Jeffries, Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng với các tác động kinh tế của Covid-19, có công cụ mạnh để bảo đảm khả năng phục hồi của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ phù hợp thông qua việc cắt giảm lãi suất chính cùng với việc thực hiện các gói tín dụng và các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã tạo không gian “hồi sức” cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giám đốc ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đánh giá cao quá trình thực hiện mục tiêu kép của chính phủ. "Như chúng tôi đã dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 6,7% vào năm 2021 và 7,0% vào năm 2022. Sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định có được nhờ thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn đại dịch Covid-19", ông Jeffries cho hay.

Mục tiêu kép đang đi đúng hướng

Cũng theo ông, lạm phát sẽ được kiểm soát, mặc dù dự kiến tăng lên 3,8% trong năm nay và 4,0% vào năm 2022 do giá dầu quốc tế tăng do kinh tế toàn cầu phục hồi và tiêu dùng trong nước tăng.

"Theo tôi, các chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ là rất đáng ghi nhận, những chính sách này đã được áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả giúp cho nền kinh tế được vận hành ổn định và giữ được đà tăng trưởng trong tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái", giám đốc ADB nhận định.

Ông Jeffries cho rằng mục tiêu kép của Việt Nam đang đi đúng hướng, tuy nhiên quy mô các gói hỗ trợ vẫn khiêm tốn. Ảnh: VGP.

Ông Jeffries cho rằng mục tiêu kép của Việt Nam đang đi đúng hướng, tuy nhiên quy mô các gói hỗ trợ vẫn khiêm tốn. Ảnh: VGP.

Theo vị này, trong thời gian tới, động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trước hết phải kể đến ngành công nghiệp với sản xuất định hướng xuất khẩu.

Thứ hai, là sự gia tăng đầu tư, cả đầu tư công và đầu tư từ khu vực tư nhân.

Thứ ba, là động lực từ việc sự gia tăng thương mại quốc tế. Hai nền kinh tế lớn nhất và cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc cũng đang phục hồi nhanh chóng và sẽ tăng trưởng cao trong năm nay.

"Mặc dù đại dịch còn gây ra những khó khăn, sự phục hồi của hai đối tác làm ăn quan trọng cũng như 15 hiệp định thương mại tự do và Việt Nam với nhiều bạn hàng lớn sẽ là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư", lãnh đạo ADB nói.

Ông Andrew Jeffries cho rằng Chính phủ đã điều hành linh hoạt cả chính sách tiền tệ và tài khóa trong năm ngoái như cắt giảm lãi suất cơ bản nhiều lần cũng như tăng cường giải ngân vốn đầu tư công để bù lấp khoảng thiếu hụt do đầu tư tư nhân giảm đi.

"Việc hỗ trợ tín dụng thì chủ yếu do các ngân hàng thương mại thu xếp và sử dụng nguồn lực của chính mình. Phần lớn khoản nợ quá hạn đã được các ngân hàng thương mại phải “gánh”. Các ngân hàng vẫn phải áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn cho vay, đặc biệt khi tình hình tài chính các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bị xấu đi", ông Jeffries nói.

Đa dạng sinh kế cho người nghèo

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó trong dịch Covid-19 vẫn chưa triển khai đủ nhanh do khó khăn trong việc phân loại nhóm đối tượng bị ảnh hưởng, đặc biệt là khu vực kinh tế phi chính thức.

Về đề xuất giải pháp cho Chính phủ trong các chương trình hỗ trợ tiếp theo, giám đốc ADB đồng tình với việc Chính phủ triển khai Nghị định 52 (về gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021).

"Việc gia hạn này sẽ hỗ trợ được doanh nghiệp, giảm bớt tác động của cú sốc và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Bộ Tài chính cũng đang tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ với các hình thức hỗ trợ chủ yếu là gia hạn tiền thuế và cho thuê đất", theo ông Jeffries.

Giám đốc ADB Việt Nam dự đoán dịch bệnh sẽ đẩy 1,7 triệu người vào nhóm nghèo do ảnh hưởng trực tiếp về thu nhập.

Giám đốc ADB Việt Nam dự đoán dịch bệnh sẽ đẩy 1,7 triệu người vào nhóm nghèo do ảnh hưởng trực tiếp về thu nhập.

"Phản ứng là khá nhanh chóng, nhưng cũng cần thừa nhận rằng, quy mô hỗ trợ vẫn còn khiêm tốn so với các quốc gia khác (với hỗ trợ tài chính lên tới 15% -20% GDP, như ở Pháp, Anh hoặc Singapore)", ông nói thêm.

Vị này nhận định trên thực tế, đối với một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 với doanh thu giảm sút và lợi nhuận rất nhỏ, thì việc hoãn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập DN (TNDN) có ít tác động hơn so với việc cắt giảm thuế.

Dù vậy, ADB nhận định, trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế lại bị tác động bởi Covid-19, khó có thể kỳ vọng vào việc Chính phủ đổ ngân sách nhiều vào việc hỗ trợ.

Về trợ lực từ phía ngân hàng, lãnh đạo ngân hàng này cho rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nơi sử dụng 50% lực lượng lao động của Việt Nam là đối tượng cần được hỗ trợ nhất.

"Tuy nhiên, chúng tôi băn khăn việc các doanh nghiệp này vốn bình thường đã hạn chế nguồn lực, đến khi bị “ốm yếu” do tác động của COVID-19, liệu có gặp khó để đáp ứng được các tiêu chuẩn tài chính khiến các ngân hàng sẵn sàng bơm vốn hỗ trợ. Có lẽ nên có một chương trình chia sẻ rủi ro giữa các ngân hàng và chính phủ để mở rộng chương trình hỗ trợ này", giám đốc ADB chia sẻ.

Đại diện ngân hàng cũng khuyến nghị Chính phủ có biện phát hỗ trợ người nghèo đa dạng sinh kế để giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Ông dự đoán sẽ có thêm 1,7 triệu người nghèo do ảnh hưởng của đại dịch, trong đó những người sống ở nông thông, vùng sâu, vùng xa và người dân tộc thiểu số sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

"Theo tôi, Nghị quyết 42 là một giải pháp ngắn hạn để vượt qua cú sốc thu nhập. ADB kỳ vọng Chính phủ tiếp tục triển khai chiến lược dài hạn bền vững để giúp người nghèo và người dễ bị tổn thương đa dạng hóa sinh kế. Ví dụ như đào tạo nghề cấp tốc và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính vi mô để thành lập phát triển công việc kinh doanh mới", ông Jeffries gợi ý.

Thiết lập lại động lực tăng trưởng

Về tăng trưởng kinh tế sau dịch, trong ngắn hạn, chuyên gia này cho rằng dịch Covid-19 vẫn sẽ tác động lớn kinh tế Việt Nam.

Ông cho rằng Việt Nam đã ít nhiều lấy lại được nhịp tăng trưởng mạnh mẽ trước đại dịch. Tuy nhiên, chính trong sự hồi sinh nhanh chóng của đầu tư tư nhân trong nước, ADB cũng cảnh báo nguy cơ bong bóng tài sản tín dụng đang cho xu hướng tăng. Một trong những giải pháp là điều phối tín dụng mạnh hơn sang các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất.

Cũng theo vị này, trong trung và dài hạn, những thách thức chính mà Việt Nam phải đối mặt bao gồm tác động của biến đổi khí hậu, đẩy nhanh tiến độ cải cách các lĩnh vực còn chậm và điểm yếu về năng suất lao động thấp.

Đại dịch Covid-19 vẫn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Ảnh: Thạch Thảo.

Đại dịch Covid-19 vẫn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Ảnh: Thạch Thảo.

Theo ông, trước tiên, Việt Nam cần thiết lập lại động lực tăng trưởng để đạt được sự phục hồi xanh trong trung hạn và tăng trưởng xanh trong dài hạn, đặc biệt, trong bối cảnh sẽ chịu tác động nặng của biến đổi khí hậu.

Thứ hai, Việt Nam cần tăng cường hiệu quả thể chế là chìa khóa để mở ra tiềm năng của khu vực tư nhân để hỗ trợ tăng trưởng.

Đồng thời, cần hoàn thiện cải cách kinh doanh chưa hoàn thành (ví dụ như cải cách doanh nghiệp Nhà nước), nâng cao chất lượng, tính minh bạch, nâng cao hiệu quả thực thi luật và quy định.

Việt Nam cần tiếp tục đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh. Đây là hướng đi đúng để nâng cao hiệu quả thể chế cho sự phát triển của khu vực tư nhân.

Thứ ba, Việt Nam cần tập trung thúc đẩy chuyển đổi số, là yếu tố quan trọng để cải thiện năng suất bằng cách đầu tư vào giáo dục, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Các cú sốc từ bên ngoài đã trở nên thường xuyên hơn trong những thập kỷ gần đây, do đó, nền kinh tế buộc có sự cải cách theo hướng bền vững, đẩy mạnh chuyển đổi số, gia tăng sức cạnh tranh cũng như khả năng chống chịu.

Bên cạnh các biện pháp ưu tiên khôi phục kinh tế trong ngắn hạn đang phải chịu tác động do Covid-19, ADB kỳ vọng Chính phủ tiếp tục kế hoạch tái cơ cấu, xây dựng một nền kinh tế có khả năng chống chịu với các cú sốc bên trong và bên ngoài.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
4 giờ
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ Mỹ sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ bởi một phần của khoản nợ 36.600 tỷ USD trong giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội nước này không hành động để nâng trần vay nợ của Washington - Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) Mỹ cảnh báo vào ngày 24/3.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Dự kiến có khoảng 100.000 công chức, viên chức nghỉ việc do sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Song hành với những áp lực lên thị trường lao động là những thuận lợi mang lại cho thị trường này trong thời gian tới.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Một trong những điểm nổi bật của chiến lược này là việc chuyển hướng dòng tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang các công cụ thị trường vốn có lợi suất cao hơn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
1 tuần
Xem thêm