Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chỉ 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản có khả năng hồi phục lại sản xuất ngay sau giãn cách

Yến Hạ
- 12:30, 06/09/2021

(DNTO) - Chỉ khoảng 30-40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh, thành phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ”; khoảng 30-40% doanh nghiệp không đủ khả năng thực hiện “3 tại chỗ” phải ngừng sản xuất; số phần trăm còn lại đã tạm dừng sản xuất, tổ chức lại nhà máy để thực hiện “3 tại chỗ”.

Nếu kéo dài giãn cách đến giữa tháng 9, nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất rất cao. Ảnh minh họa: VASEP

Nếu kéo dài giãn cách đến giữa tháng 9, nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất rất cao. Ảnh minh họa: VASEP

Đó là thông tin từ kết quả khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tính tới cuối tháng 8/2021.

Nếu kéo dài giãn cách đến giữa tháng 9, nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất rất cao

Cụ thể, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh, thành phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ”; khoảng 30-40% doanh nghiệp không đủ khả năng thực hiện “3 tại chỗ” phải ngừng sản xuất; số phần trăm còn lại đã tạm dừng sản xuất, tổ chức lại nhà máy để thực hiện “3 tại chỗ”. 

Với những nhà máy thực hiện được phương án này, lượng công nhân có thể huy động được khoảng từ 30-50% tổng lượng lao động, số còn lại nghỉ việc hoặc nghỉ không lương, công suất chế biến đã giảm từ 50-60% so với trước. Ước tính, công suất chung của cả vùng đã giảm từ 60-70%.

Trong đó, Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp là các tỉnh có số lượng doanh nghiệp thủy sản ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc tạm ngừng sản xuất nhiều nhất để tổ chức lại “3 tại chỗ”.

Do nhiều địa phương thực hiện giãn cách quá lâu, công nhân, người lao động làm việc “3 tại chỗ” đã bắt đầu mệt mỏi và mong được về nhà, do đó các doanh nghiệp rất khó khăn nếu muốn tiếp tục thực hiện phương án này. Ngoài ra, việc thực hiện 3 tại chỗ đã phát sinh rất nhiều chi phí trong khi công suất sản xuất giảm, các doanh nghiệp không thể tiếp tục trụ lâu thêm nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ.

Theo VASEP, các doanh nghiệp thủy sản tổ chức được “3 tại chỗ” cố gắng duy trì lực lượng lao động chủ chốt để tiếp tục sản xuất và vận hành nhà máy; số công nhân còn lại tạm thời cho nghỉ việc và được trả lương cơ bản. Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động cho nhân viên nghỉ nhưng vẫn cố gắng duy trì lương cho công nhân, nhân viên nhằm giữ chân người lao động. Riêng tại các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng,… số ít doanh nghiệp vẫn đang cố gắng duy trì số lượng công nhân, thực hiện chia ca, phân luồng để vừa đảm bảo sản xuất vừa phòng, chống dịch tại nhà máy.

Theo kết quả khảo sát của VASEP, chỉ có 30 – 40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau kết thúc giãn cách xã hội, số doanh nghiệp còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động. Việc phục hồi sản xuất của doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nguyên nhân như: Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị đứt gãy, hoặc khó khăn trong vận chuyển; doanh nghiệp bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng. Đặc biệt là khó quy tụ lại lực lượng lao động như ban đầu do công nhân chưa được tiêm vaccine nên chưa thể đến cơ sở sản xuất; đã về quê; cách ly hay đang điều trị Covid…

Ngoài ra, chủ trương của nhiều tỉnh thành đang thực hiện Chỉ thị 16 cùng với việc chỉ tập trung vào mục tiêu chống dịch, do đó khả năng hồi phục sản xuất rất khó, nếu việc tiếp tục giãn cách đến giữa tháng 9/2021 thì nguy đứt chuỗi là rất cao và khả năng khó hồi phục lại sản xuất như bình thường.

Do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội, các nhà cung cấp giảm công suất hoạt động hoặc thực hiện “3 tại chỗ", việc hạn chế đi lại, chậm vận chuyển giao nhận hàng hóa – nguyên vật liệu cho chế biến và xuất nhập khẩu, do đó nguồn nguyên vật liệu chỉ tạm thời đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất trong thời gian ngắn, nếu kéo dài giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì chuỗi cung ứng sẽ bị đứt gãy, doanh nghiệp ngừng hoạt động do không đủ nguyên vật liệu cho sản xuất.

Doanh nghiệp khó khăn trong xuất khẩu, giá tôm, cá giảm mạnh

VASEP cho biết, nguồn nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn và quyết định giá thành sản phẩm, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, quy định giãn cách nên doanh nghiệp thủy sản không thể huy động được nguồn nguyên liệu; nguyên liệu bị ùn ứ nên giá nhiều mặt hàng thủy sản đã giảm mạnh, người dân không tiếp tục thả nuôi… Dự báo, nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng sẽ thiếu từ 20-30% và giá nguyên liệu sẽ tăng từ 10-20% trong những tháng cuối năm.

Đối với nguyên liệu khai thác biển cũng gặp nhiều khó khăn do ngư dân không thể đi biển đánh bắt, các cảng cá cũng giới hạn hoặc ngưng hoạt động, dự kiến nguồn nguyên liệu khai thác trong nước giảm, thiếu 30-40% và dự kiến giá nguyên liệu tăng 20-30%.

Tính đến tháng 7/2021, số lượng các đơn hàng tăng 10-20% so với năm 2020 do các thị trường nhập khẩu trên thế giới đều đã khôi phục lại. Tuy nhiên, ngay sau đó, từ đầu tháng 8/2021, dịch bệnh Covid-19 lan rộng và nhanh từ TP.HCM xuống miền Tây, đặc biệt từ ngày 23/8 - 15/9, toàn bộ các tỉnh Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện Chỉ thị 16 nghiêm ngặt nên từ vận chuyển nguyên vật liệu, đến thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục C/O, thủ tục cảng,… đã ảnh hưởng mạnh đến tiến độ sản xuất và giao hàng của doanh nghiệp.

Tính tới cuối tháng 8/2021, có tới 40-50% các đơn hàng bị giao trễ hẹn, có khoảng 10-15% đơn hàng bị hủy. Ngoài ra, nhiều nhà nhập khẩu đã tỏ thái độ quan ngại rằng trước mắt vẫn giữ đơn hàng nhưng có thể cân nhắc tới việc tìm nguồn cung thay thế.

Theo các doanh nghiệp được khảo sát, trường hợp họ được trở lại sản xuất bình thường sau khi nới lỏng giãn cách (sau 15/9) thì khả năng lấy được các đơn hàng cho mùa lễ cuối năm cũng rất hạn chế.

Ngoài ra, cước phí vận chuyển của các hãng tàu hiện nay vẫn rất cao, tăng từ 2-3 đến 10 lần và chưa có sự điều chỉnh phù hợp. Thêm vào đó, việc book container, book tàu cũng gặp nhiều khó khăn khi doanh nghiệp hoàn toàn thụ động về thời gian, cước tàu nên ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch vận chuyển, giá thành sản phẩm thủy sản, làm ảnh hưởng kế hoạch kinh doanh, uy tín  của doanh nghiệp và sự cạnh tranh của thủy sản Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát, tính tới cuối tháng 8/2021, tỷ lệ tiêm vaccine (mũi 1) cho công nhân thủy sản tại miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long đạt trung bình 30-40%, chưa có doanh nghiệp nào được triển khai tiêm mũi 2.

Việc ưu tiên triển khai tiêm vaccine cho công nhân của các địa phương thực hiện khác nhau, trong khi nhóm doanh nghiệp ở tỉnh Cà Mau được tiêm vaccine nhiều và nhanh nhất, từ 90-95% số lượng công nhân thì ở các địa phương khác như Long An, Cần Thơ, Hậu Giang,… hay các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Trung Bộ như Đà Nẵng, Khánh Hòa… tỷ lệ tiêm rất ít và chưa phù hợp với mức độ bùng phát dịch tại các địa phương.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
12 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kì điều hành hôm nay 14/11. Ảnh: T.L.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 13/11, các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán mỗi USD ở mức 25.502 đồng - mức cao nhất lịch sử. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,5%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động lực trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang thay đổi kể từ cuối năm 2023, rõ ràng hơn vào năm 2024. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. "Sóng" đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 12/11, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA. Theo đó, trong tháng 10/2024, doanh số đạt 38.761 xe, tăng 6% so với tháng trước và tăng 53% so với tháng 10/2023.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ, tài khóa vừa qua đã được điều hành hiệu quả, hợp lý. "Chúng ta chuẩn bị xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng nữa, ổn định hệ thống".
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận, cho vay đang vào kỳ tăng mạnh, song ngân hàng thương mại khó giảm thêm lãi suất vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của ĐBQH về lý do tại sao ngân hàng chỉ bán vàng ra mà không mua lại của người dân, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước biến động giá vàng rất cao nên các ngân hàng, doanh nghiệp phải cân nhắc việc mua bán để phòng ngừa rủi ro.
1 tuần
Xem thêm