Thứ bảy, 30/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Cán bộ dịch vụ công trực tuyến: Gọi không nghe máy, không thèm giải thích khi hồ sơ bị sai

Huyền Trang
- 15:10, 11/07/2023

(DNTO) - Có tới 200 phản ánh về thái độ của các cán bộ dịch vụ công trực tuyến đang gây khó khăn cho người dân khi làm hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Người dân vẫn khó khăn khi làm các thủ tục trên Cổng dịch vụ công trực tuyến Quốc gia và các tỉnh. Ảnh: T.L.

Người dân vẫn khó khăn khi làm các thủ tục trên Cổng dịch vụ công trực tuyến Quốc gia và các tỉnh. Ảnh: T.L.

Gửi hồ sơ trực tuyến nhưng lúc nhận vẫn phải trực tiếp

Sáng 11/7, diễn ra tọa đàm “Đánh giá mức độ thân thiện với người dùng của 63 cổng Dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh lần thứ nhất, năm 2023”. Tọa đàm công bố kết quả nhóm Nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS).

Cụ thể, nhóm nghiên cứu thử nghiệm thực hiện dịch vụ “Cấp phiếu lý lịch tư pháp” trên cổng dịch vụ công trực tuyến của các tỉnh. Kết quả, trong 63 cổng dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh, có 26 cổng yêu cầu người nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp bản chụp/bản quét trực tuyến; 24 cổng chưa cho phép trả hồ sơ trực tuyến mà chỉ trả kết quả qua bưu điện hoặc tới cơ quan nhận trực tiếp; và 17 cổng yêu cầu người dùng thanh toán trực tuyến xong mới được nộp hồ sơ.

Đáng chú ý, 62/63 tỉnh thành chưa tự động cập nhật thông tin tài khoản của người dân trên cổng dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh. Chỉ có duy nhất Thái Nguyên làm điều này.

Ngoài ra, kết quả phân tích 200 phản ánh kiến nghị về dịch vụ công trực tuyến đăng tải trên Cổng dịch vụ công quốc gia đã chỉ ra hạn chế về con người, bên cạnh phương diện kỹ thuật và quy trình triển khai đang làm chậm quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Cụ thể, theo báo cáo, người dân làm thủ tục vẫn gặp trường hợp cán bộ trả lại hồ sơ với lý do chưa thỏa đáng. Tuy nhiên, khi hồ sơ bị sai, cán bộ không giải thích, hướng dẫn cho người dân. Khi người dân muốn hỏi thủ tục, gọi điện đến đường dây nóng thì không có cán bộ nghe máy.

Bên cạnh đó, việc quy trình xử lý hồ sơ chưa rõ ràng dẫn đến cán bộ chưa nắm rõ quy trình, người dân nộp hồ sơ trực tuyến nhưng được yêu cầu bổ sung hồ sơ trực tiếp. Thậm chí có trường hợp, cán bộ có thái độ chưa phù hợp khi người dân làm thủ tục.

Làm sao dịch vụ công trực tuyến phải thân thiện, dễ dùng

Cần có quy trình xử lý hồ sơ rõ ràng để cán bộ giúp người dân hoàn thiện hồ sơ nhanh nhất. Ảnh: T.L.

Cần có quy trình xử lý hồ sơ rõ ràng để cán bộ giúp người dân hoàn thiện hồ sơ nhanh nhất. Ảnh: T.L.

Theo thống kê, tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn khá thấp. Năm 2020 đạt 1,78%, năm 2021 đạt 9,51%, và 7 tháng năm 2022 đạt gần 18%. Theo khảo sát PAPI năm 2022, chỉ có 4,85% người được hỏi cho biết sử dụng Cổng Dịch vụ công Quốc gia chủ yếu tìm kiếm thông tin về thủ tục hành chính.

Báo cáo cũng cho thấy các cổng dịch vụ công cấp tỉnh còn chưa thân thiện với người dùng. Điều này thể hiện ở 5 điểm: các tính năng thực hiện toàn trình chưa bảo đảm; quá trình thực hiện thủ tục chưa được tối ưu hóa cho người dùng; kết nối giữa dịch vụ công trực tuyến của trung ương và địa phương còn bất cập; khó tiếp cận với người khiếm thị và dân tộc thiểu số; chưa quan tâm đúng mức về bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm an toàn thông tin.

Theo ông Patrick Haverman, Phó Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam có cam kết khá cao trong chuyển đổi số khu vực công, ưu tiên số hóa dịch vụ công trong tiến trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030. Điều quan trọng là dịch vụ công trực tuyến phải làm sao cho thân thiện, dễ tiếp cận với người dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế.

Nhóm nghiên cứu đề xuất dịch vụ công trực tuyến cần rà soát định kỳ, cải thiện để người khuyết tật sử dụng trình đọc màn hình có thể tương tác thân thiện, mời nhóm người này tham gia trải nghiệm, đánh giá dịch vụ công trực tuyến.

Nhóm cũng đề xuất tăng cường kết nối dữ liệu giữa cổng dịch vụ công quốc gia và cấp tỉnh, xây dựng quy định về chuẩn kỹ thuật kết nối, liên thông các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần mở rộng phạm vi quản lý đối với doanh nghiệp có dưới 50% vốn Nhà nước và quy định về nguyên tắc quản lý: Dòng tiền Nhà nước đi tới đâu thì Nhà nước theo dõi, quản lý tới đó, và chỉ quản lý dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần.
5 giờ
Thời sự - Chính trị
Luật được Quốc hội thông qua bổ sung quy định xác định rõ 6 hành vi được coi là thao túng thị trường chứng khoán.
21 giờ
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh đặc biệt của thế giới và trong nước vừa tạo công cuộc đổi mới, sáng tạo, phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam những triển vọng mới đầy hứa hẹn, vừa đặt ra những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề.
23 giờ
Thời sự - Chính trị
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% hoặc có thể thấp hơn với các cơ quan báo chí.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm các quốc gia theo hướng tăng, có thể là 20%, thay vì 10% như dự thảo và xây dựng lộ trình tăng thuế phù hợp đến năm 2030.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Trước đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật phòng không nhân dân; thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035...
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 26/11, tiếp tục kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 (kỳ báo cáo 1/10/2023 - 1/10/2024).
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Học hỏi và chọn lọc kinh nghiệm từ quốc tế, nghiên cứu kĩ lưỡng địa điểm đặt nhà máy điện hạt nhân và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ giúp việc phát triển điện hạt nhân đi đúng hướng.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước...
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thu thuế với các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng tại Việt Nam.
1 tuần
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
1 tuần
Xem thêm