Thứ ba, 24/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Các ngân hàng trung ương chực chờ tung ra tiền điện tử. Bài 2: Lo ngại về kiểm soát và quyền riêng tư

Xuân Hạo
- 07:00, 20/01/2023

(DNTO) - Ai cũng sẽ tự hỏi tại sao ta cần phải có một loại tiền điện tử quốc gia trong khi cư dân khắp nơi trên thế giới đã làm quen với việc sử dụng các dịch vụ giao dịch điện tử. Câu trả lời nằm ở động lực đằng sau các ngân hàng trung ương.

Bài 1:  Tìm định nghĩa tiền điện tử quốc gia

Đồng tiền điện tử Sand Dollar của Bahamas. Ảnh: Chính phủ Bahamas

Đồng tiền điện tử Sand Dollar của Bahamas. Ảnh: Chính phủ Bahamas

Quyền kiểm soát

Những chuyên gia kinh tế nghiên cứu chủ đề tiền tệ ảo cho biết, cuộc trỗi dậy của tiền tệ mã hoá (cryptocurrency) đang làm chính quyền các nước lo ngại.

Mục đích lớn nhất của cryptocurrency là tạo ra những đồng tiền hoàn toàn độc lập, thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ. Những đồng tiền “ảo” này sẽ có thể lấn át sức cạnh tranh của các loại tiền tệ truyền thống. Đây là một trong những động lực lớn nhất đằng sau việc thành lập các loại “tiền tệ điện tử ngân hàng trung ương” (Central-bank digital currency, viết tắt là CBDC).

Theo Megan Greene, nhà kinh tế toàn cầu của công ty tư vấn tài chính Kroll: “Có một lo ngại rằng nếu chúng ta không tung ra các đồng tiền điện tử tại Mỹ hay châu Âu, Trung Quốc sẽ đặt ra tất cả những tiêu chuẩn với đồng tiền của họ, và các nước khác sẽ ở thế bất lợi. Ngoài ra, các loại tiền tệ crypto thật sự đã khiến các ngân hàng trung ương vô cùng lo lắng”.

Một báo cáo hồi tháng 9 đã làm chính quyền Mỹ lo ngại, nó chỉ ra khả năng về sức mạnh của các đồng tiền ảo vượt qua khả năng in tiền của chính phủ, và thay thế hoàn toàn trong chi trả, khiến các ngân hàng trung ương không còn đủ tiền mặt để có thể lèo lái nền kinh tế.

Mối hiểm họa đó vẫn chỉ là giả thuyết, theo Eswar Prasad, một nhà kinh tế tại Đại học Cornell.

Trong cuốn sách “The Future of Money” (Tương lai của tiền tệ) của ông, Eswar Prasad liệt kê ra nhiều lý do khác khiến các ngân hàng trung ương tìm đến thể loại tiền tệ điện tử. Một trong những lý do “thiện ý” nhất là sự hoà nhập nền kinh tế.

Tại Mỹ, chỉ có 5% người dân nơi đây là không có tài khoản ngân hàng. Nhưng tại các quốc gia như Bahamas, một trong những nước đầu tiên ứng dụng đồng tiền ảo, con số đó lên đến 18%.

Điểm lợi của tiền tệ ảo là nó có thể giúp cư dân Bahamas hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu, nhờ vào việc họ có thể dễ dàng sử dụng tiền điện tử nằm trong một quỹ tài khoản được ngân hàng trung ương quốc gia kiểm soát, thoát khỏi quyền kiểm soát của các nhà băng.

 

Hệ thống điểm tín nhiệm xã hội của Trung Quốc có thể xếp hạng từng cư dân. Ảnh: Wired UK.

Hệ thống điểm tín nhiệm xã hội của Trung Quốc có thể xếp hạng từng cư dân. Ảnh: Wired UK.

Quyền riêng tư

Ở mặt khác, một nhược điểm vô cùng lớn của “tiền điện tử ngân hàng trung ương” lại là vấn đề về an ninh cho quyền riêng tư, tuy việc bảo vệ quyền riêng tư đã là mục tiêu chính của tiền tệ điện tử. Vấn đề này có thể dẫn đến các hệ quả khó lường, theo giáo sư Prasad.

Một đồng tiền điện tử được kiểm soát hoàn toàn bởi ngân hàng trung ương sẽ cho phép chính quyền theo dõi mọi giao dịch mà cư dân thực hiện, dù là nhỏ đến đâu.

Mức độ minh bạch của đồng tiền ảo là một “con dao hai lưỡi”, vừa cho phép khám phá tội phạm và lừa đảo, nhưng cũng là một công cụ điều khiển xã hội, đặc biệt là ở các quốc gia mà nhân quyền bị hạn chế.

Giáo sư Prasad lấy một ví dụ, chính phủ có thể ngăn cấm việc sử dụng đồng tiền điện tử của họ để mua bán các mặt hàng cấm, từ rượu, các chất gây nghiện cho đến nội dung khiêu dâm. Chính quyền cũng có thể khiến cuộc sống của một cư dân trở nên vô cùng khó khăn bằng cách điều khiển giao dịch điện tử.

Trung Quốc đã đặt ra một hệ thống điểm tín nhiệm xã hội, xếp hạng công dân theo thuật toán và có thể trừng phạt họ thông qua hệ thống chi trả tiền tệ ảo.

“Trong lịch sử, tôi nghĩ đã có nhiều ví dụ khi công nghệ dù lành tính, nhưng lại bị lợi dụng cho các mục đích xấu”, giáo sư Prasad nói.

 Bài 3: Hiểm họa không thể tránh khỏi

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
20 giờ
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng hiện đại bằng cách đồng hành với vai trò nhà tài trợ Bạc cho chương trình “Ngày không tiền mặt” 2025.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu Viettel đồng loạt tăng điểm dù thị trường ảm đạm, lình xình chờ thông tin từ đàm phán thuế quan. Các mã CTR, VTP, VGI, VTK đều bật mạnh.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
VN-Index khởi động tuần mới bằng hình mẫu cây nến giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng, tuy nhiên điều này chủ yếu do một vài mã vốn hóa lớn bị bán mạnh. Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược VPBankS kỳ vọng, sau nhịp chỉnh này, xu hướng tích cực tiếp tục với nhịp bật đi lên.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tính đến cuối tháng 5, tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán tại Việt Nam đã chính thức vượt 10 triệu đơn vị, tương đương 10% dân số.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chi phí vận hành rẻ, nhiều công nghệ an toàn và sở hữu động cơ mạnh nhất phân khúc, VF 8 mang lại cho chủ xe nhiều cảm xúc trên mọi cung đường.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Một cuộc "khẩu chiến" gay gắt giữa hai nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn bậc nhất thế giới, tỷ phú công nghệ Elon Musk và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động thị trường tài chính, khiến cổ phiếu Tesla lao dốc và tài sản của CEO Elon Musk bốc hơi hàng chục tỷ USD chỉ trong một ngày.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù nhận định thực lực khu vực kinh tế tư nhân còn yếu nhưng theo PGS-TS Trần Đình Thiên, khu vực này giỏi giang, bền bỉ, đóng góp lớn cho xã hội và đã đến lúc phải tích cực gỡ rào, trao niềm tin cho lực lượng này.
2 tuần
Xem thêm