Thứ bảy, 05/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Cá mập' săn mua cổ phiếu thoái vốn Nhà nước

Dương Thùy
- 10:50, 05/06/2021

(DNTO) - Sau sóng cổ phiếu ngân hàng chứng khoán, nhiều chuyên gia dự báo tiếp đến là làn sóng cổ phiếu thoái vốn.

Cổ phiếu DDV nằm trong tầm ngắm

Cổ phiếu AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang đã liên tục phá vỡ các kỷ lục về giá của chính mình trong thời gian gần đây khi tăng trần liên tục cán mốc 29.900 đồng trong phiên giao dịch ngày 4/6. Thị giá của AGM đã tăng gấp ba trong vòng 1 tháng qua; Tiếp theo là cổ phiếu BSR - Công ty CP Lọc hoá dầu Bình Sơn từ vùng giá đáy, nay đã cán mốc 20.400 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 4/6. Theo Ban Lãnh đạo BSR, hiện Công ty này đã có kể hoạch chuyển sàn và Nhà nước sẽ thoái vốn về dưới 51%.

Cổ phiếu thoái vốn Nhà nước đang được giới đầu tư săn mua.

Cổ phiếu thoái vốn Nhà nước đang được giới đầu tư săn mua.

Một cổ phiếu trong làn sóng thoái vốn năm nay được giới đầu tư chú ý, đó là cổ phiếu DDV - Công ty cổ phần DAP- Vinachem. Ban Lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết sẽ thoái toàn bộ 64% vốn tại DDV, thông tin này đã kéo thị giá DDV thoát khỏi vùng đáy. Tính đến ngày 4/6, cổ phiếu DDV chốt tại vùng giá 15.000 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh tăng gấp 4 lần so với mức trung bình 10 phiên gần nhất. Rất nhiều nhà đầu tư "cá mập" đang gom mua cho thương vụ thoái vốn khá đình đám dự kiến sớm diễn ra (?).

Liên quan đến vấn đề thoái vốn tại DDV, được biết Vinachem đã tiến hành rà soát lại và xây dựng các phương án của năm 2021 các đơn vị đủ điều kiện thoái vốn, bao gồm: Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Cao su Miền Nam, Bột giặt và Hóa chất Đức Giang... Riêng Công ty Cổ phần DAP Vinachem đang được giới đầu tư quan tâm, thì phải chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết, ngoài ra còn nhiều công ty con chưa thoái vốn được do vướng mắc về định giá nhà đất . Riêng DDV, Tập đoàn đã báo cáo Ủy ban Quản lí vốn Nhà nước (CMSC) và Ủy ban đã báo cáo Thủ tướng, đang chờ quyết định của Thủ tướng. Về phương án thoái vốn DDV dự kiến, có thể thoái về dưới 51% hoặc có thể về 0%.

Hiện DDV có thị trường tốt, thương hiệu mạnh, làm ăn có lãi và ngày càng hiệu quả. Lợi thế lớn nhất của DDV là  công ty đang sở hữu cảng nước sâu chuyên dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu hóa chất tại Đình Vũ, Hải Phòng, đây chính là điều các cá mập đang nhòm ngó muốn thâu tóm doanh nghiệp này.

DDV có kết quả kinh doanh khả quan khi lãi quý 1/2021.

DDV có kết quả kinh doanh khả quan khi lãi quý 1/2021.

Ngày 2/3/2021, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án thoái vốn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tại DDV. Văn phòng Chính phủ sau đó đã có công văn đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp có ý kiến về đề nghị phương án thoái vốn và, gửi về Văn phòng Chính phủ trước ngày 26/3/2021 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Bởi vậy, việc Vinachem thoái vốn tại DDV là rất gần.

Các cổ phiếu trong diện thoái vốn Nhà nước có nhiều tiềm năng, theo nhận định của nhiều quỹ đầu tư, sẽ tạo cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư trên thị trường. Khi cơ cấu cổ đông thay đổi, quản trị doanh nghiệp thay đổi, hoạt động doanh nghiệp sẽ khởi sắc hơn, từ đó là nền tảng tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp

Gỡ nút thắt cho doanh nghiệp thoái vốn

SCIC mới đây đã công bố danh sách 88 doanh nghiệp mà tổng công ty này có kế hoạch thoái vốn trong năm 2021. Trong số đó, có nhiều cái tên được giới đầu tư quan tâm như FPT, Sabeco, Bảo Minh, Bảo Việt, AGM, DVD. Có nhiều doanh nghiệp đang có tỷ lệ vốn nhà nước chi phối như Bảo Minh, Seaprodex…

Tính đến thời điểm này SCIC mới chỉ triển khai thoái vốn được ở một vài doanh nghiệp. Đó là diện các doanh nghiệp thực hiện thoái vốn trong năm 2020 nhưng không kịp nên được chuyển sang năm 2021. Nguyên nhân là SCIC đang chờ văn bản hướng dẫn Nghị định 140/2020/NĐ-CP.

Theo SCIC, văn bản này có hiệu lực từ ngày ký ban hành 30/11/2020, nhưng trong khi các văn bản hướng dẫn chưa có, nên các Sở Giao dịch chứng khoán từ chối thực hiện các đợt bán đấu giá cổ phần. Nếu Nghị định 140/2020/NĐ-CP sớm có văn bản hướng dẫn, rất có thể Nhà nước đã thu về hàng chục nghìn tỷ đồng từ thoái vốn, chớp cơ hội từ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán thời gian qua.

Hiện tại, có hai vướng mắc lớn trong việc thực hiện thoái vốn Nhà nước. Đó là việc xác định giá trị thương hiệu (trong đó bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử) vào giá khởi điểm để chuyển nhượng vốn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó,  quy chế mẫu bán đấu giá công khai (thông thường/theo lô/theo lô cổ phần kèm nợ phải thu) và chào bán cạnh tranh (thông thường/theo lô/theo lô cổ phần kèm nợ phải thu) để chuyển nhượng vốn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp cho biết, hiện Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường cần khẩn trương hướng dẫn các nội dung được giao tương ứng tại Khoản 15, Điều 2 (hướng dẫn việc xác định giá trị thương hiệu, bao gồm cả giá trị văn hóa, lịch sử vào giá khởi điểm để chuyển nhượng vốn) và tại Khoản 15, Điều 1 (hướng dẫn nội dung chi tiết phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa) của Nghị định 140/2020/NĐ-CP sớm hoàn thành đưa lộ trình thoái vốn các DNNN hoàn thành trong năm 2021.

Ngày 26/5 vừa qua,  Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 36/2021/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định 91/2015, Nghị định 32/2018, Nghị định 121/2020 và Nghị định 140/2020. Như vậy, nút thắt của hoạt động thoái vốn Nhà nước đã hoàn toàn tháo gỡ. Sóng săn cổ phiếu thoái vốn Nhà nước, theo giới đầu tư, cũng sắp sửa bắt đầu.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025 - hội nghị đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các báo cáo cho thấy, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm.
17 giờ
Thời sự - Chính trị
Nhiều nội dung được đề xuất bổ sung vào dự thảo Nghị định 15 sửa đổi để giải quyết ngay hạn chế, bất cập liên quan đến việc tự công bố, hậu kiểm, quảng cáo sản phẩm...
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong dòng chảy đầy biến động của kinh tế thế giới, việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt là sự kiện đáng chú ý trên bình diện song phương, mà còn đến vào đúng thời điểm đất nước vừa bước vào kỷ nguyên phát triển mới, và cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội chưa từng có để vươn ra toàn cầu.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Luật Công chứng 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong lĩnh vực công chứng tại Việt Nam. Cùng với nhiều quy định tích cực khác, quy định bắt buộc phải chụp ảnh người ký với công chứng viên khi công chứng và triển khai công chứng trực tuyến… là những thay đổi được người dân hết sức quan tâm.  
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng không chịu thuế VAT.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất trong tháng 6 đạt 49,7 điểm. Mặc dù con số này cho thấy sự cải thiện nhẹ so với mức 49,5 của tháng 5 và 49,0 của tháng 4, đây vẫn là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50 điểm.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Bước ngoặt 1/7/2025 không chỉ là dấu mốc hành chính, đó là cột mốc đánh dấu bản lĩnh chính trị, đạo đức công vụ và sự kiên định vì nhân dân của cả hệ thống.
3 ngày
Trung ương hội
Chiều 30/6, tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 (VPSF 2025), với sự tham dự của đại diện các đơn vị chỉ đạo, phối hợp tổ chức, các chuyên gia, thành viên Ban Tổ chức, Ban Cố vấn Diễn đàn và đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau ngày 1/7, người dân có thể đăng ký xe tại bất kỳ công an xã nào trong tỉnh. Biển số xe sẽ được cấp theo danh sách mã số của các địa phương sáp nhập, ưu tiên từ số thấp đến cao.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 30/6, tại TP.HCM, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP.HCM đã long trọng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, cũng như thành lập các tổ chức Đảng và chỉ định nhân sự cho các cấp chính quyền và đoàn thể mới.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc chiến thương mại và các chính sách thuế quan mới do Hoa Kỳ khởi xướng đang tạo ra những tác động sâu sắc và đa chiều lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, ngành kho bãi tại Mỹ đang đứng trước những thách thức và sự thay đổi cấu trúc chưa từng có, đồng thời mở ra cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia sản xuất như Việt Nam.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
6 ngày
Xem thêm