Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bộ Y tế: Phải xác định được phạm vi giãn cách nhỏ nhất có thể

Thạch Hương
- 14:30, 15/09/2021

(DNTO) - Ngày 15/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký Công điện số 1409 gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc xét nghiệm và một số biện pháp phòng chống dịch khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội.

Bộ Y tế cho rằng, việc nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước, chắc chắn. Ảnh: T.L

Bộ Y tế cho rằng, việc nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước, chắc chắn. Ảnh: T.L

Công điện nêu rõ: Tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, có thể kéo dài tại nhiều địa phương, đặc biệt với biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng phát tán mầm bệnh cao và lây lan nhanh chóng (nồng độ virus trong dịch hầu họng gấp khoảng 1.000 lần so với các chủng SARS-CoV-2 trước).

Trong thời gian qua nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và đã đạt được một số kết quả nhất định trong hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch vẫn còn một số tồn tại như thực hiện chưa nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.

Tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Coivd-19, Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) đề nghị Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc các công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ.

Khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…). Xác định mục tiêu thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày) và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm: Thực hiện nghiêm việc giãn cách; Đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc; Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở; Đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội; Tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.

Thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR (RT-PCR). Đối với các địa bàn còn lại, thực hiện xét nghiệm từ 5-7 ngày/lần. Thực hiện việc gộp mẫu theo điều kiện thực tiễn, theo hộ gia đình, phòng ở và các hộ liền kề. Khi xét nghiệm RT-PCR phải đảm bảo trả kết quả trong thời gian 12 giờ. Thực hiện xét nghiệm dứt điểm theo từng địa bàn và đảm bảo không để lây nhiễm chéo khi thực hiện lấy mẫu.

Tập trung lực lượng lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu; việc lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể được thực hiện bởi tình nguyện viên hoặc người dân. Khẩn trương điều động lực lượng ở các địa bàn đang ở mức bình thường mới để tập trung hỗ trợ lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao. Trường hợp vượt quá khả năng, kịp thời trao đổi với các tỉnh, thành phố lân cận để được hỗ trợ hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia.

Thành lập và triển khai ngay các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; địa điểm có thể lựa chọn tại trường học, nhà văn hóa, khu công sở... trên địa bàn theo nguyên tắc gần dân nhất. Về nhân lực, trang thiết bị, thuốc và hoạt động thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 4042; Quyết định 4038; Quyết định 4109; Quyết định 4349). Chuẩn bị sẵn sàng về địa điểm, trang thiết bị, nhân lực đối với các xã, phường, thị trấn ở mức có nguy cơ và bình thường mới để kịp thời triển khai khi nâng mức nguy cơ.

Thực hiện liên tục việc đánh giá nguy cơ để quyết định việc giãn cách và nới lỏng giãn cách. Việc nới lỏng giãn cách phải thực hiện từng bước, chắc chắn và phải tiếp tục xét nghiệm tầm soát theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tin khác

Sức khỏe - Đời sống
Tại Tọa đàm Khoa học vì cuộc sống “Liệu pháp cá thể hóa trong điều trị ung thư” trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ trao Giải thưởng VinFuture 2022, chiều 19/12, các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã đưa ra các giải pháp mang lại hy vọng chấm dứt căn bệnh mang lại nhiều đau khổ cho con người.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới Herbalife Nutrition vừa kỷ niệm 13 năm hoạt động tại Việt Nam với mục tiêu nhất quán giúp nhiều người cải thiện thói quen về dinh dưỡng để sống khỏe mạnh hơn.
1 năm
Văn hoá - Xã hội
Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 69 nhằm kịp thời chia sẻ, hỗ trợ, động viên những người lao động đang gặp khó khăn (thiếu việc làm, mất việc, nợ lương…) trên địa bàn, bằng tiền mặt từ 500.000 - 1 triệu đồng/người, để họ có một cái Tết Quý Mão 2023 ấm áp và tươi vui.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Việt Nam hiện có trên 50.000 người nhiễm HIV mắc viêm gan C mạn tính. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2021-2022, mới chỉ có hơn 16.000 người nhiễm HIV và người đang điều trị methadone tại 36 tỉnh/thành phố, được điều trị viêm gan virus C.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Tập sách là tài liệu không thể thiếu trong tủ sách gia đình, mang đến cho bạn đọc những thông tin quan trọng trong quá trình chăm sóc và giữ gìn “cửa ngõ” quan trọng nhất của hệ tiêu hóa.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ký quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 46 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, sản xuất trong nước và nước ngoài (10 thuốc sản xuất trong nước, 36 thuốc nước ngoài). Theo quy định, số thuốc này sẽ hết hiệu lực giấy đăng ký lưu hành sau ngày 31/12/2022.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Ngày 1/12, Vinamilk đã được vinh danh ở Bảng xếp hạng “50 Công ty Kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2022” do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư công bố trong Hội nghị đầu tư với chủ đề “Kinh tế Việt Nam - Ngôi sao sáng nhất”.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Với cân nặng lên tới hơn 110kg, chị V. từng gặp khó khăn trong việc thực hiện thiên chức làm mẹ. Nhờ giảm cân, chị đã thực hiện được niềm ao ước bấy lâu nay và hạ sinh cô công chúa nặng hơn 3kg.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, hiện đang điều trị cho một bệnh nhân nữ (56 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội), được chẩn đoán bị ngộ độc sau khi ăn nhầm bỏng ngô nghi có tẩm cần sa.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Theo TS.Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW, 11 tháng qua chỉ ghi nhận 424 ca mắc sốt rét. Dự kiến hết năm nay sẽ có 42 tỉnh, thành đạt tiêu chí loại trừ bệnh. Mục tiêu đến năm 2025, không để dịch sốt rét xảy ra và có 52 tỉnh loại trừ bệnh sốt rét.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Chiều 1/12, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM cho biết, Thành phố hiện đang thiếu 3 loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, do chưa nhận được nguồn phân bổ.
1 năm
Doanh nhân - Doanh nghiệp
P’ti Saigon vừa vinh dự được Tạp chí Harper's Bazaar trao giải thưởng danh giá The Best Restaurant of the Year (Nhà hàng tốt nhất của năm), ghi nhận những trải nghiệm ẩm thực và phong cách sống cao cấp mà nhà hàng Pháp này đã mang lại cho thực khách tại TP.HCM.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Chiều 1/12, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết sẽ quan tâm, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp cho viên chức y tế; huy động các nguồn lực của xã hội để hỗ trợ, động viên cán bộ y tế yên tâm công tác...
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Theo BS. Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người cao tuổi. Nếu bỏ lỡ “thời gian vàng” cấp cứu, người bị đột quỵ có khả năng tử vong cao, nhiều bệnh nhân được cứu nhưng phải sống với di chứng nặng nề suốt đời.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Bộ Y tế tin tưởng, qua những góp ý này, Dự thảo sẽ hoàn thiện và đầy đủ các nội dung quan trọng, phù hợp với phương châm: “Tăng cường quản lý để lĩnh vực khám, chữa bệnh ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân”.
1 năm
Xem thêm