Chủ nhật, 23/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bất bình đẳng giới đang cản trở tham vọng trở thành nền kinh tế phát triển của Ấn Độ

Xuân Hạo
- 16:37, 27/08/2024

(DNTO) - Thủ tướng Narendra Modi đặt tham vọng đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế trị giá 5 nghìn tỷ USD vào cuối thập kỷ này và trở thành quốc gia phát triển vào năm 2047. Nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng nếu Ấn Độ không tăng số lượng lao động nữ, ước mơ đó khó có thể trở thành hiện thực.

 

Các bác sĩ và sinh viên y khoa Ấn Độ biểu tình vì cái chết của một bác sĩ thực tập tại Kolkata. Ảnh: Telegraph

Các bác sĩ và sinh viên y khoa Ấn Độ biểu tình vì cái chết của một bác sĩ thực tập tại Kolkata. Ảnh: Telegraph

14 năm trước, khi Nisha Kotwal, 41 tuổi, còn là bác sĩ thực tập sinh nội trú ở bang Maharashtra, Ấn Độ, bố mẹ cô phải thường xuyên gọi điện cho cô trước mỗi ca làm việc để xác nhận con gái có đến bệnh viện an toàn hay không.

Hơn một thập kỷ sau, chủ nghĩa phân biệt giới tính vẫn tồn tại ở Ấn Độ. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng nước này sẽ cần phải giải quyết vấn đề này nếu họ muốn đạt được các mục tiêu kinh tế.

Trong tháng vừa qua, vụ hãm hiếp và sát hại nữ bác sĩ thực tập sinh 31 tuổi tại một trường cao đẳng y tế ở Kolkata đã dấy lên làn sóng bất bình khắp Ấn Độ. Tòa án Tối cao quốc gia Ấn Độ phải thành lập một lực lượng đặc biệt để đưa ra các giải pháp đảm bảo cho sự an toàn của phụ nữ tại nơi làm việc.

Trong năm 2023, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ ở Ấn Độ là 33%, tăng từ 27% một thập kỷ trước. Mặc dù con số đó đang có xu hướng tăng dần nhưng quốc gia này vẫn kém xa Mỹ với tỷ lệ 56,5%, Trung Quốc - 60,5%, Nhật Bản - 54,9% và Đức - 56,5, bốn nền kinh tế mà Ấn Độ đang tìm cách đuổi kịp.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đưa ra mục tiêu đầy tham vọng là đưa quốc gia này trở thành nền kinh tế trị giá 5 nghìn tỷ USD vào cuối thập kỷ này và đạt chuẩn quốc gia phát triển (developed country) vào năm 2047. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng ông sẽ gặp khó khăn để đạt được mục tiêu đó nếu Ấn Độ không nỗ lực thúc đẩy số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động.

“Ấn Độ có tỷ lệ phụ nữ biết đọc, biết viết đang tăng lên, tỷ lệ sinh giảm, quá trình đô thị hóa được thúc đẩy và nền kinh tế đang phát triển. Nhưng những yếu tố này lại không mấy đóng góp vào tăng mức tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động” - Sunaina Kumar, thành viên cấp cao tại Tổ chức Nghiên cứu Observer có trụ sở tại Delhi cho biết.

Thủ tướng Ấn Độ đang đặt ra một mục tiêu mang nền kinh tế Ấn Độ tham gia hàng ngũ các nước phát triển. Ảnh: BusinessLive

Thủ tướng Ấn Độ đang đặt ra một mục tiêu mang nền kinh tế Ấn Độ tham gia hàng ngũ các nước phát triển. Ảnh: BusinessLive

Kumar tin rằng tình trạng thiếu an toàn cho phụ nữ ở những nơi công cộng đã góp phần khiến họ không muốn tham gia vào lực lượng lao động.

Bà nói, một số phụ nữ thậm chí không được phép đi xa nhà để tham gia các trường học đào tạo, chứng tỏ nỗi sợ hãi và bất an về việc bị tấn công tình dục vẫn là một rào cản lớn. Bà cho biết:  “Nhiều phụ nữ trẻ được phép đến thăm các khu chợ hoặc cơ sở gần đó nhưng không thể đi xa vì nguy cơ bị quấy rối tình dục”.

Trong một bài nghiên cứu năm 2021, Nhà kinh tế Girija Borker của Ngân hàng Thế giới đã báo cáo về cách các sinh viên nữ ở Delhi chọn theo học “các trường đại học chất lượng thấp hơn”, gần nhà hơn, để tránh bị quấy rối tình dục trên đường đến trường và rời khỏi khuôn viên trường. Những hạn chế như vậy có thể ngăn cản phụ nữ tạo sự nghiệp.

Eliana La Ferrara, giáo sư chính sách công tại Trường Harvard Kennedy cho biết: “Thanh niên có tay nghề cao sẽ trở thành động lực tăng trưởng trong những năm tới. Nhưng những bậc cha mẹ đã biết đến các vụ việc gần đây sẽ nghĩ đầu tư tất cả vào việc giáo dục con gái thì liệu có ích gì nếu những chuyện như thế có thể xảy ra?'".

Vụ scandal xảy ra vào ngày 9/8, khi cái chết của một bác sĩ thực tập được phát hiện, với dấu hiệu xâm hại bởi một cảnh sát tình nguyện. Vụ việc đã gây náo động cả Ấn Độ, dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ của các bác sĩ và nhà hoạt động. Hiệp hội Y khoa Ấn Độ đã đình chỉ các dịch vụ y tế không khẩn cấp trong 24 giờ vào tuần trước.

Theo Jayati Ghosh, giáo sư kinh tế tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, bất bình đẳng giới về mặt xã hội và hệ thống tiếp tục là một trở ngại mà Ấn Độ cần phải vượt qua nếu muốn đạt được các mục tiêu kinh tế của mình.

“Sự tồn tại của chế độ gia trưởng và kỳ thị phụ nữ sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cần phải được khắc phục trước khi đất nước phát triển hơn. Hình ảnh của một đất nước Ấn Độ tiên tiến sẽ mờ nhạt khi nói đến vấn đề về giới tính”, Ghosh nói.

Theo Chỉ số khoảng cách giới tính toàn cầu năm 2024 của Diễn đàn kinh tế thế giới, Ấn Độ xếp thứ 129 trên 146 về bình đẳng giới, xếp sau các nền kinh tế lớn hơn như Mỹ, 43; Trung Quốc, 106; Nhật Bản, 118; và Đức, 7.

La Ferrara của Harvard cho biết: “Lao động nữ có hai vai trò: Giúp nền kinh tế phát triển thông qua sản xuất và đảm bảo bình đẳng trong gia đình”.

Bác sĩ phụ khoa Kotwal cho biết việc khuyến khích phụ nữ tham gia lực lượng lao động bằng cách áp đặt các biện pháp bảo vệ sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế Ấn Độ đến gần mục tiêu của Thủ tướng Narendra Modi.

“Toàn bộ hệ thống và văn hóa của Ấn Độ coi phụ nữ là công dân hạng hai và điều này sẽ phải mất nhiều thập kỷ nỗ lực để thay đổi. Chúng ta cần nỗ lực cải thiện tâm lý của trẻ trai nhỏ tuổi chứ không phải nam giới nói chung", Kotwal nói.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tư nhân phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao lượng và chất tạo thành một lực lượng vững mạnh đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
8 giờ
Thời sự - Chính trị
Quyết định hoãn áp thuế của EU đặt ra nhiều câu hỏi về chiến lược thương mại và mối quan hệ với Mỹ.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở Giao thông công chánh Thành phố đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Cách đây không lâu, các quan chức tài chính Fed chỉ đã dự đoán một cuộc ‘hạ cánh mềm’ cho nền kinh tế Mỹ trong 2025. Nhưng tương lai này đã hoàn toàn thay đổi khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tập đoàn Airbus tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không của Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp hàng không tại Việt Nam, bao gồm việc phát triển đội tàu bay của Việt Nam, quan tâm, xem xét việc sớm bàn giao các đơn hàng tàu bay đã ký hợp đồng cho các hãng hàng không Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đội bay của các hãng trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU bị chia rẽ bởi những tranh chấp thương mại kéo dài, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và gia tăng ảnh hưởng toàn cầu.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về xây dựng và lộ trình áp dụng các quy chuẩn Việt Nam về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành, chiều 13/3.
1 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo; nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng, mọi người dân ở mọi nơi được tiếp cận bình đẳng, được thụ hưởng thành quả và được bảo vệ an toàn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sự biến động mạnh mẽ của giá dầu thế giới trong những ngày gần đây đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu. Với việc dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh, giá dầu Brent và WTI đều tăng cao hơn so với dự báo. Điều này phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho ngành công nghiệp dầu mỏ trong thời gian tới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giá heo hơi đầu vào tăng cao từng ngày vượt xa so với mức giá được phê duyệt đang gây áp lực cho không ít doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo dự thảo của TP.HCM, mô hình Trung tâm Tài chính gồm thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, thị trường vốn, hàng hóa phái sinh.
1 tuần
Xem thêm