Thứ bảy, 27/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Áp lực lạm phát vẫn còn hiện hữu

Huyền Trang
- 10:30, 21/10/2021

(DNTO) - Sức ép lạm phát đối với nền kinh tế hiện vẫn còn rất lớn, chủ yếu do sức cầu yếu vì thời gian phong tỏa kéo dài, người tiêu dùng bị mất việc, giảm lương cũng như doanh nghiệp khó khăn khi phục hồi sản xuất và đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

Nền kinh tế Việt Nam không nằm ngoài sức ép lạm phát đang hiện hữu trên toàn cầu. Ảnh: T.L.

Nền kinh tế Việt Nam không nằm ngoài sức ép lạm phát đang hiện hữu trên toàn cầu. Ảnh: T.L.

Hiện tượng lạ của nền kinh tế

9 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88% so với cùng kì năm trước (theo Tổng Cục Thống kê).

Tuy nhiên, theo PGS.TS. Phạm Thế Anh - Chuyên gia Kinh tế Vĩ mô, Trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô (trường Đại học Kinh tế Quốc dân), chỉ số CPI trong thời gian vừa qua phản ánh chưa đầy đủ. Bởi thông thường, chỉ số CPI và chỉ số điều chỉnh GDP sẽ biến động cùng nhau. Tuy nhiên, chỉ số điều chỉnh GDP tăng 23% trong 9 tháng, gấp 10 lần so với CPI.

“Sự phân kì giữa hai chỉ số này là một hiện tượng lạ của nền kinh tế. Trong khi đó, giá tiêu dùng chủ yếu vẫn tính dựa vào giá của các mặt hàng thiết yếu, còn những hàng hóa khác ở những thành phố lớn thì không tồn tại vì đứt gãy lưu thông. Vì vậy, CPI trong thời gian qua phản ánh không chính xác”, vị chuyên gia nói.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) cho biết, thời gian qua, tăng trưởng tiền vẫn lớn nhưng chủ yếu đổ vào bất động sản hay chứng khoán, còn doanh nghiệp không sử dụng được. Trong khi đó, giá tài sản không được phản ánh vào giá CPI.

“Sẽ có độ trễ từ sản xuất phản ánh vào giá thành trong quý tới hoặc đầu năm sau, giá sẽ bắt đầu tăng, trong khi sức mua không tăng nhiều do người dân cắt giảm chi tiêu. Đây là một điển hình của nguy cơ lạm phát và sự đình trệ của nền kinh tế”, ông Thành cho biết.

Phân tích sâu hơn về áp lực lạm phát đối với nền kinh tế, PGS.TS. Phạm Thế Anh cho biết, sức ép lạm phát đối với nền kinh tế không hề nhỏ, chủ yếu do sức cầu yếu trong thời gian phong tỏa, người dân không thể tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất không đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

Hiện nhu cầu tiêu dùng đang tăng trở lại do sự phục hồi kinh tế toàn cầu, nhưng giá nguyên nhiên liệu – đầu vào cho sản xuất thời gian qua cũng tăng rất mạnh. 

Tính chung 9 tháng, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 4,87% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, nhóm phục vụ sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, sản phẩm nguyên liệu chế biến từ dầu mỏ tăng tới 21,22%; sản phẩm gang, sắt, thép tăng 10,99%; sản phẩm linh kiện điện tử tăng 0,97%...

Trong khi đó, chi phí sản xuất phản ánh vào giá cả hàng hóa trên thị trường. Đây là yếu tố sẽ khiến các loại hàng hóa vẫn có xu hướng tăng giá.

Ngoài ra, chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh cũng bày tỏ sự e ngại về việc giá lương thực thực phẩm cuối năm sẽ tăng trở lại, do bà con nông dân thu hẹp sản xuất hoặc không tái sản xuất sẽ dẫn đến thiếu nguồn cung, trong khi nhu cầu tăng trở lại sẽ làm tăng giá cả tiêu dùng.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới phát hành cách đây 1 tuần, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rủi ro lạm phát có xu hướng tăng và rủi ro tăng trưởng thiên về hướng giảm. 

Trong đó, tại các nền kinh tế phát triển, tỉ lệ lạm phát sẽ giảm xuống 2% vào khoảng giữa năm 2022 sau khi đạt đỉnh vào những tháng cuối năm nay. Tuy nhiên, tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, lạm phát dự báo vẫn ở mức 4,9% trong năm 2022, không cải thiện nhiều so với mức 5,5% trong năm 2021.

Thận trọng trong vận hành chính sách tiền tệ

Chính sách điều hành tiền tệ trong thời gian tới sẽ tác động rất lớn đến việc kìm chế lạm phát của Việt Nam. Ảnh: T.L.

Chính sách điều hành tiền tệ trong thời gian tới sẽ tác động rất lớn đến việc kìm chế lạm phát của Việt Nam. Ảnh: T.L.

Theo PGS.TS. Phạm Thế Anh, trong bối cảnh mở rộng tiền tệ hiện nay, lãi suất tiền gửi thấp, nhu cầu vay vốn sản xuất không tăng trưởng, ngân hàng không huy động được vốn vì lượng tiền trong dân chủ yếu đổ vào thị trường bất động sản, chứng khoán khiến giá bất động sản tăng gấp 3 lần so với năm tới.

Do vậy, dư địa của chính sách tiền tệ hạn hẹp không chỉ đối mặt với sức ép lạm phát, giá cả tiêu dùng trong thời gian tới mà còn là "bong bóng" giá tài sản trên các thị trường tài sản. Vì vậy, theo nhận định của ông Phạm Thế Anh, khả năng tiếp tục hạ lãi suất gần như không có.

“Nếu ngân hàng Nhà nước nhận thức được sức ép giá tiêu dùng, giá tài sản lớn như vậy thì mức cung tiền trong nền kinh tế phải hạn chế lại trong năm nay. Do vậy, hỗ trợ của nền kinh tế nếu có chủ yếu đến từ tài khóa đi vay”, ông Thế Anh nêu quan điểm.

Cũng cho rằng chính sách điều hành tiền tệ thời gian tới phải rất thận trọng, TS. Nguyễn Đức Thành phân tích, khi dòng vốn vẫn nằm trong thị trường bất động sản hay chứng khoán, thì việc thị trường tiền tệ vẫn theo đuổi chính sách mở rộng sẽ “thổi bong bóng” tài sản chứ không cải thiện được vấn đề sản xuất, tiêu dùng.

“Sử dụng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế giúp giảm đau cho nền kinh tế, nhưng nếu bị cám dỗ sẽ tích lũy nguy cơ. Chính sách tiền tệ không nên chặt chẽ quá để gây nên những cú sốc như tăng lãi suất đột ngột hay co lượng tiền lại, nhưng việc điều hành phải rất thận trọng”, giám đốc VESS cho hay.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
8 giờ
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường giảm sâu đang mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, trong đó chú trọng các cổ phiếu có nền tảng trả cổ tức bằng tiền mặt, tài chính lành mạnh, thuộc nhóm ngành có tính ổn định và ít ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, Agriseco nhấn mạnh.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào ngày 30/6/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ban tổ chức Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2024), cho biết hàng loạt các nhà phân phối, nhà bán lẻ hàng đầu tại khu vực Mỹ La-tinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng cao trong việc thu mua số lượng lớn với đa dạng nhóm hàng tại chương trình năm nay.
1 tuần
Xem thêm