50 năm sau khi Bretton Woods sụp đổ, ‘ngôi vương’ đồng USD bị lung lay

(DNTO) - Ngày 15/8/2021 là tròn 50 năm hệ thống tiền tệ Bretton Woods sụp đổ. Đến nay sau 50 năm, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Mỹ đã gây lo ngại cho người dân. Theo đó, niềm tin vào sự hoàn hảo của đồng USD giảm sút, và nhiều khả năng sẽ lung lay giống 50 năm trước.

Niềm tin vào sự hoàn hảo của đồng USD có thể bị lung vì Covid-19. Ảnh: T.L
Hội nghị Bretton Woods diễn ra ở Bretton Woods năm 1944, thống nhất mức tỷ giá cố định cho các đồng tiền chính và cho phép ngân hàng trung ương được can thiệp vào thị trường tiền tệ. Chế độ Bretton Woods quy định một ounce vàng có giá 35 USD. Hệ thống Bretton Woods kéo dài từ năm 1944 đến năm 1971.
Đến năm 1971, hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods được cho là thiếu linh hoạt, niềm tin vào đồng bạc xanh giảm sút, điều này khiến Tổng thống Mỹ Nixon quyết định rút khỏi chế độ bản vị vàng và thả nổi đồng tiền.
Quyết định từ ngày đó có ý nghĩa cho tới tận hôm nay. Một vài tháng qua, đại dịch Covid-19 tại Mỹ đã gây ra lo ngại cho người dân khi niềm tin vào sự hoàn hảo của đồng USD đang dần mất, có thể bị lung lay giống 50 năm trước.
Tỷ trọng của đồng USD đang thống trị trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương với 59%, nhưng hiện đang giảm dần, gây nguy cơ mất đi một số lợi thế về kinh tế và chính trị.
Để tìm hiểu rõ hơn, David Z. Morris, phóng viên của trang tin CoinDesk, đã kiểm tra khả năng tồn tại của nhiều loại tiền tệ khác nhau, bao gồm đồng Euro; đồng Yên Nhật; Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng như Bitcoin, hoặc các công cụ kỹ thuật số khác. Kết quả phân tích sẽ được công bố sớm, nhưng David muốn nhấn mạnh những gì ông đã học được khi nói chuyện với những chuyên gia tiền tệ.
Đầu tiên, bất chấp sự lo lắng về ảnh hưởng ngày càng tăng của đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc phải đối mặt với những mâu thuẫn gần như không thể giải quyết giữa tham vọng tiền tệ toàn cầu và chương trình nghị sự kinh tế trong nước. Trung Quốc duy trì các biện pháp quản lý tiền tệ để khuyến khích đầu tư trong nước, nhưng những đồng tiền dự trữ phải được giao dịch tự do.
Giữa những câu hỏi hóc búa và sự không nhất quán của các quy định của Trung Quốc, các chuyên gia nghi ngờ đồng Nhân dân tệ có thể sẽ sớm leo lên top cao trong bảng xếp hạng dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, Nhật Bản không phát hành đủ nợ ra nước ngoài để trái phiếu của họ chiếm phần lớn dự trữ toàn cầu.
Đồng Euro có lẽ là đối thủ nặng đô nhất với đồng USD, bởi nền kinh tế sử dụng đồng Euro khá rộng lớn, và sự quản lý cởi mở của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Điều này càng trở nên hợp lý khi quyết định của ECB là phát hành trái phiếu toàn khu vực sử dụng đồng Euro, để tài trợ cho các chương trình hỗ trợ đại dịch.
Thật mỉa mai khi mức nợ toàn cầu tăng cũng là cách mà các ngân hàng giữ Bitcoin như phần dự trữ của họ. Covid-19 đã làm cho mức nợ của toàn cầu gia tăng, chỉ trong năm nay tương đương 365% GDP toàn cầu.

Hội nghị Bretton Woods diễn ra ở Bretton Woods năm 1944, tại Mỹ. Ảnh: T.L
Nếu toàn cầu chỉ là một quốc gia, tỷ lệ sẽ là ở mức báo động, đặc biệt là phần lớn tỷ lệ này được nắm giữ bởi ngân hàng trung ương của các quốc gia đang phát ra những khoản nợ, điều mà các nhà kinh tế cho là “chẳng khác gì việc in tiền”. Trường hợp những cá nhân nắm giữ Bitcoin dựa trên ý tưởng các ngân hàng trung ương chắc chắn sẽ giảm giá tiền tệ, cho dù có thể gây nên lạm phát cao.
Lập luận tương tự cũng có thể sử dụng trên các ngân hàng trung ương, rằng nợ của các quốc gia khác đang tăng rất nhanh. Ngược lại, Bitcoin giống một loại hàng hóa hơn là món nợ, làm cho nó trở nên an toàn hơn ở một số khía cạnh. Tuy nhiên, sự biến động giá của Bitcoin có thể sẽ là một trở ngại lớn đối với việc áp dụng ở mọi nơi.
Đối với các quốc gia nhỏ gặp khó khăn về tiền bạc hoặc lịch sử quản lý tiền tệ không tốt, Bitcoin là thứ hoàn toàn mới lạ, một kho lưu trữ giá trị không phụ thuộc vào ngân hàng trung ương hay một quốc gia thù địch khác .
Vào ngày 1/7/1944, các chuyên gia tài chính của nhóm các nước giàu đã nhóm họp tại một khách sạn ở vùng núi New Hampshire, Mỹ, để thảo luận về hệ thống tiền tệ thời hậu chiến. Hệ thống Bretton Woods nổi lên từ cuộc họp này, đã chứng kiến sự hình thành của hai thể chế toàn cầu vẫn đang đóng vai trò quan trọng cho đến ngày nay: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).