Thứ ba, 31/12/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024

Bạch Dương
- 16:24, 31/12/2024

(DNTO) - Năm 2024, trước loạt khó khăn bủa vây, hàng loạt chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đã kịp thời được ban hành và thẩm thấu hiệu quả. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Bộ Tài chính tiếp tục trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ với quy mô khoảng 200 nghìn tỷ đồng.

Chính sách tài khóa thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất kinh doanh. Ảnh: TL.

Chính sách tài khóa thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất kinh doanh. Ảnh: TL.

1. Điều hành chính sách tài khóa chủ động, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp 

Tổng quy mô gói hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong năm 2024 khoảng 197 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nhiều chính sách nổi bật, có tác động lan tỏa lớn như: giảm 2% thuế suất thuế VAT đối với hầu hết các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế VAT 10%, số tiền thuế được giảm khoảng 49 nghìn tỷ đồng...

Giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với với ô tô lắp ráp trong nước, được giảm khoảng 2.600 tỷ đồng; gia hạn thời hạn nộp thuế VAT, thuế TNDN..., dự kiến số tiền thuế, tiền thuê đất được xem xét gia hạn khoảng 98 nghìn tỷ đồng.

Các chính sách về thuế đã có “tác dụng kép”, vừa giúp giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, qua đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, vừa bảo đảm an sinh xã hội trong điều kiện sức ép lạm phát, chi phí tăng cao.

2. Thu ngân sách nhà nước về đích sớm và vượt dự toán

Thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 ước đạt khoảng 2.025,4 nghìn tỷ đồng, bằng 119,1% (tăng 324,4 nghìn tỷ đồng) so dự toán, tăng 15,5% so thực hiện năm 2023 (thu NSTW ước đạt 123,7% dự toán, thu NSĐP ước đạt 114,4% dự toán); tỷ lệ động viên vào NSNN đạt 17,8%GDP, riêng thuế, phí đạt 14,2% GDP.

Năm 2024, với việc thực hiện đồng bộ các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí…, đã thiết thực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất; đặc biệt, ngành Tài chính đã có nhiều giải pháp đổi mới quản lý thuế đối với kinh doanh thương mại điện tử, nền tảng số, thu tiền sử dụng đất; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nợ đọng thuế… nhờ đó thu ngân sách đã vượt cao.

3. Tăng tốc chuyển đổi số và ứng dụng AI trong quản lý tài chính ngân sách

Việc ra mắt Ứng dụng trợ lý ảo trong quản lý nợ thuế (TLA) và Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế (Chatbot) là bước đi đột phá của ngành Thuế đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác quản lý thuế. Cơ quan Hải quan đã quyết liệt thực hiện thành công “Hải quan số”, “Hải quan thông minh” và “Hải quan xanh” hiện đại hóa ngành Hải quan, đơn giản hóa thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. 

4. Khẩn trương tinh gọn bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Bộ Tài chính đã thành lập Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính, do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Trưởng ban. Các đơn vị trong toàn ngành Tài chính xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện; quyết liệt, khẩn trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của đơn vị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo Nghị quyết số 18-NQ/TW.

5. Tạo đột phá về thể chế để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp

Ngày 29/11/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 1 Luật sửa 9 Luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Việc sửa đổi, bổ sung 9 Luật này đã kịp thời tháo gỡ ngay những điểm nghẽn, nút thắt về cơ chế, chính sách, tích cực tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư; nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công; bổ sung nguồn lực cho ngân sách nhà nước; ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát hiệu quả nợ công.

Nợ Chính phủ ổn định và thấp hơn nhiều so với các quốc gia có cùng xếp hạng (34% GDP so với mức trung bình BB là 53% GDP). Ảnh: TL.

Nợ Chính phủ ổn định và thấp hơn nhiều so với các quốc gia có cùng xếp hạng (34% GDP so với mức trung bình BB là 53% GDP). Ảnh: TL.

6. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam năm 2024 được đánh giá tích cực

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm (Moody’s, S&P và Fitch) đều đánh giá cao tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cùng với triển vọng tăng trưởng kinh tế thuận lợi trong trung, dài hạn. Nợ Chính phủ ổn định và thấp hơn nhiều so với các quốc gia có cùng xếp hạng (34% GDP so với mức trung bình BB là 53% GDP). 

Các tổ chức đánh giá điểm mạnh của Việt Nam hiện nay là thu hút được dòng vốn FDI mạnh mẽ hơn so với các nước trong khu vực, phân bổ đa dạng giữa các lĩnh vực; xuất khẩu ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức cao..., tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế, góp phần nâng cao uy tín quốc gia và gia tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư quốc tế, cải thiện chi phí huy động vốn nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp.

7. Quốc hội bầu, phê chuẩn bổ nhiệm các nhân sự cấp cao của Bộ Tài chính

Ngày 28/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, 100% đại biểu Quốc hội có mặt đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021-2026. Trước đó, chiều ngày 26/8, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khoá XV.

Đây là vinh dự lớn lao, thể hiện sự tin cậy, quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ với công tác của ngành Tài chính trong bối cảnh đất nước đang quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, thực hiện khát vọng đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc.

8. Tổng kiểm kê tài sản công sẵn sàng trước giờ “G”

Nhằm triển khai Đề án thuận lợi, hiệu quả, đảm bảo tiến độ, Bộ Tài chính với vai trò là đơn vị chủ trì đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn, triển khai thử nghiệm công tác kiểm kê tài sản công tại các Bộ ngành, địa phương trên cả nước, đảm bảo các điều kiện sẵn sàng cho công tác tổng kiểm kê tài sản công thực hiện từ 0h ngày 01/01/2025.

Việc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công trên phạm vi cả nước lần này xuất phát từ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn để đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài sản công là nguồn lực quan trọng để phát triển.

9. Kiến tạo thị trường tài chính minh bạch và hiệu quả

Trong năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam khẳng định là kênh dẫn vốn trung, dài hạn quan trọng của nền kinh tế. Tính đến ngày 27/12/2024, chỉ số VN-Index đạt 1.275,14 điểm, tăng 12,9% so với cuối năm 2023. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 7,2 triệu tỷ đồng, tăng 21,2% so với cuối năm 2023, tương đương 70,4% GDP ước tính năm 2023; giá trị giao dịch bình quân đạt 21,1 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 19,9% so với bình quân năm trước.

Nhằm đảm bảo phát triển an toàn, bền vững thị trường chứng khoán hướng tới mục tiêu nâng hạng trong thời gian tới, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 68. Đây là bước tiến quan trọng trong công tác hội nhập, tạo đà thực hiện mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ “cận biên” lên “mới nổi”.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, năm 2024, có 96 doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ với với khối lượng 396,7 nghìn tỷ đồng, tăng 33,6% so với năm 2023; khối lượng mua lại trước hạn khoảng 187 nghìn tỷ đồng; có 1.431 mã trái phiếu của 326 tổ chức phát hành đã thực hiện đăng ký giao dịch. Tổng giá trị giao dịch TPDN đạt 1.026,6 nghìn tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt khoảng 4.224,8 tỷ đồng/phiên.

Thị trường bảo hiểm tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản năm 2024 ước đạt khoảng 1.007 nghìn tỷ đồng (tăng 10,9% so với năm trước); đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 850 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2%.

10. Xây dựng kịch bản điều hành lạm phát theo mục tiêu đề ra 

Việc chủ động trong công tác dự báo, đánh giá tác động ngay từ đầu năm đã giúp cho công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 bám sát theo đúng kịch bản điều hành: Giá cả thị trường cơ bản ổn định, chỉ số CPI bình quân 11 tháng tăng 3,69% so cùng kỳ, lạm phát cơ bản tăng 2,7%; ước cả năm CPI bình quân tăng dưới 4%, thấp hơn mục tiêu (4-4,5%). Con số này thấp hơn so với nhiều nước, khu vực trên thế giới đã góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giá đã được hoàn thiện đồng bộ với Luật Giá (năm 2023): đã trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định và ban hành theo thẩm quyền 14 Thông tư hướng dẫn, qua đó đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đảm bảo minh bạch, hiệu quả, kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Năm 2024, trước loạt khó khăn bủa vây, hàng loạt chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đã kịp thời được ban hành và thẩm thấu hiệu quả. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Bộ Tài chính tiếp tục trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ với quy mô khoảng 200 nghìn tỷ đồng.
16 phút
Tài chính - Thị Trường
Các nhóm ngành được ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường của Chứng khoán VPBankS, đánh giá cao tiềm năng trên thị trường chứng khoán trong năm 2025 bao gồm: ngân hàng, chứng khoán và bất động sản công nghiệp.
19 giờ
Tài chính - Thị Trường
“Nên cân nhắc mua vàng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5/2025 để tối ưu hóa lợi nhuận, bởi đây là thời điểm giá vàng suy yếu nhất hàng năm, ngoại trừ năm 2024 có đột biến. Không nên đầu tư vào vàng từ giữa năm 2025”, chuyên gia khuyến cáo. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong tuần giao dịch mới thị trường sẽ đón nhận những phiên giao dịch cuối cùng của năm cũ, bước vào năm mới. Nhìn chung đà tăng giá chỉ diễn ra “cục bộ” ở một số nhóm ngành, mức độ lan tỏa chưa cao khi dòng tiền trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu nhập cuộc một cách mạnh mẽ.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Toyota cho biết sản lượng toàn cầu của hãng đã giảm tháng thứ 10 liên tiếp mặc dù doanh số bán hàng trên toàn thế giới đã tăng trong tháng thứ hai liên tiếp nhờ vào nhu cầu mua hàng tại Mỹ và Trung Quốc.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trên nền tảng thắng lợi của năm 2024, đề bài đặt ra cho xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ về đích với mức tăng trưởng 10 - 15% tương ứng với mức khoảng trên 10 tỷ USD. Kỳ vọng này là rất khả quan, với nhiều cơ hội tiếp tục mở rộng thị trường và gia tăng giá trị. 
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng giảm mạnh trong kì điều hành hôm nay 26/12, dầu tăng giảm đan xen.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dự báo VND sẽ tiếp tục suy yếu và kéo theo tỷ giá USD/VND có thể lên đỉnh lịch sử là 26.200 đồng/USD vào quý III/2025. Trong khi đó, việc liên tục bán ra ngoại tệ để ổn định tỷ giá đã làm giảm đáng kể bộ đệm dự trữ, đặt ra thách thức lớn cho Ngân hàng Nhà nước trong năm 2025.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nghiên cứu của NielsenIQ cho thấy, có đến 67% người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng tình hình tài chính năm 2025 có đi lên. So với 1 năm trước đây, con số này là hơn 50%. Xuất nhập khẩu, đầu tư FDI, đầu tư công có nhiều điểm sáng sẽ là yếu tố dẫn dắt hành vi tiêu dùng tại Việt Nam mạnh lên.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chỉ còn 10 phiên giao dịch là thị trường sẽ khép lại năm 2024. Giới phân tích nhận định trong tuần giao dịch mới (23-27/12), chỉ số VN-Index có thể tăng lên vùng quanh 1.270 điểm. Nhà đầu tư nên tận dùng nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục đầu tư, hạ bớt tỷ trọng đòn bẩy nếu đang ở mức cao...
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 22/12 tới, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức đi vào khai thác thương mại, người dân và du khách có thể thanh toán vé đi tàu không tiền mặt qua hệ thống vé điện tử theo công nghệ Open-loop do HURC1, Mastercard và Sacombank phối hợp thực hiện.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt tăng giá từ 300-500 đồng mỗi lít kể từ ngày hôm nay 19/12.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, người tiêu dùng tại Mỹ rất khó mua hàng chỉ sau 1 ngày mà họ tin vào câu chuyện lâu dài của doanh nghiệp. Đó là lý do Temu và Shein chưa thể bùng nổ tại Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM cho biết, hết tháng 11, tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn thành phố tăng 8,1% so với cuối năm ngoái và chiếm 27,6% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn, đồng thời lưu ý ba đặc điểm nổi bật của tín dụng bất động sản hiện nay.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhờ mở rộng ra các khu vực tiềm năng như Trung Đông và một số quốc gia châu Phi, xuất khẩu nhóm ngành nông sản đạt con số cao nhất lịch sử là 62,4 tỷ USD, đáng chú ý khi xuất siêu kỷ lục gần 19 tỷ USD, tăng đến 53% so với năm 2023.
2 tuần
Xem thêm