Thứ bảy, 28/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ý nghĩa vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

GS,TS Vũ Văn Hiền - Chủ tịch HĐBT Tạp chí Doanh nhân trẻ
- 09:16, 07/11/2021

(DNTO) - Cách mạng Tháng Mười đã mở ra thời kỳ mới cho loài người là khả năng ngăn ngừa chiến tranh thế giới và cùng tồn tại hòa bình. Đó mãi mãi là cống hiến vô giá mà lịch sử ghi nhận.

104 năm đã trôi qua kể từ thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại - cuộc cách mạng làm cho mơ ước ngàn đời của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột về cuộc sống tốt đẹp, về sự công bằng, về khả năng xây dựng xã hội nhân đạo, trở thành hiện thực.

Cách mạng Tháng Mười vì thế mãi mãi được ghi nhận là cuộc cách mạng giải phóng con người, giải phóng xã hội. Đó cũng là xung lực, mang lại nội dung mới cho sự phát triển thế giới, làm tăng vai trò của các dân tộc trong đời sống quốc gia   

Người ta đã nói nhiều về Cách mạng Tháng Mười với biết bao lời trân trọng ngợi ca của những người yêu chân lý, và cả không ít điều hằn học tức tối của những kẻ oán thù. Nhưng hiện nay, khi thế giới có những thay đổi hết sức phức tạp, thậm chí đã xảy ra nhiều điều nghịch lý với ngay cả Cách mạng Tháng Mười, thì có người đã rối trí và đi tới nhận thức sai lạc. Hơn thế nữa, kẻ thù đủ loại đang lợi dụng đổ vỡ thể chế xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô trước đây để bôi nhọ hình ảnh của Cách mạng Tháng Mười.

Cách mạng Tháng Mười đã mở ra thời kỳ mới cho loài người là khả năng ngăn ngừa chiến tranh thế giới và cùng tồn tại hòa bình. Đó mãi mãi là cống hiến vô giá mà lịch sử ghi nhận. Ảnh: TL.

Cách mạng Tháng Mười đã mở ra thời kỳ mới cho loài người là khả năng ngăn ngừa chiến tranh thế giới và cùng tồn tại hòa bình. Đó mãi mãi là cống hiến vô giá mà lịch sử ghi nhận. Ảnh: TL.

Luận điệu của họ thực ra chẳng có gì mới, chỉ có điều lần này họ nói thẳng thừng hơn, trắng trợn hơn. Họ cho rằng Cách mạng Tháng Mười là dích dắc của lịch sử, là cuộc bạo động phản dân chủ, là cuộc cách mạng đã lỗi thời, hết tác dụng. Không phải ngẫu nhiên mà ở các nước phương Tây và ngay tại nước Nga, chủ đề về Cách mạng Tháng Mười lại được đặt ra gay gắt đến như thế. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong nước ta đã xuất hiện ở đây đó một vài bài viết hoặc lời nói có những luận điểm sai trái, thậm chí nhân đó công kích trắng trợn vào chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta.

Có thể nói gì về một số luận điểm đó?

Như mọi người đều thấy, sự phát triển của lịch sử loài người được đo không chỉ bằng tháng năm, thế kỷ, thiên niên kỷ, mà trước hết bằng những chuyển biến xã hội sâu sắc và bằng những sự kiện mang tính cách mạng trong đời sống xã hội. Mỗi một thời đại đều được nảy sinh từ những cơn lốc đấu tranh cách mạng. Do vậy, các cuộc cách mạng đều gắn với thời đại, đều có tính tất yếu, hoàn toàn không phải là biến cố ngẫu nhiên tùy hứng của lịch sử. Cách mạng Tháng Mười lại càng như thế.

Nước Nga và Đảng Bôn sê vích vào mùa thu năm 1917 đứng trước thời điểm lịch sử: sự tham gia của đế quốc Nga vào Cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất làm tổn hại biết bao sinh mạng, của cải; thái độ của chính phủ lâm thời lúc đó không muốn đáp ứng nguyện vọng của quần chúng là ký hiệp ước hòa bình và giải quyết vấn đề chia ruộng đất của bọn địa chủ cho nông dân, thảm họa kinh tế và sự hỗn loạn xã hội đã tăng lên đến mức thấy rõ dấu hiệu sụp đổ. Khi ấy thượng tầng xã hội Nga đã bị rối loạn; khi ấy tầng lớp những người lao động, thợ thuyền, binh lính không thể chịu nổi cuộc sống quá ngột ngạt, nghiệt ngã như vậy nữa; khi ấy bộ tham mưu của Đảng và giai cấp công nhân Nga đứng đầu là Lê-nin đã nắm bắt chiều hướng vận động của xã hội, chớp thời cơ và phát động khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng vô sản đã nổ ra như một tất yếu!

Cũng cần nhắc lại một đặc điểm của lịch sử: Các cuộc chiến tranh thường là nguồn gốc của những cuộc cách mạng hoặc là ngòi nổ cho các cuộc cách mạng. Công xã Pa-ri thực sự là tiếng vọng của cuộc chiến tranh Pháp - Phổ; cuộc cách mạng Nga năm 1905 được thúc đẩy bởi sự chém giết giữa binh lính nước Nga và Nhật Bản; và tương tự, Cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất đã gây bão táp ở châu Âu để cho Cách mạng Tháng Mười trở thành đỉnh cao của cơn bão táp ấy.

Cách mạng Tháng Mười đã nổ ra và thắng lợi. Đó là minh chứng hùng hồn thiên tài của Lê-nin trong việc phát hiện quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản và từ đó tìm ra mắt khâu yếu nhất của nó. Điều đó càng chứng tỏ luận điểm của Lê-nin về khả năng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một số nước và thậm chí ở một nước là đúng đắn và sáng tạo.

Hòa bình - dân chủ - hạnh phúc, những tiếng ngọt ngào ấy bao giờ cũng được loài người trân trọng ước ao và từ lâu con người luôn nhất mực quan tâm vì những lý tưởng ấy. Lịch sử chỉ dành cho số phận của loài người và của nhiều dân tộc những khoảng thời gian hòa bình rất ngắn so với chiều dài của nó. Thế kỷ XX đã phải chịu đựng thảm họa của hai cuộc chiến tranh thế giới. Nếu như không có Cách mạng Tháng Mười và không có chủ nghĩa xã hội hiện thực, cứ mặc cho chủ nghĩa đế quốc tự do cướp bóc và tự do tranh ăn bằng súng đạn, thử hỏi thế giới sẽ ra sao?

Cách mạng Tháng Mười đã mở ra thời kỳ mới cho loài người là khả năng ngăn ngừa chiến tranh thế giới và cùng tồn tại hòa bình. Đó mãi mãi là cống hiến vô giá mà lịch sử ghi nhận.

Một điều khác mà ai cũng nhớ: Việc bảo đảm hòa bình đã được đặt lên thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của chính quyền xô viết khi ấy và đó là hành động lập pháp đầu tiên trong lịch sử loài người, tư tưởng thiết lập một nền hòa bình vững chắc cho toàn thế giới được thể hiện trong chính sách của một quốc gia.

Cách mạng Tháng Mười cũng là cuộc cách mạng đặt nền móng cho một nền dân chủ mới, cao nhất - dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân. Cuộc tiến công Cung điện Mùa Đông được tiến hành bởi hàng vạn công nhân, nông dân, binh lính, nhưng ai cũng biết đó là một cuộc cách mạng ít đổ máu nhất so với mọi cuộc cách mạng trước đó.

Cũng trong thời điểm này, có kẻ cao giọng tuyên bố: Cho đến hôm nay, cả chủ nghĩa cộng sản lẫn Cách mạng Tháng Mười đã chấm hết!

Cách mạng Tháng Mười cũng là cuộc cách mạng đặt nền móng cho một nền dân chủ mới, cao nhất - dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân. Ảnh: TL.

Cách mạng Tháng Mười cũng là cuộc cách mạng đặt nền móng cho một nền dân chủ mới, cao nhất - dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân. Ảnh: TL.

Đây quả là một sự so sánh khập khiễng và thô thiển. Đành rằng, một số thành quả của Cách mạng Tháng Mười có bị đổ vỡ, nhưng đó quyết không phải là sự đổ vỡ của bản thân lý tưởng Cách mạng Tháng Mười. Vả chăng, bằng chứng lịch sử đã tỏ rõ, không có một cuộc cách mạng nào, kể cả những cuộc cách mạng vĩ đại nhất, lại có đủ khả năng kết thúc ngay công việc cải tạo xã hội cũ. Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác đòi hỏi một thời kỳ lâu dài. Quá trình chuyển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa đã phải trải qua hàng trăm năm với nhiều cuộc cách mạng tư sản: cách mạng Anh năm 1688, các cuộc cách mạng Pháp vào các năm 1789 - 1794, 1830, 1848, 1871...

Vậy nên, ai có nói nghiêng nói ngả, cho dù thành quả trực tiếp của Cách mạng Tháng Mười là chủ nghĩa xã hội hiện thực đang gặp những khó khăn to lớn, thậm chí đổ vỡ ở một số nơi, thì cuộc cách mạng đó vẫn sống mãi trong lòng nhân dân nước Nga và các nước khác vì ai cũng rõ bản thân cuộc cách mạng đó đã phải nhận về mình toàn bộ gánh nặng lịch sử và những gian nan vất vả của người đi trước mở đường.

Cách mạng Tháng Mười Nga mãi mãi vẫn là cột mốc vàng chỉ đường cho những bước phát triển của nhân loại. Cuộc cách mạng đó vẫn đang sống trong cuộc đấu tranh của giai cấp những người làm công ở các nước tư bản đòi quyền dân sinh dân chủ và đòi có việc làm. Nó vẫn tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần dân tộc của nhân dân các nước đang xác lập chủ quyền dân tộc thực sự.

Đặc biệt, tinh thần và lý tưởng của cuộc Cách mạng Tháng Mười vẫn đang cổ vũ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trong việc khắc phục những lệch lạc, tìm tòi những cách thức và bước đi hợp lý để xây dựng chủ nghĩa xã hội thực sự tốt đẹp, văn minh.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Trong một động thái bất ngờ, Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 26/6 (giờ Mỹ) đã làm dậy sóng chính trường quốc tế với tuyên bố "chúng tôi vừa ký với Trung Quốc ngày hôm qua", ngay sau đó lại hé lộ về một thỏa thuận thương mại "rất lớn" sắp đạt được với Ấn Độ.
19 giờ
Thời sự - Chính trị
Ngày 26/6, Cục Thuế cho biết vừa có thông báo về việc tạm dừng các hệ thống thuế điện tử để triển khai nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sắp xếp cơ quan thuế theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, thời gian từ 18h ngày 27/6 đến 8h ngày 1/7.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong hơn một năm qua, thế giới đã chứng kiến nỗ lực không mệt mỏi của Fed nhằm kìm hãm con "quái vật" lạm phát, vốn đã leo lên mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Mở đầu phiên giao dịch sáng 24/6, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến một sự đảo chiều đột ngột. Giá vàng, vốn được coi là "hầm trú ẩn an toàn", mất hơn 30 USD mỗi ounce, trong khi giá dầu thô Brent lần đầu tiên trong nhiều tháng rơi xuống dưới ngưỡng 70 USD/thùng.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 24/6, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (87,03% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
1 tuần
Xem thêm