Thứ tư, 16/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn 'từ trang trại đến bàn ăn': Trách nhiệm thuộc về ai? 

Hồng Gấm
- 14:14, 20/09/2022

(DNTO) - Kéo doanh nghiệp xích lại gần nông dân, chắp mối xây dựng liên kết an toàn thực phẩm theo chuỗi, chung tay đưa sản phẩm nông nghiệp an toàn đến các cơ sở bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học... đang là bài toán đặt ra cấp bách 

Hiện nay, trong bối cảnh tháng 9 là tháng các trường học trên cả nước bắt đầu năm học mới, việc đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong trường học luôn là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của dư luận, là mối lo chung của cơ quan chức năng, nhà trường, gia đình cũng như toàn xã hội. Cùng với chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung, mỗi trường nói riêng, đặc biệt là hệ thống trường mầm non, tiểu học, vấn đề ATTP luôn đặt được lên hàng đầu.

Là một đơn vị chủ lực cung cấp thực phẩm trên địa bàn Hà Nội từ năm 2016, Công ty Cổ phần Y dược - Thực phẩm Nam Hà Nội chủ yếu cung cấp thịt lợn vào hệ thống siêu thị và các bếp ăn trường học. Chia sẻ tại "Diễn đàn kết nối thực phẩm an toàn với các bếp ăn tập thể", sáng nay 20/9, ông Võ Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, hiện nay, nhu cầu về thực phẩm sạch của người tiêu dùng rất lớn nhưng đối các doanh nghiệp sản xuất bài bản, chuyên nghiệp lại đang gặp rất nhiều khó khăn.

“Do nhiều yếu tố tác động, các nhà sản xuất thực phẩm đầu tư một cách bài bản, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe rất khó cạnh tranh với các hộ gia đình nhỏ lẻ hiện đang sản xuất theo hướng "phi tiêu chuẩn’”, ông Võ Việt Dũng nêu vấn đề.

Đồng quan điểm, ông Bùi Hoàng Hà, Giám đốc kênh Horeca – kênh chuyên cung ứng thực phẩm cho rằng, bên cạnh phục vụ thị trường xuất khẩu, người tiêu dùng trong nước cũng cần được tiếp cận với những sản phẩm đảm bảo ATTP. Nhất là các bếp ăn trường học, nơi đang nuôi dưỡng những mầm non tương lai của đất nước, càng phải được tiếp cận với những thực phẩm an toàn, chất lượng.

Chia sẻ về những khó khăn trong việc tiếp cận bếp ăn trường học, ông Hà cho hay, hiện nay quy định không được lưu thực phẩm tại bếp nhà trường đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thịt.

Đơn cử như thời gian lưu kho lạnh của thịt gà là 4 ngày, thịt heo tối đa là 7 ngày, nếu doanh nghiệp có thể vận chuyển lượng thực phẩm nhiều ngày trong một chuyến hàng sẽ tiết giảm được rất nhiều chi phí vận chuyển, logistics... Ngoài ra, việc này cũng gây ra lãng phí khi nhà trường phải bỏ thực phẩm khi vẫn còn hạn. 

"Tất cả các bếp ăn đang được kết nối với các chuỗi các tổ hợp tác qua kênh chợ đầu mối để cung cấp nguồn thực phẩm đã được đảm bảo. Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn, đó là vấn đề kết nối với các vùng trồng và tiêu thụ, cũng như việc thống nhất giá với đơn vị thu gom vào các bếp ăn", ông Hà nêu rõ.

Nêu thêm những khó khăn, bà Trần Thị Nhị, đại diện trường mầm non Trù Hựu, xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang thông tin hiện nay, nhà trường đang tổ chức ăn bán trú tại trường cho 100% học sinh tại trường với gần 600 em. Hiện nay, nguồn cung ứng thực phẩm cho nhà trường chủ yếu là các sản phẩm nông sản tại địa phương do người dân địa phương trực tiếp sản xuất. Nhà trường tiếp nhận thực phẩm qua 2 hình thức là trực tiếp thu mua từ người dân và qua đầu mối thu gom.

“Chính vì vậy, công tác truy xuất nguồn gốc cho thực phẩm vẫn chưa được triển khai. Đó cũng là nỗi băn khoăn và lo ngại của nhà trường về nguồn thực phẩm không đảm bảo", bà Trần Thị Nhị chia sẻ và cho biết thêm, vẫn còn khó khăn, đó là vấn đề kết nối với các vùng trồng và tiêu thụ, cũng như việc thống nhất giá với đơn vị thu gom vào các bếp ăn.

 

Các doanh nghiệp, trường học không nên chỉ tin tưởng vào đơn vị cung cấp mà cần có phương án xử lý nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn dựa theo chuỗi cung ứng thực phẩm. Ảnh: TL.

Các doanh nghiệp, trường học không nên chỉ tin tưởng vào đơn vị cung cấp mà cần có phương án xử lý nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn dựa theo chuỗi cung ứng thực phẩm. Ảnh: TL.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông cho rằng, việc đem các sản phẩm đảm bảo ATTP tới bếp ăn trường học không chỉ đơn thuần là hoạt động cung ứng, mà đó còn là trách nhiệm chung với xã hội, đất nước. Do đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường việc tuyên truyền, kiểm soát chuỗi cung ứng ATTP tới bếp ăn nhà trường.

Để có thể làm được điều này rất cần sự quan tâm, phối hợp của Bộ Y tế, Sở Y tế các địa phương, từ đó có sự điều chỉnh chính sách về tài chính, hỗ trợ các trường học, các khu công nghiệp…

"Việc kiểm soát chuỗi cung ứng không chỉ gói gọn trong một địa phương, mà cần có sự liên kết ngang giữa các tỉnh, thành với nhau để đảm bảo nguồn thực phẩm được cung cấp vào trường học được kiểm soát ATTP một cách rộng rãi cũng như xử lý các cơ sở cung ứng thực phẩm không an toàn một cách kịp thời và đồng bộ", ông Toản cho hay.

Nêu quan điểm, ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng phòng Quản lý chất lượng 2, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, cho rằng yếu tố quan trọng nhất để tạo ra chuỗi thực phẩm an toàn là mối liên kết sản xuất với nhau thông qua các cam kết, hợp đồng về trách nhiệm để cùng nhau tạo ra các sản phẩm an toàn từ trang trại tới bàn ăn.

Hiện nay, rất nhiều sản phẩm sản xuất trong nước lại có giá thành cao hơn so với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu do thiếu liên kết chuỗi. Với việc áp dụng liên kết sản xuất, sẽ tạo được tiếng nói chung cho các công đoạn, từ đó đảm bảo việc giám sát ATTP thông qua trách nhiệm hợp đồng, phát triển nền sản xuất hàng hóa tập trung, từng bước giảm thiểu nền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ...

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của chuyên gia của VPBankS. Theo ông, việc VN-Index có thể vượt đỉnh lịch sử năm 2021-2022 chỉ còn là câu chuyện thời gian và kỳ vọng, mốc thời gian vượt qua có thể rơi vào tầm tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay và trong điều kiện dòng tiền ngoại tiếp tục giải ngân mạnh mẽ như hiện nay, VN-Index có thể chạm vùng đỉnh tầm cuối tháng 7, đầu tháng 8 này.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi dân số nhanh chóng. Sự già hóa dân số là cơ hội để phát triển thị trường hàng hóa phục vụ nhu cầu đặc thù cho người cao tuổi, giới chuyên môn gọi là nền kinh tế bạc. Hiện nay, tuy chưa được khai thác triệt để nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn trong lĩnh vực này.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia VinaCapital đánh giá, dù áp lực lên tỷ giá không hề nhỏ tuy nhiên sự biến động của tỷ giá nếu có cũng không đáng quan ngại bởi đang có nhiều yếu tố tích cực ủng hộ cho thị trường chứng khoán.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo quy định mới, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, sẽ áp dụng quy trình thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động qua các đơn vị chuyển phát nhanh.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán đã ghi nhận nhiều dấu ấn đặc biệt trong tuần qua như việc VN30 lập đỉnh, khối ngoại chi mạnh giải ngân cùng triển vọng VN-Index vượt đỉnh lịch sử trong tâm lý tích cực của nhà đầu tư.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Một làn sóng chấn động đã lan khắp các thị trường châu Á vào phiên giao dịch ngày 8/7, nhưng không theo cách mà nhiều người vẫn dự đoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tâm lý lo lắng của người dân đã lan ra tiêu dùng, cùng đó sự chậm lại của vòng quay tiền trong nền kinh tế dù cung tiền đẩy ra nhiều là nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Thủ tướng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tác động thuế quan với các doanh nghiệp có thể xuất hiện trong quý 3 và quý 4 tới đây. Khi mức định giá của thị trường đã không còn rẻ, VN-Index được cho sẽ hướng tới vùng giá mục tiêu 1.420 điểm, khó vượt lên vùng đỉnh lịch sử năm 2022, SHS Research cho biết.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực vào ngày 15/10 tới đây sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, theo đó lợi nhuận của nhiều ngân hàng dự báo sẽ tăng, giúp nhóm cổ phiếu này được hưởng lợi.
2 tuần
Xem thêm