Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam trở thành mắt xích vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu - Bài 2: Thử thách mới

ành
- 17:06, 05/07/2023

(DNTO) - Tuy xu thế "China plus one" đang tạo ra một làn sóng đưa chuỗi cung ứng sản xuất về Việt Nam, nhiều thử thách đang bắt đầu lộ diện.

Bài 1: 'China plus one'

Tổ hợp Công nghiệp Deep C tại Hải Phòng. Ảnh: Financial Times

Tổ hợp Công nghiệp Deep C tại Hải Phòng. Ảnh: Financial Times

Dồi dào vốn đầu tư
Việt Nam đã thu vào 22,4 tỷ đô la vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 2022, một mức tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước đó - theo dữ liệu Chính phủ. Tuy FDI giảm nhẹ trong năm tháng đầu, các nhà đầu tư cũng như các chuyên gia phân tích và quan chức Chính phủ cho biết nhu cầu vẫn ở mức rất cao.

Việt Nam đã thu hút được 962 dự án FDI mới chỉ trong 5 tháng đầu của 2023, cao hơn con số 578 của cùng kỳ năm ngoái.

Vốn đầu tư nước ngoài (FID) vào Việt Nam qua từng năm. Ảnh: Financial Times. Việt hóa: Xuân Hạo

Vốn đầu tư nước ngoài (FID) vào Việt Nam qua từng năm. Ảnh: Financial Times. Việt hóa: Xuân Hạo

Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Hồ Đức Phớc, trả lời phỏng vấn tờ Financial Times, cho biết hạ tầng cơ sở quốc gia đang được “cải tiến tốt hơn và hiện đại hơn”, cùng lúc nhấn mạnh điểm mạnh cho các nhà đầu tư: chi phí lao động thấp.

“Chúng tôi có một nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp, và sẽ giữ mức thấp trong một thời gian dài” - ông Hồ Đức Phớc cho biết.

Thử thách mới
Nhưng một số nhà đầu tư nhận thấy thị trường tuyển dụng đang bị thắt chặt. Giám đốc Koen Soenens của Deep C chỉ vào ví dụ điển hình Pegatron, một trong những nhà cung cấp linh kiện lớn nhất cho Apple, vốn bắt đầu sản xuất tại Hải Phòng vào 2021. Đến cuối năm 2024, nhà sản xuất Đài Loan này hy vọng họ sẽ có thể thuê 20.000 công nhân làm việc trong tổ hợp Deep C.

“Nguồn lao động mà họ tuyển dụng sẽ là từ ngoài thành phố, nhờ có đầu tư nhà ở tập thể cho công nhân” - Soenens nói.

Cách Hải Phòng 150km, tại Tổ hợp Công nghiệp Thanh Oai, Hà Nội, hãng công nghệ y tế B. Braun đang có kế hoạch xây dựng một khu nhà ở cho 1.100 công nhân của họ, với kế hoạch tăng số công nhân lên gấp đôi trong vòng 5 năm tới.

Thị trường lao động đang trở nên nóng dần tại Việt Nam. Giám đốc điều hành B. Braun tại Việt Nam, Torben Minko, cho biết: “Lao động trình độ cao đang ngày càng trở nên khan hiếm, bởi tất cả các công ty đều có nhu cầu”.

Lao động trình độ cao có thu nhập cao hơn rất nhiều so với mức thu nhập bình quân tại Việt Nam, vốn ở mức khoảng 4,68 triệu đồng. Trần Khánh Ly, nhà phát triển kinh doanh 24 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết thu nhập bình quân của bạn bè đồng trang lứa ở khoảng 15 đến 18 triệu đồng/ tháng.

Các nhà đầu tư mới cũng nhanh chóng bị “nghiền dưới guồng xe pháp lý”. Hệ thống chính quyền phi tập trung, đòi hỏi nhiều công đoạn phê duyệt khiến các doanh nghiệp gặp cản trở trong việc mở rộng cơ sở sản xuất và kinh doanh.

Jean-Jacques Bouflet, Phó chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam, cho biết: “Thời gian chờ đợi và mức độ phức tạp của thủ tục là một vấn đề lớn”. Ông chỉ ra sự thiếu vắng của một cơ quan trung tâm là lý do chính làm chậm tiến độ từ cấp giấy phép lao động cho đến nhập tấm pin năng lượng mặt trời.

Điểm yếu

Ở mặt khác, trong quá trình phát triển, Việt Nam vẫn đang có mối quan hệ kinh tế gắn bó với Trung Quốc. Tại khu vực Đồng bằng sông Châu Giang, nơi các tổ hợp sản xuất công nghiệp như Deep C tọa lạc, nguyên liệu từ Trung Quốc có thể dễ dàng vận chuyển từ Trung Hoa đại lục chỉ trong “12 tiếng đồng hồ” bằng xe tải.

Điều này để lộ điểm yếu cho chuỗi cung ứng tại Việt Nam - theo chuyên gia kinh tế Brian Lee Shun Rong, thuộc Maybank, Singapore. Ông đặt ra câu hỏi: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhập khẩu từ Trung Quốc bị gián đoạn?”.

Michael Kokalari, Chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital nói: “Đây là ‘gót chân Achilles’ của chúng ta”. Và là một vấn đề vô cùng lớn cho những hãng muốn di chuyển toàn bộ chuỗi sản xuất của họ vào Việt Nam, như Samsung và LG.

Một giải pháp cho các nhà đầu tư lớn muốn đặt nền móng tại Việt Nam là góp phần cải thiện toàn bộ môi trường chuỗi cung ứng. Samsung, hãng có đến 6 nhà máy lớn tại Việt Nam, cũng như nhiều trung tâm nghiên cứu và phát triển, cho biết từ năm 2015, hãng này đã làm việc với 400 công ty Việt Nam để giúp họ cải thiện chất lượng sản phẩm.

Khu xây dựng nhà máy mới tại Tổ hợp công nghiệp Deep C. Ảnh: Financial Times

Khu xây dựng nhà máy mới tại Tổ hợp công nghiệp Deep C. Ảnh: Financial Times

Một giải pháp khác cho các doanh nghiệp nước ngoài là cùng nhau hợp tác di chuyển chuỗi cung ứng. Deep C chỉ ra một ví dụ là hãng Pyeong Hwa Automotive, mang cơ sở sản xuất của họ cùng ba hãng khác vào Hải Phòng hồi năm 2019.

Dù có bất kỳ hoài nghi nào về lao động, cơ sở hạ tầng hay bất kỳ vấn đề nào khác, xu hướng “China plus one” (Trung Quốc cộng một) sẽ không sớm dừng lại. “Cửa mở là họ sẽ vào” - ông Soenens của Deep C nói.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
1 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính sách thuế mới này đã tạo ra làn sóng chấn động trên toàn cầu. Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán tại Mỹ, châu Âu và châu Á đều lao dốc liên tiếp do lo ngại lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái.
2 giờ
Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Xem thêm